VN

Sâu Răng Có Di Truyền Không? Có Lây Nhiễm Không?

NỘI DUNG BÀI VIẾT:

1. Những điều cần biết về sâu răng
2. Sâu răng có lây không?
3. Sâu răng có di truyền không?
4. Sâu răng có lây khi hôn nhau không?
5. Cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất hiện nay và có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi từ trẻ em đến người lớn tuổi. Sâu răng nếu không ngăn chặn kịp thời thì sẽ gây ra những cơn đau nhức kéo dài làm ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống hằng ngày. Vậy hãy cùng Nha khoa Quốc tế BIK tìm hiểu xem liệu sâu răng có di truyền không, có thể lây nhiễm từ người này sang người khác không nhé!

1. Những điều cần biết về sâu răng

Sâu răng là một bệnh lý gây ra các tổn thương đến phần mô cứng của răng khi quá trình phá huỷ khoáng diễn ra. Vi khuẩn S. Mutans chính là nguyên nhân gây bệnh khi chúng hoạt động trên men carbohydrate để tạo ra axit ăn mòn men răng và hình thành nên các lỗ sâu.

Đặc biệt, vi khuẩn gây hại này dễ dàng sinh sôi, phát triển trong môi trường chứa nhiều chất đường và khi người bệnh vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc thường xuyên sử dụng các chất kích thích hay thuốc lá.

Sâu răng là một bệnh lý có thể gặp có mọi độ tuổi, nhưng thường gặp nhất là trẻ em, thanh thiếu niên và người già. Khả năng mắc sâu răng sẽ rất cao nếu người bệnh không tuân thủ việc vệ sinh răng miệng đúng cách. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng sâu có thể sẽ tiến triển nặng hơn và gây ra các ảnh hưởng đến cấu trúc răng, gây đau nhức, nhiễm trùng nướu thậm chí là mất răng vĩnh viễn.

Cách tốt nhất để phòng ngừa và trị sâu răng đó là thường xuyên thăm khám định kỳ, vệ sinh răng miệng đúng cách và sử dụng chỉ nha khoa.

Những điều cần biết về sâu răng

2. Sâu răng có lây không?

Sâu răng có thể lây nhiễm từ người sang người không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Như đã đề cập ở trên, sâu răng là một bệnh lý nha khoa phổ biến, được gây ra bởi vi khuẩn S. Mutans. Đây là loại vi khuẩn có khả năng lan truyền từ răng này sang răng khác trong khoang miệng. Vì vậy, nếu sâu răng không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến các răng khoẻ mạnh bên cạnh. Dù vậy, việc lây truyền sâu răng từ người sang người là rất hiếm và không phải là nguyên nhân chính gây bệnh.

Nếu sâu răng ở giai đoạn đầu thì khả năng lây nhiễm rất thấp. Chỉ khi nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng tăng quá cao khi sâu răng đã tiến triển nặng thì bệnh mới có thể lây lan thông qua nước bọt. Khi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bị bệnh sâu răng mới có thể gây ra nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Nhưng trong một số trường hợp, sâu răng có thể lây ra giữa các thành viên trong gia đình nếu như sử dụng chung bàn chải đánh răng hoặc uống cùng một bình nước. Tuy vậy, chỉ những tiếp xúc trực tiếp với răng miệng và nước bọt của người bị bệnh mới có thể gây ra nguy cơ cao bị mắc bệnh sâu răng.

Do đó, cần chăm sóc răng miệng đúng cách và không sử dụng chung đồ dùng cá nhân là cách tốt nhất là tránh lây truyền bệnh sâu răng trong gia đình.

Vi khuẩn gây sâu răng lây lan

3. Sâu răng có di truyền không?

Theo các nghiên cứu nha khoa gần đây, sâu răng có thể ảnh hưởng từ yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ bị sâu răng, thì nguy cơ con cái của họ bị bệnh sẽ cao hơn do men răng yếu được di truyền. Các yếu tố khác như cấu tạo răng miệng đều có tính di truyền và có thể làm cho răng bị yếu đi, khả năng chống lại vi khuẩn cũng theo đó mà giảm xuống. Các yếu tố di truyền bao gồm: Thiểu số men răng, hình thái răng không tốt, thiếu hụt hoặc dư thừa trong độ nông sâu của rãnh răng và lượng nước bọt.

Những đối tượng trên có nguy cơ hình thành các mảng bám nhanh hơn so với người bình thường, dẫn đến khả năng cao mắc các bệnh về sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu. Chất men răng vôi hoá tốt là một yếu tố hỗ trợ hoạt động chống sâu răng cao, trong khi men răng không được vôi hoá thì khả năng chống lại sâu răng sẽ thấp hơn.

Bên cạnh đó, hình thái răng không tốt và độ lồi của men răng cũng hạn chế khả năng tự làm sạch và tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công. Tính di truyền cũng ảnh hưởng đến độ nông sâu của các rãnh trên răng và từ đó có thể ảnh hưởng đến khả năng chống lại vi khuẩn.

Khe rãnh trên răng sâu sẽ tạo một môi trường thuận lợi để để cho các cặn thức ăn thừa sót lại, từ đó hình thành các ổ vi khuẩn. Việc làm sạch răng ở các khe này sẽ khó khăn hơn và lâu dần sẽ dẫn đến sâu răng.

Ngoài ra, độ dính và lượng của nước bọt cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh sâu răng. Ở những người có tuyến nước bọt ít hơn bình thường, chẳng hạn như sau khi trị liệu ung thư hoặc tiểu đường, sẽ có nguy cơ sâu răng cao hơn so với người bình thường.

Sâu răng không di truyền

4. Sâu răng có lây khi hôn nhau không?

“Hôn nhau có bị lây bệnh sâu răng không?” là điều được nhiều người quan tâm. Thực tế, vi khuẩn sâu răng có thể lây lan từ người này qua người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với răng miệng và nước bọt. Nếu một người bị sâu răng thì trong quá trình hôn vi khuẩn sâu răng có thể theo nước bọt lây lan sang người đối diện.

Theo Tiến sĩ Layliev - một chuyên gia nha khoa tại Trung tâm Nha khoa thẩm mỹ New York (Mỹ) thì hôn nhau là một con đường trực tiếp để vi khuẩn sâu răng tấn công răng của những người khoẻ mạnh. Nếu trong những nụ hôn có việc tiếp xúc lưỡi thì nguy cơ lây nhiễm ngày càng gia tăng. Ngoài ra, sâu răng còn có thể được lây truyền thông qua sự tiếp xúc đường miệng và trao đổi nước bọt.

Sâu răng có lây khi hôn nhau không

5. Cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả

Để ngăn ngừa tình trạng sâu răng hiệu quả, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

5.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

- Duy trì thói quen chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn xong để loại bỏ hoàn toàn mảng bám thức ăn trên bề mặt răng. Tránh tình trạng cao răng hình thành, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng.

- Nên thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 - 4 tháng một lần lần để tránh vi khuẩn tích tụ tấn công gây sâu răng.

- Sử dụng kem đánh răng chứa Flour để hỗ trợ răng tồn tại chắc khỏe.

- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn sâu trong kẽ răng, nơi mà bàn chải không thể làm sạch.

- Thăm khám nha khoa để lấy vôi răng theo định kỳ ít nhất 6 tháng một lần. Việc thăm khám định kỳ cũng sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra những bệnh lý răng miệng nếu có và tiến hành điều trị kịp thời.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

5.2. Chế độ ăn uống hợp lý

- Hạn chế ăn vặt, nhất là những thức ăn ngọt, chứa nhiều đường như bánh, kẹo hoặc các loại nước uống có gas vì chúng sẽ kích thích vi khuẩn tấn công men răng.

- Bổ sung đầy đủ vitamin và canxi để tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn có hại.

- Hạn chế sử dụng những thức ăn quá cứng hoặc dễ bám dính trong kẽ răng.

- Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì rất dễ bị chuyển hoá thành cao răng trong môi trường khoang miệng nếu không được làm sạch hoàn toàn.

- Sử dụng kẹo cao su xylitol kết hợp với Fluoride để giảm thiểu nguy cơ sâu răng.

Chế độ ăn uống hợp lý phòng tránh sâu răng

Vậy qua bài viết trên, hy vọng bạn đã biết được sâu răng có di truyền không cũng như có thể lây nhiễm không. Các yếu tố di truyền như: Thiểu số men răng, hình thái răng không tốt, thiếu hụt hoặc dư thừa trong độ nông sâu của rãnh răng và lượng nước bọt có thể là nguyên nhân gây ra bệnh lý sâu răng. Để không gặp phải các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám đúng cách. Trong đó, Nha khoa Quốc tế BIK là cơ sở nha khoa chuyên điều trị sâu răng với đội ngũ bác sĩ uy tín, có kinh nghiệm trong nghề.