VN

Nhổ Răng Sâu Có Đau Không? Có Ảnh Hưởng Gì Không?

NỘI DUNG BÀI VIẾT:

1. Những điều cần biết về răng sâu
2. Những ảnh hưởng của răng sâu đến sức khoẻ
3. Răng sâu khi nào cần nhổ?
4. Nhổ răng sâu có đau không? 


Sâu răng là một bệnh lý vô cùng phổ biến hiện nay, có thể gặp phải ở mọi độ tuổi từ trẻ em đến người già. Sâu răng có nhiều giai đoạn, thông thường khi đã được chỉ định nhổ bỏ răng thì có nghĩa là răng đã bị sâu không thể điều trị và cũng như nguy cơ ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Hãy cùng Nha khoa Quốc tế BIK tìm hiểu xem liệu nhổ răng sâu có đau không qua bài viết dưới đây.

1. Những điều cần biết về răng sâu

Sâu răng là tình trạng mô cứng của răng đã bị tổn thương do các yếu tố tác động và xảy ra quá trình hủy khoáng, gây ra do các vi khuẩn trú ngụ trong mảng bám từ đó hình thành nên những lỗ nhỏ màu đen trên bề mặt răng.

Đây là một bệnh lý về răng miệng phổ biến có thể xảy ra ở hầu hết mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng đến các lớp răng bên trong, gây ra tình trạng đau nhức khó chịu, đôi khi nhiễm trùng và thậm chí bạn có thể phải nhổ bỏ chiếc răng sâu để không làm lây lan đến các răng khỏe mạnh bên cạnh.

Những điều cần biết về răng sâu

Để nhận biết tình trạng sâu, có thể dưa vào một vài biểu hiện sau:

- Gây ra các cơn đau nhức, khó chịu đến răng

- Xuất hiện các vệt nâu hoặc đen bám trên bề mặt răng

- Khi sử dụng các loại thực phẩm quá nóng hoặc lạnh có thể khiến răng bị ê buốt

- Hơi thở có thể có mùi hôi gây khó chịu

- Khi ăn nhai sẽ cảm nhận thấy được vị đắng, lạ trong khoang miệng. 

Nếu thấy tình trạng răng miệng xuất hiện những biểu hiện trên thì có thể sức khoẻ răng miệng của bạn đang có vấn đề, cụ thể là sâu răng. Các biểu hiện của sâu răng không những ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, chất lượng cuộc sống mà còn gây mất thẩm mỹ nếu không được điều trị kịp thời.

2. Những ảnh hưởng của răng sâu đến sức khoẻ

Sâu răng là một căn bệnh phát triển rất âm thầm theo thời gian nên ở giai đoạn đầu, sâu răng rất khó có thể phát hiện bởi nó không gây bất cứ sự khó chịu nào cho người bệnh nên mọi người thường không để ý. Ở giai đoạn đầu tiên này, bạn có thể chữa sâu răng bằng các phương pháp tại nhà nhưng nếu để tình trạng sâu kéo dài có thể gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng.

2.1. Sâu răng gây ra viêm nướu, viêm lợi

Vi khuẩn gây sâu răng tấn công vào các lớp của răng từ ngoài vào, chúng lây lan và làm sưng tấy nướu. Bệnh nhân sẽ cảm thấy trong quá trình ăn nhai hoặc khi đánh răng nướu sẽ rất đau, thậm chí có thể bị chảy máu. Ngoài ra, khoang miệng cũng thường xuất hiện mùi hôi khó chịu, gây mất tự tin khi giao tiếp.

Nếu tình trạng trên không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra tụt nướu và ảnh hưởng đến cấu tạo hàm răng. Khi bị viêm nướu, các bác sĩ sẽ thường kê thuốc kháng sinh để chống viêm nhiễm cùng với đó là lấy vôi răng và làm sạch khoang miệng để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.
Sâu răng dẫn đến viêm nướu, viêm lợi

2.2. Sâu răng dẫn đến viêm tuỷ, bị vỡ răng

Sâu răng có thể khiến cấu trúc răng bị tổn thương, gây ra tình trạng răng bị mẻ, nứt vỡ, suy yếu, lung lau và cuối cùng là thể là bị mất răng vĩnh viễn. Vi khuẩn sâu răng sẽ tấn công đến tuỷ gây ra các cơn đau nhức dữ dội, dẫn đến răng bị ê buốt, đau nhức không dứt. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nhiều đến việc ăn uống hàng ngày cũng như sức khoẻ của người bệnh.

Sâu răng dẫn đến viêm tuỷ, vỡ răng 

2.3. Sâu răng gây ra tình trạng viêm nha chu

Nếu sâu răng tiến triển quá lâu mà không được xử lý kịp thời, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh và dẫn đến tình trạng dây chằng nha chu bị viêm nhiễm. Lúc này, nướu răng sẽ đau nhức dữ dội, xuất hiện phần mủ giữa răng và nướu, chân răng bắt đầu có dấu hiệu lung lay.

Tình trạng trên vô cùng nghiêm trọng, có thể gây ra các cơn đau nhức đến tận đầu, sốt cao và ảnh hưởng đến sức khoẻ của toàn cơ thể. Phần xoang hàm liên quan vùng răng sâu cũng có thể bị nhiễm trùng và sưng đau.

2.4. Sâu răng gây đau đầu

Khi mắc bệnh lý sâu răng mà không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh gây ra hiện tượng đau đầu.

Khi bệnh nhân cảm thấy bị đau đầu cũng có nghĩa là tuỷ răng đã bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Vào các buổi đêm chúng thường xuất hiện với tần suất nhiều hơn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ người bệnh. Việc không ngủ đủ giấc sẽ khiến tâm lý của bệnh nhân dễ bị thay đổi, khó chịu, nhạy cảm hơn và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cơ thể.

Sâu răng gây đau đầu

3. Răng sâu khi nào cần nhổ?

Do là một bệnh lý vô cùng phổ biến nên nhiều người còn chủ quan khi biết mình bị gặp phải vấn đề trên. Răng bị sâu nặng nếu không nhổ sẽ dẫn đến gặp khó khăn trong quá trình ăn nhai, các cơn đau nhức kéo dài và có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng răng miệng ở nhiều cấp độ như áp xe răng, viêm nướu,...

Điều đầu tiên cần làm là đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được các bác sĩ có chuyên môn thăm khám kịp thời. Việc có nhổ một chiếc răng sâu hay không sẽ tuỳ vào mức độ sâu răng như thế nào.

Nếu răng chỉ đang ở tình trạng sâu nhẹ, cũng là mức độ sâu đầu tiên thì bề mặt răng sẽ xuất hiện một vài đốm ngà nhưng chưa gây ra các cơn đau nhức khó chịu. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định tái khoáng răng sâu hoặc hàn trám răng tuỳ vào mức độ sâu của răng. Các phương pháp kể trên sẽ có thể ngăn ngừa tình trạng sâu phát triển tuy nhiên, người bệnh vẫn cần tuân thủ theo chế độ chăm sóc răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi răng đã bị sâu nặng, gây chết tủy và có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng khỏe mạnh bên cạnh, không thể điều trị được nữa thì các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sâu. Trong trường hợp răng sâu có biểu hiện bị sưng nướu thì cần điều trị nội khoa giảm đau, sưng rồi mới tiến hành nhổ bỏ răng.

Răng sâu cần nhổ khi nào

4. Nhổ răng sâu có đau không?

Khi được chỉ định nhổ răng sâu có nghĩa là người bệnh đã bị sâu rất nặng, trải qua các cơn đau dữ dội do sâu răng gây nên. Tuy nhiên bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm là xuyên suốt quá trình nhổ bỏ răng sâu sẽ không gây đau nhức chút nào.

Bởi trước khi điều trị sâu răng, diệt tủy hay loại bỏ răng thì người bệnh sẽ được các bác sĩ tiêm thuốc tê. Do đó, các vùng nướu xung quanh răng sâu cần nhổ đã bị làm cho tê liệt, mất cảm giác tạm thời nên nếu người bệnh cảm thấy đau thì có thể do liều lượng thuốc tê chưa đủ hoặc đau do chính tâm lý.

Sau vài tiếng thì thuốc tê sẽ hết tác dụng, lúc này răng đã được nhổ bỏ, cơ thể có thể sẽ bắt đầu cảm nhận các cơn đau nhức ở khu vực mới nhổ răng sâu. Mức độ đau sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào sức chịu đựng cũng như cơ địa của từng người. Có người sẽ không thấy đau hay khó chịu gì nhưng cũng có người cảm thấy các cơn đau nhức nhiều. Dù vậy, các cơn đau sẽ sớm thuyên giảm sau khi dùng thuốc giảm đau theo kê đơn của bác sĩ và sẽ chấm dứt sau 4 đến 5 ngày.

Nếu người bệnh cảm thấy các cơn đau kéo dài nhiều ngày không dứt thì nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời, phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Nhổ răng sâu có đau không

Vậy nhổ răng sâu có đau không trên thực tế sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng tay nghề bác sĩ có thể được xem như là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự đau nhức của bệnh nhân trong và sau khi nhổ răng sau. Do đó, để đảm bảo quá trình nhổ răng sâu diễn ra thuận lợi, an toàn và không gây đau đớn, bạn có thể lựa chọn Nha khoa Quốc tế BIK làm địa chỉ nhổ răng sâu với đội ngũ bác sĩ có hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề.