Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng, đây là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh viêm nướu và viêm nha chu. Tuy nhiên, chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, sự thay đổi trong hệ thống nội tiết và thiếu hụt vitamin. Trong bài viết sau đây, Nha khoa Quốc Tế BIK sẽ chia sẻ về nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách ngăn ngừa chảy máu chân răng một cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho răng miệng của bạn.
Chảy máu chân răng là bệnh gì?
Chảy máu chân răng là tình trạng mà máu chảy ra từ nướu và kẽ răng. Răng chảy máu có thể là biểu hiện cảnh báo về viêm nướu và các bệnh lý nướu răng khác. Đôi khi, điều này cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, thiếu dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch,…
Xem thêm: Chảy máu chân răng là dấu hiệu của bệnh gì?
Dấu hiệu chảy máu chân răng
Dấu hiệu ban đầu của tình trạng chảy máu chân răng thường là vùng nướu sưng đỏ, căng mọng, khi chạm vào sẽ đau và chảy máu. Ngoài ra, cũng có thể xảy ra khi có những tác động từ bên ngoài như khi ăn nhai, chải răng mạnh hoặc thậm chí khi bạn xỉa răng hoặc chép miệng, phần chân răng cũng có thể chảy máu.
Nguyên nhân chảy máu chân răng
Khi các cấu trúc mềm xung quanh răng như nướu, dây chằng, xương hàm bị tổn thương, có thể dẫn đến việc chảy máu chân răng. Nguyên nhân của sự tổn thương này có thể bao gồm:…
Vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển những kẽ răng. Các độc tố từ vi khuẩn gây hại giảm sức đề kháng của cơ thể, dẫn đến các biểu hiện như sưng, viêm, chảy máu nướu,…
Các tác động mạnh gây tổn thương răng
Chải răng quá mạnh, sử dụng bàn chải cứng hoặc va đập từ bên ngoài có thể làm tổn thương nướu, gây ra hiện tượng chảy máu.
Viêm nướu, viêm nha chu
Những người không thường xuyên đi lấy cao răng dễ mắc bệnh viêm nướu và viêm nha chu. Nướu sẽ sưng đỏ, viêm nhiễm, xung huyết và chảy máu dễ dàng. Khi nướu bị viêm nhiều hơn, chảy máu cũng sẽ tăng lên.
Răng mọc lệch, khấp khểnh
Việc răng mọc lệch, không đều khiến việc chăm sóc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Thức ăn bám vào các kẽ răng dễ gây viêm nhiễm, chảy máu nướu.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ
Các phụ nữ thường trải qua sự thay đổi về hormone trong các giai đoạn như dậy thì, mang thai hoặc tiền mãn kinh. Những biến động đột ngột này có thể dẫn đến tăng cường lưu lượng máu đến tử cung, gây ra hiện tượng xuất huyết.
Giảm tiểu cầu
Tiểu cầu trong máu đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chảy máu, khi cơ thể phải đối mặt với các bệnh như sốt xuất huyết, thiếu máu bạch cầu… sẽ dẫn đến giảm lượng tiểu cầu. Điều này có thể gây ra tình trạng chảy máu không kiểm soát.
Thiếu Vitamin C, Vitamin K
Vitamin C hỗ trợ quá trình phát triển và tái tạo mô, giúp làm lành vết thương và tăng cường sức khỏe cho xương, răng của bạn. Nếu thiếu Vitamin C, có thể dẫn đến tình trạng sưng và chảy máu nướu.
Trong khi đó, Vitamin K giúp máu đông lại khi có vết thương. Thiếu Vitamin K do thiếu hụt trong chế độ ăn uống hoặc cơ thể không hấp thụ đủ cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu.
Bệnh gan và thận
Gan và thận đều tham gia vào quá trình tổng hợp đông máu từ Vitamin K. Khi có vấn đề xảy ra với hai bộ phận này, việc tổng hợp chất sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng máu không đông kịp thời, gây ra hiện tượng chảy máu.
Ngoài ra, những bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến rối loạn đông máu, bệnh bạch cầu, hoặc đa u tủy cũng có nguy cơ chảy máu chân răng nghiêm trọng.
Khi phát hiện có dấu hiệu chảy máu chân răng, bệnh nhân cần đến khám chuyên khoa nha khoa và cũng nên kiểm tra tổng quát sức khỏe để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe khác đang ảnh hưởng đến cơ thể.
Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau về sức khỏe, từ những tình trạng nhẹ cho đến nghiêm trọng hơn. Ở mức độ nhẹ, hiện tượng này có thể liên quan đến viêm nhiễm hoặc tổn thương răng lợi bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch: chảy máu chân răng thường xuyên có thể gây nhiễm trùng lan đến các mạch máu, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
- Tác động tiêu cực đối với phụ nữ mang thai: nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn từ viêm nướu có thể lan truyền qua máu và ảnh hưởng đến thai nhi, có thể tăng nguy cơ sinh non hoặc thai nhẹ cân.
Để tránh những biến chứng không mong muốn và nguy cơ tiềm ẩn, khi gặp tình trạng chảy máu chân răng kéo dài, hãy thăm khám răng định kỳ để được tư vấn và lên kế hoạch điều trị phù hợp cho tình trạng răng của bạn.
Cách điều trị chảy máu chân răng
Sau khi xác định được nguyên nhân gây chảy máu chân răng, bạn sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu nguyên nhân là do bệnh lý, bạn cần phải thực hiện điều trị một cách toàn diện để chấm dứt tình trạng chảy máu chân răng.
Cầm máu ngay khi phát hiện chảy máu chân răng
Khi ở nhà, bạn có thể kiểm soát chảy máu nướu bằng những phương pháp đơn giản sau:
- Bôi nước lô hội (nha đam) lên nướu răng trong khoảng 5 phút, thực hiện hai lần mỗi ngày. Sau đó súc miệng bằng nước sạch.
- Áp dụng dầu đinh hương lên nướu trong khoảng 5 phút. Rồi súc miệng bằng nước sạch.
- Kết hợp lá trà xanh tươi với mật ong. Ngậm trong khoảng 3 phút trước khi nuốt. Thực hiện 2,3 lần mỗi ngày.
Chảy máu chân răng nên ăn uống gì?
Những người bị chảy máu chân răng do thiếu Vitamin C, Vitamin K hoặc Canxi cần bổ sung các chất này thông qua việc tiêu thụ các loại thực phẩm như cam, chanh, bưởi, hạt giống, phô mai, rau xanh,…
Đồng thời, việc duy trì một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn hồi phục nhanh chóng và duy trì hoạt động bình thường của cơ thể.Chảy máu chân răng nên sử dụng thuốc gì?
Việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Có các loại thuốc thông thường sau:
- Corticosteroid để điều trị sưng, đỏ, đau răng
- Kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn
- Nước súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn trong miệng
- Thuốc kháng viêm giảm viêm
- Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân thủ đúng đơn và liều lượng do bác sĩ chỉ định.
Cách phòng ngừa chảy máu chân răng
Để phòng ngừa chảy máu chân răng hiệu quả nhất, việc bạn cần làm là ăn uống đủ chất, tăng cường sức khỏe và bổ sung vitamin cho cơ thể. Đồng thời chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách.
- Nên dùng các bàn chải có đầu lông tơ mềm và chải nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương lên vùng nướu
- Ngưng hút thuốc lá và hạn chế sử dụng các chất kích thích
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng và lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần
Hơn 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng. Từ đó, cho thấy chúng ta chưa dành sự quan tâm đúng mực cho tình hình sức khỏe răng miệng của mình. Khi răng miệng gặp vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, cần thay đổi nhiều thói quen trong vấn đề chăm sóc răng miệng, đi khám sức khỏe định kỳ. Và khi gặp bất cứ vấn đề gì, bạn cần trực tiếp đến khám ở các nha khoa, bệnh viện uy tín, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Viêm nướu răng hoặc các vấn đề sức khỏe tổng quát khác có thể là nguyên nhân của việc chảy máu chân răng. Nếu bạn gặp tình trạng chảy máu không rõ nguyên nhân hoặc xảy ra khi đánh răng, hãy đến thăm nha sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.