VN

Trẻ Bị Sưng Nướu Răng Do Nguyên Nhân Gì? Cách Ngăn Ngừa

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Sưng nướu răng là gì?
2. Nguyên nhân gây sưng nướu răng ở trẻ
3. Trẻ bị sưng nướu có nguy hiểm không?
4. Khi trẻ bị sưng nướu răng cần làm gì?
5. Cách ngăn ngừa sưng nướu răng ở trẻ

Trẻ bị sưng nướu răng không phải là tình trạng hiếm gặp hiện nay, nguyên nhân chủ yếu là do quá trình thay răng sữa hoặc do trẻ mới bắt đầu mọc răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác thì sưng nướu răng cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác. Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách ngăn ngừa để có thể giúp trẻ phòng tránh tình trạng này hiệu quả nhất.

1. Sưng nướu răng là gì?

Sưng nướu răng là một hiện tượng thường gặp không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ nhỏ. Nướu khỏe mạnh ban đầu là nướu căng, có màu hồng nhạt, không chảy máu và không gây đau nhức, khó chịu khi trẻ ăn nhai. Khi nướu sưng lên thường chuyển sang màu đỏ sẫm và dễ bị chảy máu khi chịu các tác động từ bên ngoài. Dù đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng các bậc cha mẹ cũng không nên chủ quan vì trong một số tình trạng nghiêm trọng, lợi còn có thể sưng tấy đến mức che lấp một phần răng của trẻ. 

Trẻ bị sưng nướu răng

2. Nguyên nhân gây sưng nướu răng ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây ra sưng nướu răng ở trẻ, trong đó các nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

2.1. Do các mảng bám trên răng

Một trong số các nguyên nhân gây ra sưng nướu răng ở trẻ là do các mảng bám trên răng. Nếu trẻ không được hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách, thức ăn thừa sẽ mắc lại trong kẽ răng lâu dần tạo thành các mảng bám. Khi các mảng bám này được hình thành liên tục trên răng của trẻ, chúng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển và tấn công vào khoang miệng của trẻ. Từ đó, gây nên một số bệnh lý nguy hiểm về răng như: Sưng nướu, chảy máu chân răng, viêm lợi,...

2.2. Do viêm nướu hoặc sâu răng

Viêm nướu và sâu răng cũng hai trong những nguyên nhân gây ra sưng nướu ở trẻ. Ban đầu, do vệ sinh răng miệng chưa tốt khiến trẻ có thể bị sâu răng, gây ra các cơn đau nhức khó chịu cho trẻ. Theo thời gian, vi khuẩn gây sâu răng có thể tấn công đến các răng khỏe mạnh bên cạnh hoặc có thể gây ra tình trạng bị viêm nướu.

Trẻ bị sưng nướu răng do sâu răng

2.3. Do trẻ mọc răng

Mọc răng là nguyên nhân mà các bậc phụ huynh có thể nghĩ đến nếu thấy trẻ bị sưng nướu răng. Khi trẻ ở độ tuổi từ 6 - 7 tuổi, sưng nướu răng có thể là biểu hiện của việc trẻ đang bắt đầu quá trình mọc hai chiếc răng hàm đầu tiên. Do đó, sau khi răng mọc lên thì nướu cũng sẽ hết sưng nên các bậc phụ huynh không cần quá lo ngại.

2.4. Do tác động cơ học

Một nguyên nhân mà được ít phụ huynh chú ý đến nhưng cũng có khả năng cao gây ra sưng nướu răng ở trẻ đó là do tác động cơ học. Những tác động bên ngoài như lực chải răng quá mạnh, tăm xỉa răng hay khi trẻ ăn nhai các loại thực ăn quá cứng cũng có thể khiến nướu trẻ bị sưng.

3. Trẻ bị sưng nướu có nguy hiểm không?

Tuy sưng nướu ở trẻ là một tình trạng không phải hiếm gặp nhưng theo các chuyên gia về sức khỏe răng miệng thì ngay khi phát hiện ra trẻ bị sưng nướu nên điều trị ngay. Nếu nguyên nhân của tình trạng này do trẻ mọc răng thì không cần quá lo lắng, nhưng nếu nguyên nhân là do các bệnh lý về răng thì có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Trẻ bị sưng nướu răng có nguy hiểm không?

Khi nướu bị sưng tấy sẽ gây ra các cơn đau nhức khiến trẻ khó chịu, quấy khóc cả ngày lẫn đêm. Khi trẻ con nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu thường dễ gặp tình trạng sưng nướu. Bên cạnh đó, răng sữa còn yếu cũng là một yếu tố để giúp vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để tấn công khiến trẻ bị sưng nướu răng.

Nếu sưng nướu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể khiến răng của trẻ bị lung lay, đồng thời gây ra tình trạng viêm nhiễm và thậm chí trẻ có thể bị mất răng.

4. Khi trẻ bị sưng nướu răng cần làm gì?

Khi phát hiện trẻ bị sưng nướu răng, tâm lý chung của các bậc phụ huynh là lo lắng và tự ý mua thuốc về nhà để điều trị cho trẻ. Tuy nhiên, đây là hành động tuyệt đối không nên, bởi nếu mua nhầm thuốc hoặc sử dụng không đúng cách, tình trạng sưng nướu của trẻ có thể trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, ba mẹ cần:

4.1. Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách tưởng chừng như là một việc đơn giản nhưng lại có thể ngăn ngừa và làm giảm sưng nướu ở trẻ. Ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ hàng ngày bằng bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương đến nướu, việc này có thể làm giảm tối đa nguy cơ vi khuẩn tấn công gây sưng nướu ở trẻ.

Đối với những trẻ dưới 3 tuổi, phụ huynh nên dùng gạc mềm quấn vào ngón tay trỏ rồi thấm nước muối ấm để lau nhẹ nhàng răng, nướu cho trẻ.

Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách

4.2. Đưa trẻ đến nha khoa để được thăm khám

Các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu thấy nướu của trẻ bị sưng và có thể kèm theo cách tình trạng sau:

- Lưỡi, môi và cổ họng của trẻ bị sưng đỏ.

- Trẻ bị phát ban và nổi mụn nước trên các vùng khác của cơ thể.

- Sốt cao hơn 38 độ C.

Khi đưa trẻ đến nha khoa, các bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng sưng nướu của trẻ, khi đã xác định được nguyên nhân gây sưng sẽ có các biện pháp chữa trị phù hợp với từng nguyên nhân khác nhau. Bác sĩ có thể chỉ định dùng ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau khi mọc răng và tránh các triệu chứng sốt nhẹ có thể xảy ra.

Về liều lượng cũng như cách thức sử dụng, các bậc cha mẹ cần tham khảo thật kỹ lời khuyên của bác sĩ trước khi trẻ dùng. Phụ huynh tuyệt đối không được sử dụng thuốc hoặc gel bôi mà không có sự tư vấn của bác sĩ, vì nếu sử dụng sai hoặc không đúng không chỉ không mang đến kết quả cao mà còn có thể gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm cho trẻ. 

5. Cách ngăn ngừa sưng nướu răng ở trẻ

Để phòng sưng nướu răng ở trẻ, phụ huynh nên lưu ý một số điều sau đây:

- Tập cho trẻ thói quen đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám thức ăn.

- Khuyến khích bé đánh răng bằng cách cho bé dùng bàn chải cũng như kem đánh răng có mùi vị mà trẻ yêu thích.

- Thay bàn chải của trẻ định kỳ 3-4 tháng một lần để tránh vi khuẩn tích tụ.

- Duy trì giúp trẻ thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết hỗ trợ tăng đề kháng giúp cơ thể trẻ chống lại các loại vi khuẩn gây hại như trái cây và nước trái cây từ cam quýt, cà chua.

- Đưa trẻ thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng được kiểm tra thường xuyên.

Một số cách ngăn ngừa sưng nướu ở trẻ

Vậy sưng nướu răng ở trẻ là một tình trạng phổ biến, phụ huynh không nên quá lo lắng khi phát hiện ra trẻ bị sưng nướu răng mà hãy xác định nguyên nhân gây sưng nướu. Nếu nướu bị sưng do trẻ mọc răng thì không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu không vì lý do này phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám đúng cách. Phụ huynh có thể lựa chọn Nha khoa Quốc tế BIK làm nơi điều trị đáng tin cậy với đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm về sức khỏe răng miệng.