VN

Viêm Lợi Có Mủ Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Viêm lợi có mủ là bệnh gì?
2. Nguyên nhân gây viêm lợi có mủ
3. Viêm lợi có mủ uống thuốc gì?
4. Điều trị viêm lợi có mủ tại nha khoa

Viêm lợi có mủ là chuyển biến nặng hơn của viêm lợi thông thường khi không được điều trị kịp thời và bắt đầu hình thành các ổ mủ dưới chân răng. Để khắc phục tình trạng này thì bệnh nhân cần đến nha khoa để được thăm khám và thực hiện các biện pháp điều trị chuyên sâu. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho quá trình điều trị thì bác sĩ cũng sẽ chỉ định một số loại thuốc nhất định. Vậy hãy cùng Nha khoa Quốc tế BIK tìm hiểu viêm lợi có mủ uống thuốc gì trong bài viết dưới đây nhé!

1. Viêm lợi có mủ là bệnh gì?

Viêm lợi là tình trạng các tổ chức nướu răng dưới chân răng bị viêm nhiễm do bị vi khuẩn trong khoang miệng tấn công. Các loại vi khuẩn này còn làm phân huỷ thức ăn còn sót lại trong khoang miệng không được loại bỏ, tạo thành các hợp chất lưu huỳnh dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi khó chịu.

Viêm lợi có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi và kể cả trẻ em. Mảng bám trong khoang miệng tồn tại lâu dài mà không được xử lý kịp thời thì sẽ khiến bệnh viêm lợi tiến triển nặng và có thể hình thành các ổ mủ. Khi đó, người ta gọi đây là tình trạng viêm lợi có mủ, gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng.

Viêm lợi có mủ là bệnh gì?

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi có mủ như sau:

- Răng bị đau vì phần nướu bị sưng tấy, có màu đỏ sậm hơn bình thường và có ổ mủ.

- Sốt cao, sốt kéo dài do cơ thể nhiễm trùng khiến lượng bạch cầu trong máu hoạt động mạnh hơn.

- Cảm giác đau nhức rõ ràng khi lấy tay ấn nhẹ hoặc khi chịu tác động của thức ăn.

- Cảm nhận vị đắng do ổ mủ ở chân răng tạo nên.

- Có dấu hiệu nổi hạch ở cổ.

- Chân răng có thể bị chảy máu khi các ổ viêm phát triển mạnh.

2. Nguyên nhân gây viêm lợi có mủ

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm lợi có mủ là do vệ sinh răng miệng kém khiến mảng bám thức ăn tồn tại lâu ngày trong khoang miệng rồi bị vôi hoá thành cao răng. Vôi răng tồn tại ở vị trí giữa nướu răng và chân răng, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển tấn công đến nướu răng gây viêm nhiễm.

Ngoài ra, một số bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm tủy răng cũng gây nên tình trạng viêm lợi có mủ. Bên cạnh đó, thói quen ăn đồ ngọt, thực phẩm có tính axit cao khiến lớp men răng nhanh chóng bị phá huỷ, dễ dẫn đến sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng,...

Cao răng gây viêm lợi có mủ

3. Viêm lợi có mủ uống thuốc gì?

Khi thăm khám tại nha khoa, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ điều trị viêm lợi có mủ. Các loại thuốc này nhìn chung sẽ có tác dụng giảm đau nhức giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời thúc đẩy quá trình lành thương và phòng ngừa triệu chứng viêm lợi tái phát.

Lưu ý rằng chỉ sử dụng các loại thuốc này khi đã có sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể mà còn không đạt được hiệu quả cao.

3.1. Thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, aspirin, ibuprofen,... thường được bác sĩ kê đơn để giúp bệnh nhân xoa dịu các cơn đau nhức do viêm lợi có mủ gây ra Trong các loại thuốc này có các hoạt chất gây ảnh hưởng đến dạ dày nên khách hàng cần cẩn trọng khi dùng.

Thông thường, thuốc giảm đau chỉ được chỉ định khi bệnh nhân có biểu hiện đau nhức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt. Ngoài ra, thuốc chống chỉ định cho những người bị máu khó đông, sốt xuất huyết, sốt rét,...

Viêm lợi có mủ uống thuốc giảm đau

3.2. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định trong trường hợp tình trạng viêm lợi có mủ có nguy cơ tiến triển xấu. Nhóm thuốc kháng sinh bao gồm những loại thuốc có chứa beta-lactam, macrolide,... là các chất có khả năng tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn và mảng bám hình thành bên dưới chân răng gây viêm lợi.

Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh điều trị viêm lợi có mủ còn có sự kết hợp của hai hoạt chất là spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) và metronidazol (kháng sinh kỵ khí) cũng được dùng cho viêm lợi giai đoạn nặng.

Viêm lợi có mủ uống thuốc kháng sinh

3.3. Thuốc kháng viêm non-steroid

Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid cũng được chỉ định để điều trị viêm lợi có mủ. Thuốc có các thành phần chính như diclophenac, meloxicam,… giúp làm giảm các tình trạng sưng đỏ, đồng thời có tác dụng giảm đau và cải thiện triệu chứng sưng ở nướu răng. Nhóm thuốc này chống chỉ định đối với các trường hợp có tiền sử viêm loét dạ dày.

Viêm lợi có mủ uống thuốc kháng viêm

3.4. Thuốc corticosteroid

Nhóm thuốc corticosteroid được sử dụng để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi. Thuốc có chứa các hoạt chất như prednisolon, dexamethasone,… có khả năng kháng viêm mạnh mẽ có tác dụng điều trị hiệu quả các tình trạng đau nhức, sưng viêm, phòng ngừa viêm nha chu và viêm lợi tái phát.

Thuốc corticosteroid ức chế viêm lợi có mủ

4. Điều trị viêm lợi có mủ tại nha khoa

Để khắc phục triệt để viêm lợi có mủ, khách hàng cần đến nha khoa để được thăm khám xác định nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện điều trị viêm lợi có mủ với các phương pháp cụ thể tuỳ theo từng trường hợp sao cho hiệu quả mang lại là cao nhất.

Một số thủ thuật điều trị viêm lợi có mủ có thể kể đến như:

- Dẫn lưu khối mủ: Bác sĩ sẽ tạo một vết cắt nhỏ lên vị trí chân răng bị viêm sau đó làm sạch khu vực bị viêm nhiễm nhằm ngăn ngừa lây lan sang các khu vực xung quanh.

- Lấy tủy răng: Bác sĩ sẽ khoan một lỗ nhỏ trên răng cho đến khi vừa đủ để loại bỏ được tuỷ răng ở bên trong ra ngoài. Sau đó bệnh nhân sẽ được bọc răng sứ để khôi phục thẩm mỹ.

- Nhổ răng: Đối với trường hợp sâu răng ở mức độ nặng gây viêm lợi có mủ thì bác sĩ cần cân nhắc nhổ răng thay vì trám răng để mang đến hiệu quả cao nhất.

- Sử dụng kháng sinh: Trường hợp viêm lợi có mủ đã bị lan rộng ra xung quanh thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh.

Vậy với thông tin mà Nha khoa Quốc tế BIK đã tổng hợp phía trên, hy vọng khách hàng đã nắm rõ viêm lợi có mủ uống thuốc gì. Nhìn chung, các loại thuốc kháng sinh, giảm đau chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể khắc phục triệt để viêm lợi có mủ. Do đó, khách hàng vẫn cần đến nha khoa để thực hiện điều trị chuyên sâu để tránh những biến chứng nghiêm trọng về sau.