VN

Tụt Lợi Có Tự Khỏi Không? Điều Trị Như Thế Nào?

NỘI DUNG BÀI VIẾT:

1. Tụt lợi là như thế nào?
2. Nguyên nhân của tụt lợi là gì?
3. Tụt lợi có tự khỏi không?
4. Phương pháp điều trị tụt lợi hiệu quả nhất
5. Chăm sóc răng miệng để ngăn chặn tụt lợi

Tụt lợi là tình trạng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tụt lợi có tự khỏi không thì câu trả lời là không, bạn cần đến nha khoa để được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu để lâu không khắc phục, tụt lợi có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng khác, thậm chí là mất răng.

1. Tụt lợi là như thế nào?

Tụt lợi là tình trạng phần nướu dưới chân răng bị teo rút dần và làm lộ chân răng khiến răng trở nên dài hơn thấy rõ. Chính vì vậy mà tình trạng này có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Lúc này, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn và thường xuyên cảm thấy đau đớn, ê buốt trong quá trình ăn nhai. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu thì người bệnh không cảm thấy quá khó chịu nên tụt lợi thường bị bỏ qua.

Một số biểu hiện của tụt lợi có thể kể đến như:

- Lợi có màu đỏ sậm và sưng tấy, thường xuyên bị chảy máu khi vệ sinh răng miệng.

- Phần nướu xuất hiện các khe hở, không ôm sát vào chân răng.

- Răng trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với thực phẩm cay, chua hay nóng, lạnh.

- Khoảng cách giữa các răng bắt đầu bị xô lệch xa nhau dần do nướu không còn đủ chắc khoẻ để giữ vững răng,

- Răng thậm chí có thể bị lung lay vì nướu không còn đủ chắc khoẻ để giữ vững răng.

- Hơi thở có mùi khó chịu.

Biểu hiện của tụt lợi

2. Nguyên nhân của tụt lợi là gì?

Tụt lợi có thể là do các nguyên nhân sau đây:

2.1. Do vệ sinh răng miệng

Việc vệ sinh răng miệng không thường xuyên và đúng cách khiến các mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày trong khoang miệng rồi bị vôi hoá thành cao răng. Các mảng bám cao răng này thường tồn tại ở vị trí giữa chân răng và nướu răng, vi khuẩn từ đây sẽ càng có cơ hội thuận lợi để tấn công gây tụt nướu.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

2.2. Do bệnh lý khác

Một số bệnh như viêm nướu, viêm nha chu nếu không được điều trị kịp thời thì nướu răng sẽ trở nên yếu dần đi vì bị viêm nhiễm trong thời gian dài. Từ đó, nướu sẽ bị tách khỏi chân răng và răng cũng trở nên lung lay.

2.3. Do thay đổi nội tiết tố

Ngoài ra, thay đổi nội tiết tố cũng có thể là nguyên nhân gây tụt lợi. Có thể hiểu đơn giản đây là tình trạng môi trường sinh hoá trong cơ thể bị thay đổi thất thường, có thể dễ dàng nhận thấy ở phụ nữ đang mang thai hoặc ở giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh,,.. Lúc này, hormone trong cơ thể sẽ có sự thay đổi đáng kể, khiến các mô nướu trở nên nhạy cảm hơn và dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn gây hại. 

3. Tụt lợi có tự khỏi không?

Theo đó, tụt lợi có tự khỏi được không là thắc mắc của khá nhiều người. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng tụt lợi không thể nào tự khỏi do nướu không có khả năng tự bồi đắp lại như ban đầu.

Trường hợp tụt lợi nhẹ thì bạn chỉ cần thực hiện chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách và chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, cũng như uống thuốc chống viêm nhiễm theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, trường hợp tụt lợi tiến triển ở giai đoạn nghiêm trọng, chân răng bị lộ ra ngoài quá nhiều thì người bệnh nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị dứt điểm.

4. Phương pháp điều trị tụt lợi hiệu quả nhất

Ở mỗi giai đoạn tụt lợi khác nhau thì bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp đảm bảo mang đến hiệu quả tốt nhất:

4.1. Điều trị ở giai đoạn nhẹ

Ở giai đoạn đầu, tụt lợi chưa gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh và có độ phức tạp khá thấp. Lúc này, có thể nhìn từ ngoài vào răng sẽ hơi dài ra, xuất hiện tình trạng viêm nướu nhưng bệnh nhân chưa cảm thấy thật sự khó chịu.  

Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ đơn giản thực hiện cạo vôi răng để loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn, ngăn chặn nướu răng bị tổn thương. Ngoài ra, bệnh nhân cần phối hợp thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách kèm chế độ ăn uống phù hợp tại nhà để chấm dứt tụt lợi nhanh chóng.

Lấy vôi răng trị tụt lợi nhẹ

4.2. Điều trị ở giai đoạn phát triển

Ở giai đoạn này, nướu bị tụt đi khá nhiều đồng nghĩa với việc chân răng sẽ bị lộ ra nhiều hơn kèm theo cảm giác ê buốt, khó chịu trong quá trình ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, bạn sẽ nhận thấy phần chân răng bị ăn mòn một cách rõ rệt.

Lúc này, trước tiên bác sĩ cũng sẽ tiến hành cạo vôi răng để loại bỏ vi khuẩn gây hại rồi sau đó cho bệnh nhân ngậm florua hoặc thực hiện hàn trám cổ răng ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn.

Trám răng điều trị tụt lợi 

4.3. Điều trị ở giai đoạn nặng

Khi tụt nướu chuyển biến nặng, xảy ra ở nhiều răng, chân răng bị lộ nhiều và phần lợi bị viêm đỏ nặng, ngoài loại bỏ cao răng thì cách tốt nhất là điều trị phẫu thuật với một trong ba phương pháp sau:

- Phẫu thuật dùng vạt tại chỗ có chân nuôi để khắc phục tình trạng tụt nướu, các phương pháp nhỏ hơn là vạt nhú lợi kép, vạt bán nguyệt, vạt trượt bên, vạt xoay chếch, vạt trượt về phía cổ răng,...

- Phẫu thuật dùng mô ghép rời tự thân, sử dụng mô ở 1 phần trong miệng để bù vào phần nướu bị tụt, chia thành các phương pháp nhỏ hơn: ghép mô liên kết dưới biểu mô, ghép lợi tự do tự thân,...

- Phẫu thuật dùng màng nhân tạo kết hợp vạt tại chỗ: tái sinh mô, dùng biểu mô đồng loẹt không tế bào,..

Chữa tụt lợi nặng bằng phương pháp phẫu thuật

5. Chăm sóc răng miệng để ngăn chặn tụt lợi

Để ngăn chặn và hạn chế tình trạng tụt lợi, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

5.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

- Chải răng với bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần mỗi ngày đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để đảm bảo làm sạch mảng bám trên răng.

- Chú ý thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng một lần để ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

- Dùng kem đánh răng phù hợp để nướu răng không bị kích ứng.

- Kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn có trong các kẽ răng ngăn chặn hình thành cao răng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

5.2. Chế độ ăn uống hợp lý

Bạn nên lưu ý hạn chế các loại thực phẩm có vị chua như nước cam, nước chanh, sữa chua hay nước ngọt có gas,... vì sẽ làm tăng tình trạng ê buốt. Ngoài ra, tính acid cao có trong các loại thực phẩm này cũng khiến men răng bị bào mòn. Bên cạnh đó, thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột cũng không được khuyến khích vì chúng rất dễ tồn đọng trong khoang miệng và chuyển hoá thành cao răng.

Đặc biệt tuyệt đối tránh xa rượu bia, thuốc lá vì dễ làm nướu bị kích ứng đồng thời khiến răng trở nên ố vàng, xỉn màu gây mất thẩm mỹ.

Chế độ ăn uống hợp lý

5.3. Thăm khám định kỳ

Ngoài ra, bạn nên đến nha khoa thăm khám định kỳ mỗi 6 tháng một lần để cạo vôi răng, loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn đồng thời được kiểm tra tổng quát để kịp thời phát hiện và điều trị các vấn đề răng miệng nếu có.

Vậy tụt lợi có tự khỏi không thì câu trả lời của các chuyên gia đến từ Nha khoa Quốc tế BIK là không. Ngay khi phát hiện lợi có biểu hiện tách khỏi chân răng thì bạn nên đến nha khoa để được thăm khám tìm ra nguyên nhân cụ thể rồi tiến hành điều trị triệt để, tránh những biến chứng nghiêm trọng về sau.