VN

Phụ Nữ Mang Thai Bị Sâu Răng Phải Làm Sao?

NỘI DUNG BÀI VIẾT:

1. Nguyên nhân gây ra sâu răng ở phụ nữ đang mang thai
2. Cách chữa trị sâu răng ở bà bầu
3. Cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu bị sâu răng
4. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị sâu răng

Phụ nữ mang thai bị sâu răng là trường hợp rất phổ biến hiện nay do nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài tác động gây ra. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà khi thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các biện pháp chuyên sâu phù hợp để không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu thì mẹ bầu có thể áp dụng một số cách dân gian ngay tại nhà để làm giảm bớt sự đau nhức do sâu răng gây ra.

1. Nguyên nhân gây ra sâu răng ở phụ nữ đang mang thai

Trong giai đoạn mang thai, phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng cao hơn người bình thường do nhiều yếu tố tác động. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như sau:

1.1. Chế độ ăn uống chứa nhiều đồ ngọt hoặc chua

Trong quá trình mang thai, phụ nữ sẽ trải qua cảm giác đầy chướng bụng, ăn nhanh no hơn và cũng dễ đói hơn do sự thu hẹp dạ dày nhường diện tích cho thai nhi. Khi ấy các bà bầu thường lựa chọn chia nhỏ bữa ăn để có thể đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi hoặc có thể ăn vặt để không cảm thấy bị đói.

Cũng trong quá trình mang thai, khẩu vị của phụ nữ thường thay đổi, một số thực phẩm được ưu tiên như đồ ngọt hoặc đồ chua giàu axit. Đây là một trong những nguyên nhân làm nguy cơ sâu răng ở bà bầu tăng cao.

Chế độ ăn uống chứa nhiều đồ ngọt hoặc chua

1.2. Thiếu hụt lượng canxi cần thiết

Nguyên tố đóng vai trò quan trọng nhất trong việc đảm bảo cho sự phát triển toàn diện cũng như việc hình thành nên xương, răng của thai nhi chính là canxi. Trong quá trình mang thai thì nhu cầu canxi của mẹ bầu luôn tăng cao. Chính vì vậy, nhằm cân bằng mà cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách rút bớt một lượng canxi trong răng và xương giải phóng vào máu để đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể. Do đó khi mang bầu không đủ canxi sẽ gây ra hiện tượng răng bị yếu đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây sâu răng.

1.3. Do thay đổi hormone

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc tăng tích tụ các loại vi khuẩn cùng mảng bám thường gây ra các bệnh về răng miệng trong đó có sâu răng. Hiện tượng này liên quan trực tiếp bởi sự thay đổi hormone estrogen và progesterone khi phụ nữ đang mang thai.

1.4. Do ốm nghén

Sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai còn có thể gây ra hiện tượng ốm nghén khiến thức ăn trong dạ dày dễ bị trào ngược lên khoang miệng. Cảm giác buồn nôn hay nôn sẽ làm tăng acid và vi khuẩn gây sâu răng trong khoang miệng.

Ốm nghén là nguyên nhân gây sâu răng

1.5. Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Việc phụ nữ mang thai thường chia nhỏ bữa ăn trong ngày và thói quen ăn vặt nhiều hơn sẽ khiến mẹ bầu lười hoặc sợ đánh răng thường xuyên. Đặc biệt, trong thai kỳ nhiều bà bầu mắc chứng chảy máu chân răng sẽ khiến cho việc vệ sinh răng trở nên khó khăn, từ đó mà nguy cơ mắc sâu răng càng cao.

Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

2. Cách chữa trị sâu răng ở bà bầu

Trong quá trình mang thai, phụ nữ có thể lựa chọn một số phương pháp chữa trị sâu răng như:

2.1. Trám răng là một phương pháp an toàn, hiệu quả

Trám răng không sử dụng thuốc tê được xem là một phương pháp điều trị vượt trội giúp các bà bầu khắc phục tình trạng răng bị sâu. Tuy nhiên, thời gian mẹ bầu có thể thực hiện trám răng là khi thai nhi được 4 - 6 tháng tuổi. Bởi trong giai đoạn đầu là lúc các cơ quan của thai nhi đang phát triển nên cần tránh các tác động mạnh. Còn 3 tháng cuối thì thai nhi đã phát triển đầy đủ và to nên việc đi lại của mẹ bầu cũng nên hạn chế.

Nếu giai đoạn mang thai không phù hợp để trám răng thì các mẹ bầu có thể tham khảo các cách chữa sâu răng từ những nguyên liệu tự nhiên sẽ giúp giảm thiểu các cơn đau răng và an toàn với mẹ bầu.

Trám răng chữa sâu răng cho bà bầu

2.2. Chữa sâu răng bằng tỏi

Tỏi không chỉ là một nguyên liệu quen thuộc trong mỗi căn bếp trong gia đình mà còn là một vị thuốc chữa trị sâu răng hiệu quả. Bởi trong tỏi có chứa một số hoạt chất diệt khuẩn, kháng viêm và có công dụng giảm đau hiệu quả.

Cách dùng cũng rất đơn giản, chủ cần giã nát vài tép tỏi cùng với vài hạt muối trắng, sau đó đắp hỗn hợp này vào khu vực bị đau răng khoảng 10 phút. Cơn đau răng sẽ được thuyên giảm rõ rệt và nếu kiên trì thực hiện thì trong trường hợp răng bị sâu nhẹ cũng có thể được chữa khỏi.

Mẹo trị sâu răng với tỏi

2.3. Chữa sâu răng bằng muối

Ngoài công dụng khử trùng được mọi người biết đến thì nước muối ấm còn có thể giảm đau răng hiệu quả trong trường hợp sâu răng gây ra các cơn đau cho mẹ bầu. Đây được xem là một biện pháp đơn giản, dễ dàng thực hiện để các bà bầu có thể áp dụng hàng ngày để bảo vệ răng miệng.

Sau bước đánh răng, hãy súc miệng lại với hỗn hợp nước muối pha loãng trong 30 giây. Nước muối có khả năng sát trùng khoang miệng, giảm đau họng, diệt khuẩn và bảo vệ răng trước sự tấn công của vi khuẩn.

Lưu ý không nên pha nước muối quá nhạt hoặc quá mặn. Sau khi súc miệng bằng nước muối cần súc miệng lại với nước lọc để rửa hết lượng muối cũng như những mảng bám đã bong ra trong quá trình súc miệng với nước muối.

Mẹo trị sâu răng bằng muối

2.4. Chữa sâu răng bằng lá lốt

Chữa sâu răng bằng lá lốt là một phương pháp ít được mọi người biết đến, tuy nhiên, đây lại là một phương pháp được nhiều người áp dụng thành công. Lá lốt có khả năng ức chế sự phát triển của răng sâu và giảm các cơn đau nhức hiệu quả.

Bởi lẽ, đặc tính của lá lốt là có vị cay, mùi thơm và có công dụng giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, trong thân cây và lá lốt có chứa alcaloid và tinh dầu, rễ cây lá lốt chứa benzylacetat đều là những khoáng chất rất tốt cho răng miệng.

Bà bầu có thể lấy cả thân, lá và rễ sắc lấy nước đặc và ngậm. Nếu như dùng trong khoảng 3 đến 4 ngày sẽ ức chế được sự phát triển của răng sâu và giảm cơn đau nhức hiệu quả.

Cách trị sâu răng ở bà bầu bằng lá lốt

3. Cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu bị sâu răng

- Duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hoàn toàn mảng bám trên bề mặt răng, tránh tình trạng cao răng hình thành dày đặc.

- Sử dụng bàn chải lông mềm, đánh răng theo vòng tròn để hạn chế nướu răng bị tổn thương.

- Chú ý nên hay bàn chải đánh răng ít nhất 3 - 4 tháng một lần lần để tránh vi khuẩn tích tụ tấn công gây sâu răng.

- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn sâu trong kẽ răng, nơi mà bàn chải không thể làm sạch.

Chăm sóc răng miệng cho bà bầu bị sâu răng

4. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị sâu răng

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Nếu thời kì này người mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng thì có thể khiến răng em bé sau này bị yếu và dễ bị sâu răng. Đặc biệt, canxi tốt cho quá trình phát triển răng, tạo nên hàm răng chắc khỏe.

Bà bầu cần tăng cường sử dụng các nguồn thực phẩm giàu canxi như cua đồng, tôm đồng, tép nhỏ, hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai, sữa chua tiệt trùng,...), vừng đen, vừng trắng, các loại rau củ quả (chuối, kiwi, cam, rau súp lơ xanh, rau cải chíp, rau mồng tơi, rau muống, đậu, rau cần, cà rốt,...).

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị sâu răng

Vậy phụ nữ mang thai bị sâu răng với nguy cơ cao hơn là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để tránh những ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi khi sâu răng chuyển biến nặng về sau, mẹ bầu nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn khắc phục kịp thời khi nhận thấy những dấu hiệu sâu răng dù là nhỏ nhất.