VN

Viêm Lợi Là Gì? Cách Chữa Viêm Lợi Tại Nhà Nhanh Nhất

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Viêm lợi là gì?
3. Nguyên nhân gây viêm lợi
4. Cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh và hiệu quả nhất
5. Một số thuốc điều trị viêm lợi

Viêm lợi là tình trạng nướu răng bị viêm nhiễm và không còn hiếm gặp mà có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi nếu thực hiện vệ sinh răng miệng không đúng cách. Tình trạng này có thể được khắc phục ngay tại nhà bằng những nguyên liệu đơn giản mà hầu như gia đình nào cũng có sẵn. Tuy nhiên. để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn cần kiên trì thực hiện trong thời gian lâu dài.

1. Viêm lợi là gì?

Viêm lợi là tình trạng nướu răng bị viêm nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn trong cao răng gây nên. Nhìn chung, viêm lợi thường có thể dễ dàng nhận biết qua các thay đổi của nướu răng cũng như cảm giác khó chịu, đau nhức mà người bệnh gặp phải trong quá trình ăn nhai. Một số biểu hiện của viêm lợi thường gặp như:

- Lợi bị sưng tấy, khi chạm vào sẽ có cảm giác đau đớn và gây khó chịu khi ăn nhai.

- Lợi thay đổi màu sắc từ màu hồng nhạt sang màu đỏ hoặc đỏ sẫm.

- Lợi trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương, chảy máu trước những tác động thường ngày như chải răng hoặc dùng tăm xỉa răng.

- Xuất hiện mảng bám cao răng dày đặc tại vị trí chân răng và nướu răng.

- Trường hợp viêm lợi kéo dài không được điều trị thì phần nướu ở chân răng sẽ bị yếu đi, chức năng giữ vững răng cũng không còn được đảm bảo làm răng bị lung lay.

- Do hình thành mảng bám cao răng dày đặc nên hơi thở của người bệnh chắc chắn sẽ có mùi hôi khó chịu.

Viêm lợi là gì

3. Nguyên nhân gây viêm lợi

Nguyên nhân chính phổ biến nhất của tình trạng viêm lợi là vệ sinh răng miệng chưa đúng cách dẫn đến sự hình thành của các mảng bám cao răng. Thực chất đây là các mảng bám thức ăn còn đọng lại trong khoang miệng sau mỗi bữa ăn mà không được làm sạch, lâu dần sẽ bị vôi hoá và tích tụ trở thành cao răng.

Các mảng bám lâu ngày tích tụ tại vị trí cổ răng và kích thích nướu răng, theo thời gian sẽ làm nướu bị tổn thương, sưng tấy và chảy máu một cách dễ dàng. Nếu không điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng thì bệnh viêm lợi sẽ dần dần chuyển biến nặng hơn dẫn đến hình thành các túi mủ, lâu dần có thể khiến răng bị lung lay và rụng đi.

Nguyên nhân gây viêm lợi

Ngoài ra một số nguyên nhân khác gây viêm lợi có thể kể đến như:

- Vi khuẩn, virus, nấm, một số phản ứng dị ứng, chấn thương, hay rối loạn niêm mạc da,....

- Thói quen hút thuốc lá thường xuyên.

- Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh.

- Hệ miễn dịch suy yếu ở những người mắc các bệnh như đái tháo đường, ung thư,...

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh như histamin, thuốc chống trầm cảm,... làm giảm tiết nước bọt tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công đến nướu răng. 

4. Cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh và hiệu quả nhất

Để chữa viêm lợi nhanh chóng và hiệu quả nhất ngay tại nhà, bạn có thể áp dụng một số cách như sau:

4.1. Sử dụng nước muối

Muối ăn không chỉ là gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày của mọi gia đình mà còn thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về răng miệng nhờ khả năng sát khuẩn, khử trùng cao. Đặc biệt có thể sử dụng nước muối để trị viêm lợi tại nhà giúp bảo vệ khỏi sự tấn công của vi khuẩn, giảm viêm nhiễm và phục hồi nướu.

Ngoài ra, flourua tự nhiên có trong nước muối cũng có tác dụng cân bằng pH tự nhiên trong khoang miệng, ngăn ngừa mất khoáng chất men răng, cải thiện mùi hôi do viêm lợi và mảng bám gây ra.

Để điều trị viêm lợi, bạn pha khoảng 1 thìa cà phê muối với một cốc nước ấm rồi dùng để súc miệng thường xuyên khoảng 2-3 lần mỗi ngày. Kiên trì thực hiện sẽ thấy viêm lợi được cải thiện đáng kể.

Sử dụng nước muối chữa viêm lợi

4.2. Sử dụng mật ong

Mật ong rất hữu ích trong đời sống hằng ngày, từ việc chế biến món ăn, chữa bệnh cho đến làm đẹp. Nguyên liệu này cũng được sử dụng để trị viêm lợi nhờ tình kháng khuẩn, giảm viêm và hoàn toàn lành tính. 

Người bệnh có thể áp dụng hai cách để điều trị viêm lợi tại nhà với mật ong:

- Bôi trực tiếp mật ong lên vị trí bị viêm nhiễm vào buổi sáng sau khi đánh răng. Sau khoảng 15-20 phút thì súc miệng lại với nước sạch. Thực hiện 3 lần mỗi ngày để đảm bảo có được hiệu quả tốt nhất.

- Đánh răng sạch sẽ sau đó súc miệng khoảng 10 phút với hỗn hợp mật ong, chanh và nước ấm.

- Lưu ý nên kiên trì thực hiện cách này cho đến khi viêm lợi khỏi hẳn.

Mật ong trị viêm nướu răng tại nhà

4.3. Dùng tinh dầu sả

Tinh dầu sả có khả năng cải thiện sức khỏe răng miệng nói chung, đặc biệt là viêm lợi, hiệu quả nhanh chóng. Nguyên liệu này có tác dụng đánh bay mảng bám và chữa viêm lợi hiệu quả hơn gấp 2 lần nước súc miệng thông thường. 

Bạn có thể sử dụng dung dịch tinh dầu sả pha loãng với nước để súc miệng hằng ngày, mỗi lần ít nhất khoảng 30 giây để có thể tiêu diệt được hết vi khuẩn gây hại.

Tinh dầu sả chữa viêm nướu răng

4.4. Sử dụng lá trầu không

Trong lá trầu có chứa 2,4% tinh dầu, chủ yếu là peta-phenol và chavicol và hợp chất phenolic khác có tác dụng kháng sinh đồng thời giúp ức chế vi khuẩn gây viêm lợi cũng như các bệnh lý răng miệng khác. Do đó, bạn có thể sử dụng lá trầu không để điều trị viêm lợi hiệu quả ngay tại nhà với những cách sau đây:

- Cách 1: Giã nát lá trầu không đã rửa sạch, đun với nước sau đó bảo quản trong tủ lạnh. Lấy ra để súc miệng dần dần mỗi ngày ít nhất 2 lần, mỗi lần khoảng 5-10 phút.

- Cách 2: Giã nát lá trầu không, ngâm trong rượu trắng trong 15 phút rồi gạn lấy nước. Dùng dung dịch này để súc miệng mỗi ngày như cách 1.

- Cách 3: Đắp trực tiếp lá trầu không đã giã nát vào vị trí lợi bị viêm nhiễm, cần lưu ý không nên súc miệng hay uống nước trong vòng 30 phút để tinh dầu ngấm vào lợi giúp giảm sưng viêm.

Lá trầu không chữa viêm lợi

4.5. Dùng đinh hương

Đinh hương không chỉ có tác dụng trong việc chế biến món ăn mà còn có thể giúp điều trị hiệu quả các bệnh răng miệng, trong đó có viêm lợi. Nguyên liệu này có tính kháng khuẩn rất cao nên có thể làm giảm viêm nhiễm một cách nhanh chóng ngay tại nhà.

Để sử dụng đinh hương điều trị viêm lợi, bạn có thể áp dụng các cách sau:

- Bột đinh hương: Dùng để bôi trực tiếp vào vị trí vị viêm nhiễm giúp làm giảm cảm giác đau nhức.

- Nụ hoa đinh hương khô: Nhai trực tiếp trong 20 phút để tinh dầu đinh hương thấm vào chỗ bị viêm.

- Tinh dầu đinh hương: Pha loãng tinh dầu với nước để súc miệng hoặc trộn với dầu oliu rồi chấm hỗn hợp này lên vị trí lợi bị viêm.

Đinh hương chữa viêm nướu răng tại nhà

5. Một số thuốc điều trị viêm lợi

Khi cảm thấy thực hiện các biện pháp trên đã đủ lâu nhưng tình trạng viêm nhiễm không tiến triển mà ngày càng nặng thêm thì bạn buộc phải đến nha khoa để được thăm khám và tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp. Khi tình trạng đã trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm lợi tại nhà, bao gồm:

- Nhóm thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolide...): Có tác dụng diệt vi khuẩn tồn tại ở nướu răng, thường được sử dụng trong điều trị viêm nướu răng. Sự kết hợp của spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) với metronidazol (kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí), mang lại hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý răng miệng như bệnh viêm nướu răng, nha chu, sâu răng...

- Thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, diclofenac, meloxicam...): Giúp làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, đồng thời loại bỏ mùi hôi của hơi thở.

- Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethasone...): Có tính kháng viêm mạnh, tiêu diệt vi khuẩn gây đau nhức răng.

- Các thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin...): Thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do viêm nướu. Không dùng Aspirin cho các trường hợp mắc các bệnh ưa chảy máu, sốt xuất huyết.

Thuốc chữa viêm lợi tại nhà

Lưu ý rằng bệnh nhân không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị viêm lợi nào tại nhà khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Điều này không chỉ không mang lại hiệu quả điều trị mà còn khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng.

Vậy viêm lợi vẫn có thể được khắc phục tại nhà bằng cách nguyên liệu đơn giản có sẵn trong căn bếp của mọi gia đình khi phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Trường hợp nếu bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn thì bệnh nhân cần đến nha khoa để được thăm khám và tư vấn thực hiện các phương pháp điều trị viêm lợi chuyên nghiệp hơn.