VN

Các Loại Thuốc Điều Trị Viêm Nha Chu Phổ Biến Hiện Nay

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Khi nào cần sử dụng thuốc trị viêm nha chu?
2. Thuốc bôi trị viêm nha chu
3. Thuốc kháng sinh trị viêm nha chu
4. Thuốc chữa viêm nha chu thuộc nhóm kháng viêm
5. Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc trị viêm nha chu

Hiện nay, viêm nha chu là một bệnh lý phổ biến nhưng nếu không được điều trị kịp thời lại có thể gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Để ngăn chặn sự phát triển sự tấn công của vi khuẩn gây viêm nhiễm nặng hơn, bạn có thể lựa chọn sử dụng các loại thuốc trị viêm nha chu ngay tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

1. Khi nào cần sử dụng thuốc trị viêm nha chu?

Viêm nha chu là một bệnh lý chủ yếu xuất phát từ các mảng bám trên răng. Các mảng bám và cao răng đều gây hại đến sức khỏe của răng. Ban đầu có biểu hiện là viêm nướu, là mức độ nhẹ nhất của viêm nha chu.

Viêm nướu khiến cho túi nha chu phát triển. Lâu dần, các túi nha chu này trở nên sâu hơn và chứa càng nhiều vi khuẩn. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây mất mô nướu và xương, thậm chí có thể gây mất răng.

Khi bệnh nhanh phát hiện các dấu hiệu của viêm nha chu như nướu bị chảy máu, sưng đỏ, hơi thở có mùi, khó chịu khi ăn nhai, răng lung lay người bệnh nên tìm đến các cơ sở nha khoa để được điều trị bằng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

2. Thuốc bôi trị viêm nha chu

Khi bị viêm nha chu, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc ở dạng bôi để làm giảm triệu chứng bệnh. Một số loại thuốc bôi chữa bệnh viêm nha chu được sử dụng phổ biến hiện nay như:

2.1. Thuốc trị viêm nha chu Emofluor Gel

Emofluor Gel là một loại thuốc bôi được sản xuất bởi công ty Dược - Mỹ phẩm Dr Wild & Co.AG của Thuỵ Sỹ. Thuốc ở dạng gel lỏng có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm nha chu và giúp giảm tình trạng sưng lợi. Tác dụng chủ yếu để đặc trị các bệnh về răng như viêm nha chu, sâu răng, mòn chân răng, viêm đau nhức lợi, ổ mủ chân răng,...

Công dụng:

- Các thành phần có trong thuốc có công dụng điều trị và ngăn ngừa các biến chứng do viêm nha chu gây nên như tụt lợi, chảy máu chân răng, sưng tấy,...

- Thuốc còn được sử dụng để hỗ trợ kiểm soát và ngăn chặn vi khuẩn tấn công gây hại vào răng nướu.

Thành phần: Glycerin, Cellulose Gum, Propyleglycol, Aqua, Sodium Saccharin, Phosphorcolamine, Stannous Fluoride,

Cách sử dụng: Bôi trực tiếp lên vị trí bị viêm nha chu để giảm đau, kháng viêm và ngăn ngừa bệnh nặng hơn.

Giá bán: Khoảng 250.000 - 280.000 VNĐ/1 tuýp 75ml.

2.2. Thuốc chữa viêm nha chu PerioKin

Đây cũng là một dạng thuốc bôi được sử dụng để điều trị viêm nha chu. Thuốc được sản xuất tại Tây Ban Nha và thường được dùng trong chữa viêm lợi cấp tính, viêm nha chu, viêm nướu,...

Công dụng:

- Thành phần trong thuốc có tác dụng kháng khuẩn và tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nướu, viêm nha chu hiệu quả.

- Cung cấp các chất cần thiết để hỗ trợ phục hồi các tổn thương trên răng trong bệnh lý này gây ra.

Thành phần: Chlorhexidine 0.2g và các loại tác dược khác.

Cách sử dụng: Sau khi vệ sinh răng miệng, bệnh nhân lấy 1 lượng thuốc vừa đủ bôi trực tiếp lên vị trị bị viêm.

Giá bán: Từ 120.000 - 150.000 VNĐ/1 tuýp 30ml.

Thuốc bôi trị viêm nha chu

2.3. Thuốc bôi trị viêm nha chu Metrogyl Denta

Metrogyl Denta là một loại thuốc được sản xuất tại Ấn Độ. Sản phẩm dùng để chữa các bệnh lý liên quan đến nha khoa như viêm nha chu.

Công dụng: Thuốc được dùng để điều trị các trường hợp bị sâu răng, viêm nướu răng, viêm tuỷ răng, viêm chân răng mạn tính,...

Thành phần: Thành phần chính chứa Metronidazole Benzoate BP và Chlorhexidine Gluconate Solution BP (20%) 0.25%.

Cách sử dụng: Người bệnh sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ lấy một lượng vừa đủ thuốc bôi vào vị trí vị viêm nha chu.

Giá bán: Từ 40.000 - 70.000 VNĐ/1 tuýp 20g.

2.4. Thuốc bôi chữa viêm nha chu Dentosmin P

Thuốc có nguồn gốc từ Đức và được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, đây là loại thuốc có tác dụng rất tốt trong việc điều trị viêm sưng nướu, các bệnh lý về nha chu,...

Công dụng:

- Thuốc có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây hại đến mô mềm của lợi, làm sạch răng một các hiệu quả.

- Thành phần trong thuốc cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị sưng tấy, đau nhức do viêm gây nên. Tuy nhiên, loại thuốc

- Dentosmin P không có khả năng trị triệt để và phòng tránh nguy cơ bị viêm nha chu.

Thành phần: 1% chlorhexidinebis (D-gluconate) và các loại tá dược khác.

Cách sử dụng: Người bệnh lấy một lượng vừa đủ ra tay rồi bôi nhẹ nhàng lên vùng nướu bị sưng viêm.

Giá bán: Từ 200.000 - 230.000 VNĐ/1 tuýp.

3. Thuốc kháng sinh trị viêm nha chu

Khi đến nha khoa, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị triệt để các triệu chứng viêm nha chu gây ra. Một số thuốc kháng sinh dùng để chữa trị viêm nha chu phổ biến hiện nay như:

3.1. Thuốc kháng sinh Gentamicin

Kháng sinh Gentamicin có công dụng chính là tiêu diệt vi khuẩn gram âm - tác nhân chính gây viêm nha chu. Do đó, thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị nha chu.

Công dụng: Thành phần thuốc chứa hoạt chất Gentamicin dưới dạng Gentamicin sulphate có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ức chế vi khuẩn tổng hợp Protein.

Thành phần: Thành phần chính là Gentamicin và các loại tá dược khác.

Cách sử dụng: Đây là thuốc kê đơn, nên bệnh nhân không được tự ý sử dụng mà cần sự hướng dẫn của bác sĩ.

Giá bán: Khoảng 40.000 - 60.000 VNĐ/1 vỉ x 10 ống.

3.2. Thuốc kháng sinh Doxycycline

Đây là một trong những thuốc được sử dụng để chữa trị viêm đau răng miệng, trong đó có viêm nha chu, thuốc có nguồn gốc từ Ấn Độ.

Công dụng: Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nha chu mãn tính và ngăn ngừa lây lan sang các răng bên cạnh.

Thành phần: Doxycycline và các loại tá dược khác.

Cách sử dụng: Theo chỉ định của bác sĩ.

Giá bán: Từ 150.000 - 180.000 VNĐ/1 hộp 10 vỉ x 10 viên.

Lưu ý: Thuốc có thể có các tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,.. Do đó, cần sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Thuốc kháng sinh chữa viêm nha chu

3.3. Thuốc kháng sinh Cefixim

Đây là thuốc trị viêm có thành phần thuộc nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin. Thuốc thường được các bác sĩ kê đơn để điều trị các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu.

Công dụng: Tác dụng chính của thuốc là tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm.

Thành phần: Cefixim Trihydrat và một số tá dược khác.

Cách sử dụng: Đây là thuốc kể đơn theo chỉ định của bác sĩ.

Giá bán: Từ 45.000 - 60.000 VNĐ/1 hộp 1 vỉ x 10 viên.

3.4. Thuốc kháng sinh Ciprofloxacin

Thuốc kháng sinh Ciprofloxacin thuộc nhóm kháng sinh Quinolon có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn bao gồm cả vi khuẩn gram âm và gram dương. Đây là loại thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn mà các loại thuốc khác như tetracycline, penicillin, cephalosporin không điều trị được.

Công dụng: Sản phẩm có tác dụng tiêu diệt và ngăn cản sự lây lan của vi lhuaanr gây viêm nha chu P.Gingivalis một cách hiệu quả.

Thành phần: Chứa chủ yếu là Ciprofloxacin Hydrochloride.

Cách sử dụng: Thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Giá bán: 200.000 - 250.000/1 hộp (10 vỉ x 10 viên). 

4. Thuốc chữa viêm nha chu thuộc nhóm kháng viêm

Một trong số các loại thuốc chữa viêm nha chu hiệu quả không thể không nhắc đến đó là nhóm kháng viêm không steroid. Nhóm thuốc này đặc biệt hiệu quả trong việc giảm đau và cải thiện tình trạng viêm ở nướu.

4.1. Làm dịu đau đớn bằng Paracetamol 

Paracetamol 500mg là một loại thuốc được dùng để làm giảm các cơn đau nhức, khó chịu. Vì vậy, sản phẩm thường được dùng để điều trị các cơn đau xương khớp, đau đầu, đau bụng,... Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng điều trị tình trạng viêm nhiễm như viêm nha chu.

Công dụng:

- Giảm đau gây thần kinh, đau đầu, đau các khớp, đau mỏi cơ, đau khi nhổ răng và gặp các bệnh lý về răng miệng,...

- Hạ sốt do cảm cúm, viêm nha chu.

Cách sử dụng: 

- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi  uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 – 2 viên, ngày dùng không quá 6 viên.

- Trẻ em trên 6 – 12 tuổi ngày dùng 2 – 4 lần, mỗi lần 1/2 – 1 viên, ngày không dùng quá 4 viên.

- Trẻ em từ 3 – 6 tuổi ngày dùng 2 – 4 lần, mỗi lần uống 1/2 viên, ngày dùng không quá 2 viên.

Thành phần: Paracetamol 500mg, Talc, Gelatin, Methyl hydroxybenzoate, Propyl hydroxybenzoate, Pregelatinized starch, Magnesium stearate, Sodium starch glycolate.

Giá bán: Khoảng 30.000 VNĐ/hộp 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc kháng viêm chữa viêm nha chu

4.2. Thuốc trị viêm nha chu không steroid Ibuprofen

Đây là một loại thuốc kháng viêm steroid (NSAID) có tác dụng làm giảm sưng, đau, sốt. Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn cơ thể sản xuất các chết tự nhiên nào đó gây viêm.

Công dụng: 

- Giảm đau, chống viêm trong trường hợp bệnh nhân bị viêm đau do nhiễm khuẩn.

- Giảm đau do cơn gút cấp tính, viêm xương khớp.

Thành phần: Ibuprofen 400mg và các loại tá dược khác.

Cách sử dụng: Đây là thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ.

4.3. Thuốc chữa viêm nha chu Diclofenac

Diclofenac là một thuốc thuốc trị viêm nha chu thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), thuốc được dùng phổ biến trong trường hợp bị đau, sưng viêm và cứng khớp do viêm khớp.

Công dụng: Thuốc được sử dụng để điều trị các tình trạng đau răng do viêm nha chu, đau nhức cơ bắp, đau sau phẫu thuật,…

Thành phần: Diclofenac natri 50mg và các tá dược khác như Tinh bột ngô, Lactose Monohydrate, Magnesium Stearat, Talc, Eudragit L100, Triethyl Citrat, Hypromellose, Povidon K30, Macrogol 6000,…

Liều dùng và cách dùng: Thuốc Diclofenac 50mg sử dụng cho người lớn, uống 2 – 3 lần/ngày và không vượt quá 150mg/ ngày.

Giá bán tham khảo: Khoảng 22.000 VNĐ/hộp 3 vỉ x 10 viên. 

5. Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc trị viêm nha chu

Để đảm bảo thuốc mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân cần lưu ý một số điều như sau trong suốt quá trình điều trị:

5.1. Không tự ý sử dụng thuốc

Hầu hết những loại thuốc chữa viêm nha chu đều là thuốc kháng sinh và chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ hoặc có đơn kê thuốc. Do đó, để đảm bảo an toàn thì bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc hay dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa thăm khám và được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên môn.

5.2. Vệ sinh răng miệng 

Trường hợp nếu sử dụng các loại thuốc ở dạng gel bôi thì việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng có thể giúp thuốc phát huy tối đa công dụng. Ngược lại, nếu khoang miệng không được làm sạch, vẫn còn nhiều vi khuẩn bên trong thì việc bôi thuốc cũng có thể khiến tình trạng viêm nha chu trở nên trầm trọng hơn.

Chú ý vệ sinh răng miệng

5.3. Chú ý tác dụng phụ đi kèm

Khi sử dụng thuốc điều trị viêm nha chu thì tác dụng phụ là điều mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Do đó, nếu tình trạng trở nên xấu đi và ngày càng nghiêm trọng hơn thì bệnh nhân cần đến nha khoa ngay lập tức để được thăm khám và khắc phục kịp thời. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần chú ý sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể gặp phải.

Vậy viêm nha chu là một bệnh lý nguy hiểm xảy ra ở răng. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc để điều trị viêm nha chu, trong đó phải kể đến thuốc kháng sinh, kháng viêm, các loại thuốc bôi,... Khi gặp tình trạng bị viêm nha chu, người bệnh không nên chủ quan mà hãy đến ngay các cơ sở nha khoa để được thăm khám. Bệnh nhân có thể lựa chọn Nha khoa Quốc tế BIK làm nơi điều trị đáng tin cậy với đội ngũ bác sĩ hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề.