VN

Đau Răng Uống Thuốc Gì Mang Đến Hiệu Quả Nhanh Chóng?

NỘI DUNG BÀI VIẾT:

1. Nguyên nhân khiến răng bị đau
2. Đau răng uống thuốc gì tốt nhất?
3. Hiệu quả của thuốc trị đau răng
4. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị đau răng
5. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc giảm đau răng
6. Uống thuốc giảm đau răng nhưng vẫn đau phải làm sao?

Đau răng dù không phải là vấn đề răng miệng cụ thể nhưng lại là biểu hiện của nhiều bệnh lý răng miệng khác mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Đau răng uống thuốc gì để giảm đau còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khoẻ răng miệng cũng như nguyên nhân cụ thể khiến răng bị đau là gì. Bạn có thể tham khảo các loại thuốc giảm đau nhức răng phổ biến mà Nha khoa Quốc tế BIK tổng hợp trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân khiến răng bị đau

Răng bị đau dai dẳng có thể là do những nguyên nhân sau:

1.1. Sâu răng

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải từ người lớn đến trẻ em. Nguyên nhân chính của tình trạng này là vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, các vụn thức ăn còn sót lại dần dần tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây tổn thương men răng. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy răng trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh đột ngột.

Sâu răng khiến răng bị đau

1.2. Viêm tủy răng

Tuỷ răng là bộ phận nằm sâu bên trong của mỗi chiếc răng, chứa toàn bộ dây thần kinh và có chức năng dẫn chất dinh dưỡng nuôi răng. Do đó, tủy răng bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ gây cảm giác đau nhức dữ dội.

1.3. Áp xe răng

Áp xe răng là biến chứng của việc có ổ nhiễm trùng răng miệng. Khi mảng bám còn sót lại không được làm sạch thì sẽ tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây ra ổ mủ chân răng. Từ đó vi khuẩn sẽ bắt đầu tấn công đến men răng gây đau nhức, dần dần tấn công sâu vào bên trong phá huỷ tuỷ răng.

Áp xe răng gây ra tình trạng đau răng

1.4. Chấn thương

Ngoài ra, việc bạn gặp phải những chấn thương bất ngờ, đột ngột khiến răng bị sứt, mẻ một phần cũng có thể là nguyên nhân khiến răng bị đau nhức.

1.5. Các bệnh về nướu

Các bệnh về nướu bao gồm viêm nướu, viêm nha chu do phần nướu bao quanh răng bị nhiễm khuẩn cũng có thể gây ra những cơn đau nhức không hề dễ chịu.

2. Đau răng uống thuốc gì tốt nhất?

Như đã đề cập phía trên, đau nhức răng có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra và mức độ đau đớn còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cũng như cơ địa của mỗi người. Đối với mỗi trường hợp cụ thể thì sẽ sử dụng các loại thuốc phù hợp để mang đến hiệu quả cao nhất:

2.1. Paracetamol

Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là thuốc giảm đau Paracetamol (hay còn được gọi là Acetaminophen). Đây là một loại thuốc giảm đau có tác dụng hạ sốt, có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Ngoài ra, một số loại thuốc khác có thể được sử dụng song song với Paracetamol là tetracaine, prilocaine, lidocaine,... có chức năng gây tê tại chỗ.

Dùng Paracetamol giảm đau răng

2.2. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là loại thuốc phổ biến nhất thường được đội ngũ y bác sĩ chỉ định trong quá trình điều trị các bệnh lý răng miệng nhằm làm dịu cơn đau, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Các loại thuốc kháng sinh họ beta lactam thường sẽ được kết hợp với thuốc metronidazol nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị giảm đau nhức răng. Đây cũng là một trong những loại thuốc để ngăn chặn hiệu quả sự phát triển của các loại vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn ái khí.

Ngoài ra, một số loại thuốc kháng sinh khác như tetra và amoxicillin cũng được sử dụng rộng rãi. Trong suốt quá trình điều trị đau nhức răng sử dụng thuốc kháng sinh, bệnh nhân cần kiêng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia để tránh tình trạng hiệu quả của thuốc không phát huy được triệt để. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ vì nếu sử dụng sai liều lượng thì có thể khiến răng bị nhiễm màu.

2.3. Thuốc giảm đau răng không kê đơn

Thuốc giảm đau không kê đơn là loại thuốc mà bác sĩ nha khoa sẽ không chỉ định trực tiếp cho bệnh nhân. Các loại thuốc này được bày bán ở hầu hết các hiệu thuốc trên toàn quốc, phù hợp điều trị dành cho những trường hợp răng bị đau nhức ở mức độ nhẹ.

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn có chứa các thành phần, hoạt chất khá thấp như aspirin, diclofenac, meloxicam,… có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên sử dụng các loại thuốc này quá 10 ngày vì có thể sẽ đem đến nhiều tác dụng phụ, gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày, tim mạch,...

Thuốc giảm đau răng không kê đơn

2.4. Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid

Đặc điểm chung của thuốc giảm đau kháng viêm thuộc nhóm NSAIDs là đều có chứa các hoạt chất aspirin giảm đau và không chứa thành phần steroid. Nhóm thuốc này được nhận định là một loại hoạt chất có tác dụng giảm đau mạnh mẽ, chính vì vậy mà có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn đối với phụ nữ mang thai, người có bệnh tim mạch,...

Nhóm thuốc không chứa steroid phổ biến nhất bao gồm các loại như: Diclofenac, Celecoxib, Ibuprofen,...

2.5. Thuốc bôi, xịt giảm đau nhức răng

Thuốc bôi, xịt giảm đau nhức răng chính là loại thuốc gây tê tại chỗ được sử dụng tại rất nhiều cơ sở nha khoa trong quá trình điều trị sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tìm mua và sử dụng các loại thuốc giảm đau nhức răng này tại nhà, giúp bạn làm dịu cơn đau nhanh chóng.

Để sử dụng thuốc này, trước tiên bạn cần vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, đặc biệt là phần nướu răng. Tiếp theo hãy bôi hoặc xịt trực tiếp loại thuốc gây tê này lên vị trí răng bị đau, chỉ sau khoảng 30 giây đến 2 phút là bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Dù đây là một loại thuốc giảm đau mang đến hiệu quả gần như là ngay lập tức nhưng lại không được khuyến khích sử dụng thay thế các liệu pháp điều trị nhức răng thông thường. Việc sử dụng thuốc xịt hoặc bôi trực tiếp lên nướu răng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng răng lung lay, gãy rụng sớm.

Thuốc bôi giảm đau nhức răng

3. Hiệu quả của thuốc trị đau răng

Xét về tính hiệu quả, các loại thuốc trị đau răng kể trên được đánh giá tương đối cao với tác dụng giảm đau trong thời gian ngắn nhưng không phải trường hợp nào sử dụng thuốc cũng có thể mang lại tác dụng như mong muốn. Trên thực tế, việc sử dụng thuốc cũng không tiêu diệt được hết vi khuẩn, tác nhân gây viêm nhiễm ở bệnh nhân bị viêm nha chu hoặc sâu răng nên chỉ làm giảm đau tạm thời và có thể tái phát khi thuốc hết tác dụng.

Ngoài ra, khi lạm dụng dùng các loại thuốc đau răng thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc. Lần đầu sử dụng thuốc thì bệnh nhân sẽ thấy hiệu quả tuyệt vời nhưng càng về sau thì càng phải tăng liều lượng sử dụng thì mới cảm thấy cơn đau dịu đi đôi chút. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc giảm đau răng nhưng không thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách thì thuốc rất khó để phát huy được công dụng.

Hiệu quả của thuốc trị sâu răng

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị đau răng

Các loại thuốc giảm đau răng chỉ có thể mang lại hiệu quả cao nếu bệnh nhân tuân thủ sử dụng theo đúng chỉ định và liều lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn. Thực tế chứng minh rằng một vài trường hợp sử dụng thuốc quá liều có thể gây ảnh hưởng đến cả tính mạng của người bệnh.

Khi sử dụng thuốc giảm đau răng, đối với từng đối tượng sẽ có những lưu ý khác nhau, cụ thể như sau:

- Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 16 tuổi thì nên tránh sử dụng các loại thuốc giảm đau có chứa hàm lượng aspirin vì có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.

- Đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú thì tuyệt đối không nên sử dụng thuốc giảm đau răng vì có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

- Người cao tuổi là nhóm rất nhạy cảm với các thành phần của thuốc nên cần chú ý sử dụng đúng liều lượng và thành phần mà bác sĩ chỉ định.

Phụ nữ mang thai cần lưu ý khi dùng thuốc trị đau răng

5. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc giảm đau răng

Thuốc giảm đau răng dù có thể đẩy lùi cảm giác khó chịu ngay sau khi sử dụng tránh trường hợp sinh hoạt hằng ngày bị cản trở. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách thì các loại thuốc giảm đau răng có thể khiến bạn gặp phải các tình trạng nguy hiểm như:

- Thuốc chứa Aspirin hoặc nằm trong nhóm NSAIDs có thể gây tổn hại các màng nhầy ở dạ dày và hệ tiêu hoá, từ đó làm tăng nguy cơ viêm loét, xuất huyết.

- Lạm dụng nhiều dẫn đến nghiện hoặc phụ thuộc vào thuốc giảm đau.

- Gây tăng huyết áp nếu sử dụng trong thời gian dài.

- Thuốc chứa paracetamol nếu dùng sai cách có thể tổn hại đến gan, thận gây cảm giác buồn nôn, suy gan, suy thận.

- Không nên sử dụng thuốc giảm đau cho người có tiền sử dị ứng, mắc bệnh tự miễn, người già, trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau răng

6. Uống thuốc giảm đau răng nhưng vẫn đau phải làm sao?

Có một số trường hợp dù sử dụng thuốc giảm đau nhưng cảm giác đau nhức răng vẫn không thuyên giảm thì bạn có thể làm theo một số cách như sau:

6.1. Điều chỉnh lại lượng thuốc

Nguyên nhân chính của việc sử dụng thuốc giảm đau nhưng không cảm thấy dễ chịu hơn là việc sử dụng thuốc không đúng liều lượng của bác sĩ chỉ định. Trường hợp mua thuốc không kê đơn thì bạn nên uống thuốc theo liều lượng được ghi trên bao bì. Việc sử dụng đúng liều lượng thuốc giúp cơn đau răng thuyên giảm nhanh chóng.

Điều chỉnh lại lượng thuốc

6.2. Thay đổi loại thuốc

Đôi khi, loại thuốc giảm đau mà bạn đang sử dụng có thể không phù hợp với điều kiện, tình trạng răng bị đau của bạn. Trong trường hợp này thì bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được thay đổi thành loại thuốc phù hợp hơn, hoặc chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc khác với hoạt chất nhẹ như thuốc không chứa steroid, corticoid hoặc opioids nếu tình trạng đau nhức răng quá nghiêm trọng.

Vậy đau răng uống thuốc gì sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cũng như nguyên nhân khiến răng bị đau để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Dù vẫn có những loại thuốc giảm đau không cần kê đơn nhưng trên thực tế bệnh nhân vẫn nên đến nha khoa để được thăm khám rồi sử dụng các loại thuốc giảm đau đúng liều lượng theo như chỉ định của bác sĩ để có thể hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm về sau.