VN

Nhổ Răng Sâu Thì Có Giúp Hết Hôi Miệng Không?

NỘI DUNG BÀI VIẾT:

1. Nguyên nhân gây hôi miệng là gì?
2. Vì sao lỗ sâu răng gây mùi hôi?
3. Nhổ răng sâu có hết hôi miệng không?
4. Ngăn ngừa tình trạng hôi miệng hiệu quả sau khi nhổ răng sâu
5. Loại bỏ mùi hôi do răng sâu gây ra hiệu quả tại nhà

Sâu răng cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng do sự tồn tại của một số loại vi khuẩn có mùi. Dù vậy nhưng nhổ răng sâu có hết hôi miệng không phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác, mà bạn cũng cần lưu ý rằng không phải trường hợp nào cũng có thể nhổ răng sâu. Thông thường bác sĩ sẽ cân nhắc và xem xét rất kỹ khi quyết định nhổ răng và cũng chỉ nhổ răng khi thật sự không thể nào cứu được răng.

1. Nguyên nhân gây hôi miệng là gì?

Hôi miệng là tình trạng răng miệng xảy ra khi hơi thở có mùi hôi gây khó chịu cho bản thân bệnh nhân và người khác. Theo thống kê thì cứ 10 người lại có 1 người mắc phải vấn đề hôi miệng. 

Tình trạng hôi miệng không phải là một bệnh lý mà thường chỉ là triệu chứng của những vấn đề răng miệng khác hoặc do vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng. Đôi khi hôi miệng không thể được khắc phục kể cả khi bạn chăm chỉ đánh răng, súc miệng sạch sẽ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc điều trị dứt điểm nguyên nhân. 

Nhổ răng sâu có hết hôi miệng không

Một số nguyên nhân gây hôi miệng có thể kể đến bao gồm:

- Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, không sử dụng kèm các loại nước súc miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và thức ăn bám trên răng gây hôi miệng.

- Do thức ăn: Có rất nhiều loại thực phẩm có thể gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng, ngay cả khi bạn đã đánh răng súc miệng cũng không thể loại bỏ được. Đặc biệt là các loại chất phụ gia như tỏi, phô mai, hành,... hay các loại thực phẩm có mùi nặng như mắm tôm, cá, đồ sống,...

- Do miệng bị khô: Nước bọt có tác dụng làm sạch và khử mùi rất tốt nên khi miệng bị khô thì miệng sẽ có mùi hôi.

- Một số bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, viêm lợi, nhiễm trùng Amidan,... cũng có thể gây mùi hôi khó chịu cho hơi thở.

- Thường xuyên hút thuốc lá.

- Bệnh nhân gặp các vấn đề về sức khoẻ như bệnh lý về tai mũi họng, liên quan đến đường thở,...

Hút thuốc lá gây ra hôi miệng

2. Vì sao lỗ sâu răng gây mùi hôi?

Hôi miệng chính là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý và trong đó có sâu răng. Trong trường hợp này, hôi miệng thường là do quá trình phân giải thức ăn của các vi khuẩn trong khoang miệng. Các loại vi khuẩn này phân giải thức ăn tại ra các sản phẩm phụ như axit và khó. Một số loại vi khuẩn sẽ có khả năng sản xuất các hợp chất có mùi hôi như sunfua. Những hợp chất này kết hợp với các mảng vi khuẩn và tạo nên môi trường cực kỳ thuận lợi để mùi hôi phát triển.

Răng sâu cũng có thể gây hôi miệng do tình trạng viêm nhiễm và sự tấn công của vi khuẩn. Khi mô men và mô xương bị tổn thương, các khe hở và túi nước chứa vi khuẩn có thể hình thành tạo môi trường sống cho vi khuẩn.

Vì sao lỗ sâu răng gây mùi hôi

3. Nhổ răng sâu có hết hôi miệng không?

Ngay cả khi bạn đã xử lý răng sâu gây hôi miệng bằng những vật liệu hàn trám thì vấn đề hôi miệng vẫn có thể tiếp diễn. Vật nhổ răng sâu có hết hôi miệng không?

May mắn là nhổ răng sâu có thể cải thiện tốt được tình trạng hôi miệng. Tuy nhiên, nếu là nhổ răng khôn bị sâu thì hôi miệng đôi khi sẽ không được khắc phục triệt để vì quá trình vệ sinh răng miệng cũng gặp nhiều trở ngại. Do đó, sau khi nhổ răng sâu, đặc biệt là nhổ răng khôn, thì tình trạng hôi miệng vẫn có thể không thuyên giảm và thậm chí có thể sẽ trở nặng hơn nếu không biết cách chăm sóc.

Vậy nhổ răng sâu có hết hôi miệng không còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng răng miệng, cơ địa và tiền sử răng miệng của bệnh nhân. Nếu bạn có cơ địa dễ bị hôi miệng từ nhỏ hoặc có tiền sử hôi miệng điều trị không thuyên giảm thì nhiều khả năng là sau khi nhổ răng sâu tình trạng này cũng sẽ không được cải thiện.

Nhổ răng sâu có hết hôi miệng không

4. Ngăn ngừa tình trạng hôi miệng hiệu quả sau khi nhổ răng sâu

Tuy nhiên, để tránh tình trạng hôi miệng sau khi nhổ răng khôn bị sâu, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

- Tránh chạm tay bẩn hoặc bất kỳ vật dụng nào vào vùng mổ. Hạn chế thói quen xỉa răng bằng tăm xỉa răng, nhai bằng răng hàm trong cùng hoặc cắn móng tay để không làm tổn thương đến vị trí nhổ răng.

- Sau bữa ăn nên dùng bông gạc thấm nước sạch để lau nhẹ lên vết thương.

- Không dùng bàn chải tiếp xúc vào vị trí nhổ răng để vết thương lành nhanh hơn.

- Cố gắng ăn các thức ăn lành mạnh và mềm như cháo, súp, cơm mềm, sinh tố,... để giảm sự vận động của quai hàm.

- Tránh ăn đồ ngọt, các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây tổn thương xương ổ răng.

- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và bàn chải lưỡi để làm sạch kẽ răng và loại bỏ vi khuẩn có hại cho răng.

Ngăn ngừa tình trạng hôi miệng sau khi nhổ răng sâu

5. Loại bỏ mùi hôi do răng sâu gây ra hiệu quả tại nhà

Bạn cũng có thể áp dụng một số cách sau để loại bỏ mùi hôi do răng sâu gây ra hiệu quả tại nhà:

5.1. Sử dụng nước muối

Muối ăn là nguyên liệu quá quen thuộc và dường như gia đình nào cũng có sẵn trong căn bếp. Bạn chỉ cần hoài một chút muối ăn vào cốc nước ấm rồi dùng để súc miệng khoảng 2-3 lần/ ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn trong ngày. Nước muối sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hôi miệng, đồng thời ngăn ngừa đau họng, chảy máu chân răng hiệu quả.

Muối giúp trị hôi miệng

5.2. Dùng chanh tươi

Hỗn hợp chanh tươi và muối ăn có thể được sử dụng để chữa hôi miệng hiệu quả. Vi khuẩn và các vết ố trên răng có thể bị loại bỏ nhờ tính axit cao của nước chanh. Bạn có thể pha loãng nước chanh với muối hạt để súc miệng nhằm loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng. Tuy nhiên, lưu ý rằng chỉ nên áp dụng cách này khoảng 2-3 lần/ tuần để tránh tình trạng mòn men răng.

Trị hôi miệng với chanh

5.3. Dùng lá đinh hương

Phương pháp sử dụng lá định hương để điều trị sâu răng gây hôi miệng là cách được nhiều người áp dụng từ xưa đến nay. Đinh hương là nguyên liệu có tính sát trùng mạnh và chứa nhiều tinh dầu thơm, giúp cải thiện hiệu quả mùi hôi khó chịu của hơi thở. Bạn chỉ cần rửa sạch một mẫu lá đinh hương và lau khô, sau đó cho vào nhai trong miệng từ từ. Cảm giác hôi miệng sẽ giảm đáng kể sau chỉ một vài phút.

Trị hôi miệng bằng lá đinh hương

5.4. Dùng giấm táo

Do có chứa axit nên giấm táo có khả năng kháng khuẩn và giảm đáng kể tình trạng hôi miệng do bệnh lý sâu răng gây ra. Để áp dụng biện pháp này, bạn hãy lấy một muỗng cà phê giấm táo cho hoà tan vào một ly nước lọc và uống nó trước khi ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng hỗn hợp trên để súc miệng sau khi ăn, nhằm giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng.

Mẹo trị hôi miệng với giấm táo

Vậy nhổ răng sâu có hết hôi miệng không phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác như răng sâu cần nhổ là răng nào, tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn là như thế nào. Để hạn chế và ngăn chặn hôi miệng sau khi đã nhổ răng sâu, bạn nên chú ý thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời có thể áp dụng một số biện pháp dân gian để cải thiện tình trạng hôi miệng.