VN

Nguyên Nhân Của Viêm Lợi Có Mủ Là Gì? Cách Điều Trị

NỘI DUNG BÀI VIẾT:

1. Viêm lợi có mủ là như thế nào?
2. Biểu hiện của viêm lợi có mủ là gì?
3. Viêm lợi có mủ là do đâu?
4. Cách điều trị viêm chân răng có mủ hiệu quả
5. Chăm sóc răng miệng để phòng tránh viêm lợi có mủ

Viêm lợi có mủ là tình trạng khá phổ biến hiện nay mà nguyên nhân chính là do người bệnh không chú ý thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Tình trạng này không thể tự khắc phục tại nhà mà bệnh nhân cần đến nha khoa uy tín để được thăm khám và chỉ định thực hiện các biện pháp điều trị chuyên sâu. 

1. Viêm lợi có mủ là như thế nào?

Cấu tạo của răng gồm 3 phần, trong đó men răng là lớp ngoài cùng, ngà răng là lớp giữa và tuỷ răng nằm ở chính giữa chứa các mạch máu và dây thần kinh quan trọng của răng. Ngoài ra chân răng là phần không thể nhìn thấy được vì nó nằm trong hốc xương là xương ổ răng được che phủ bởi nướu răng.

Viêm lợi có mủ hay còn gọi là viêm sưng nướu răng có mủ là tình trạng xảy ra khi nướu bị nhiễm trùng, hình thành nên các ổ mủ gây đau nhức cho bệnh nhân. Khi nướu bị nhiễm trùng thì các tế bào miễn dịch trong cơ thể tập trung đến nơi xâm nhập để chống lại các vi khuẩn gây hại. Ổ mủ là nơi các xác tế bào và vi khuẩn còn sót lại tích tụ, khiến các mô ở chân răng bị nhiễm trùng và sưng tấy. Viêm lợi có mủ không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn khiến hơi thở có mùi hôi.

Viêm lợi có mủ là như thế nào

2. Biểu hiện của viêm lợi có mủ là gì?

Viêm lợi có mủ có thể được nhận biết qua các biểu hiện sau đây:

2.1. Răng bị đau nhức

Răng bị đau nhức là tình trạng mà người bệnh có thể dễ dàng cảm thấy một cách thường xuyên khi bị viêm nướu có mủ. Hiện tượng đau nhức sẽ từ từ lan ra cả hàm răng và vùng mặt của người bệnh. Nếu viêm lợi có mủ càng nặng thì cảm giác đau nhức sẽ càng dữ dội và thường xuyên hơn, tình trạng này thậm chí có thể kéo dài đến vài tiếng đồng hồ.

2.2. Nướu bị sưng đau

Nướu răng khi khoẻ mạnh thường có màu hồng nhạt, khi bị viêm lợi có mủ thì nướu sẽ có màu đỏ sậm hơn kèm tình trạng sưng đau. Khi ấn vào lợi có cảm giác mềm hơn bình thường và đôi khi sẽ có dịch màu vàng mang mùi hôi tiết ra hoặc có thể chảy máu.

Nướu bị sưng đau

2.3. Quá trình ăn nhai gặp khó khăn

Viêm lợi có mủ làm lợi và răng bị tổn thương nên sẽ khiến quá trình ăn nhai gặp nhiều khó khăn. Các vùng bị vi khuẩn viêm lợi tấn công sẽ gây cảm giác đau buốt khi nhai nuốt thức ăn, đặc biệt với đồ ăn quá nóng hoặc lạnh. Nếu không được điều trị kịp thời thì tình trạng này sẽ diễn ra với tần suất ngày một thường xuyên hơn.

2.4. Sốt cao

Khi bất kì cơ quan nào trên cơ thể bị viêm thì sốt là tình trạng thường gặp và viêm nướu cũng không ngoại lệ. Người bệnh thường bị sốt nhẹ trong vài ngày khi bị viêm nướu có mủ. Nếu người bệnh gặp trường hợp bị sốt nặng và dai dẳng kéo dài, điều cần thiết là đến ngay các trung tâm y tế hoặc các bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị trước khi các biến chứng nguy hiểm của viêm lợi có mủ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.

Viêm lợi có mủ thường gây sốt cao

2.5. Hơi thở có mùi khó chịu

Hôi miệng là triệu chứng thường gặp nhất của các bệnh lý viêm nhiễm răng miệng nói chung và viêm lợi có mủ nói riêng. Ổ mủ ở nướu răng là nguyên nhân khiến cho hơi thở của người bệnh có mùi khó chịu, khiến nhiều người cảm thấy không tự tin khi nói chuyện, giao tiếp với người khác. Kèm theo việc hơi thở có mùi thì khoang miệng lúc này sẽ có vị đắng khó chịu. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bị viêm lợi chán ăn, có cảm giác không ngon miệng.

Hơi thở có mùi khó chịu

2.6. Xuất hiện hạch ở cổ, sưng má

Viêm lợi có mủ không chỉ gây ảnh hưởng đến những mô mềm quanh nướu răng mà còn khiến các cơ quan lân cận như mặt hoặc cổ bị ảnh hưởng xuất hiện hạch sưng to. Khi người bệnh gặp tình trạng này thì cần đến nha khoa để được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ có chuyên môn.

3. Viêm lợi có mủ là do đâu?

Những yếu tố sau đây có thể là nguyên nhân gây ra viêm lợi có mủ:

3.1. Vệ sinh răng miệng sai cách

Vệ sinh răng miệng sai cách là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị viêm lợi có mủ. Việc sử dụng bàn chải có lông quá cứng, lực tay khi đánh răng quá mạnh hoặc thói quen dùng tăm để xỉa răng sau bữa ăn,... cũng đều có thể khiến nướu răng bị tổn thương.

Lúc này, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ có điều kiện thuận lợi để tấn công vào mô nướu đang ở trạng thái nhạy cảm gây nên tình trạng viêm nhiễm. Nếu tình trạng này kéo dài mà không có những biện pháp điều trị đúng cách thì sẽ dẫn đến viêm lợi có mủ.
Vệ sinh răng miệng sai cách

3.2. Do chế độ ăn uống chưa hợp lý

Nguyên nhân khác gây viêm lợi có mủ là bệnh nhân chưa có chế độ ăn uống hợp lý. Việc thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt,... có thể khiến nướu bị tổn thương, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây nên viêm nhiễm.

Chế độ ăn uống chưa hợp lý

3.3. Do thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố khiến hàm lượng estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ tăng cao. Đây là nguyên nhân khiến mao mạch ở nướu răng phình to, gấp khúc dẫn đến ứ dịch huyết và làm tăng tính thẩm thấu của thành mao mạch, từ đó làm tăng nguy cơ gây viêm nướu.

Khi đó, nếu bệnh nhân không chăm sóc răng miệng đúng cách thì có thể khiến nướu bị sưng phồng nặng hơn, trở nên nhạy cảm và dễ bị chảy máu thậm chí là mưng mủ bên trong nướu.

3.4. Do mọc răng khôn

Mọc răng khôn cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm lợi, nếu răng khôn mọc ngầm, mọc lệch thì có thể khiến nướu răng bị sưng và có mủ. Cùng với đó, bệnh lý này cũng gây đau nhức tại vị trí trong cùng hàng răng khiến việc ăn uống và giao tiếp hàng ngày gặp khó khăn.

Mọc răng khôn gây ra viêm lợi có mủ

3.5. Do các bệnh lý khác

Người mắc các bệnh như tiểu đường hoặc các bệnh tự miễn dịch,... thì thường sức đề kháng sẽ suy yếu nên nguy cơ bị nhiễm trùng cũng tăng cao. Lúc này, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và tấn công tuỷ răng cũng như các mô mềm trong răng gây nên viêm lợi có mủ.

4. Cách điều trị viêm chân răng có mủ hiệu quả

Nhìn chung các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các biện pháp điều trị khác nhau dựa vào từng tình trạng cụ thể sau khi đã thăm khám kỹ lưỡng. Tuy nhiên, tất cả đều phải tuân theo nguyên tắc điều trị viêm lợi có mủ chung như sau:

- Dùng thuốc kháng sinh để cô lập ổ nhiễm trùng.

- Làm mất đi hoặc hạn chế các dấu hiệu gây khó chịu bằng cách giảm đau, giảm sốt, giảm sưng nề,...

- Loại bỏ các ổ viêm nhiễm khi tình trạng nhiễm trùng đã ổn định và an toàn để thực hiện các thao tác điều trị chuyên sâu.

Cách điều trị viêm lợi có mủ hiệu quả

Các thủ thuật để loại bỏ ổ viêm nhiễm gồm:

- Dẫn lưu khối mủ (chích rạch ổ abscess): Bác sĩ sẽ tiến hành cắt một vết nhỏ tại vị trí khối sưng có mủ để dẫn lưu mủ.

- Loại bỏ các dị vật như xương, tăm tre,... ra khỏi lợi.

- Lấy cao răng, nạo sạch các chất bám bẩn xung quanh chân răng và ở dưới lợi.

- Trường hợp răng bị viêm tủy thì nha sĩ sẽ loại bỏ tuỷ răng bị viêm nhiễm rồi sau đó tiến hành trám bít ống tuỷ và bọc răng sứ để đảm bảo thẩm mỹ.

- Cắt cuống răng: Bác sĩ sẽ làm một thao tác nhỏ để loại bỏ ổ nhiễm trùng ở phần cuống răng.

- Nhổ răng: Khi tình trạng viêm quá nghiêm trọng hoặc răng bị hỏng nặng không thể giữ được thì phải nhổ bỏ răng. Lúc này, bác sĩ sẽ nhổ răng và nạo vét hết vùng viêm nhiễm ở sâu trong xương sau đó tiến hành thực hiện trồng răng Implant để khôi phục khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.

- Khi gặp trường hợp viêm nhiễm quá nghiêm trọng, ổ nhiễm trùng tạo thành nang to trong xương lan sang các răng bên cạnh gây tổn thương lan rộng thì việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều.

- Loại bỏ các nguyên nhân gây viêm lợi như mài chỉnh khớp cắn, nắn chỉnh răng, điều chỉnh hoặc thay thuốc dùng toàn thân, kiểm soát đường huyết tốt,…

Chữa viêm lợi có mủ nặng bằng phẫu thuật

5. Chăm sóc răng miệng để phòng tránh viêm lợi có mủ

Để phòng tránh viêm lợi có mủ, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám thức ăn.

- Sử dụng bàn chải lông mềm với lực chải vừa phải tránh làm nướu răng bị tổn thương.

- Dùng kem đánh răng phù hợp giúp nướu răng được chắc khỏe.

- Thay thế tăm bằng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn có trong kẽ răng.

- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết hỗ trợ tăng đề kháng giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn gây hại.

- Thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm để đảm bảo sức khỏe răng miệng được kiểm tra thường xuyên.

Chăm sóc răng miệng phòng viêm lợi có mủ

Vậy viêm lợi có mủ là tình trạng nướu răng bị nhiễm trùng xuất hiện các ổ mủ dưới chân răng, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng. Để việc điều trị viêm lợi có mủ đạt được hiệu quả cao và đảm bảo an toàn, bạn có thể đến Nha khoa Quốc tế BIK để được thăm khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề.