VN

Top 8 Cách Chữa Đau Răng Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Nguyên nhân gây sâu răng
2. 8 cách giảm đau răng tại nhà hiệu quả
3. Cách ngăn ngừa đau răng 

Sâu răng là một trong những hiện tượng phổ biên nhất về răng miệng mặc dù không quá đáng lo ngại nhưng đây có thể là một dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm khác về răng. Do đó, các cách giảm đau răng ngay tại nhà cùng với những nguyên liệu đơn giản có sẵn là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng Nha khoa Quốc tế BIK tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Nguyên nhân gây sâu răng

Theo các chuyên gia về sức khỏe răng miệng, đau răng không phải là một bệnh lý mà đây là dấu hiệu của các bệnh lý về vấn đề răng miệng khác. Phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ cơn đau, thời gian cơn đau kéo dài mà sẽ có các cách điều trị khác nhau. Vì vậy, khi người bệnh bị đau răng thì cần tìm ra nguyên nhân từ đó mới có phương pháp điều trị dứt điểm.

Nguyên nhân gây sâu răng

Các nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đau răng như sau:

- Viêm tuỷ

- Sâu răng

- Bệnh lý về nướu răng

- Bị áp xe răng

- Viêm xoang

- Mọc răng khôn

Bên cạnh đó, tình trạng răng đau còn có thể là do một số nguyên nhân ít phổ biến hơn như: gãy răng, do nghiến răng quá mức, do liệu trình điều trị hoặc cân chỉnh răng, tụt lợi khiến bề mặt chân răng bị lộ,....

2. 8 cách giảm đau răng tại nhà hiệu quả

Đau răng tuy không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng đây là dấu hiệu của các bệnh lý về răng khác, do đó, khi người bệnh bị đau răng cần nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu chưa thể đi khám ngay thì bệnh nhân có thể áp dụng một số cách sau đây để giảm đau nhanh chóng:

2.1. Giảm đau răng bằng cách chườm đá lạnh

Chườm lạnh là một trong những cách giảm đau răng tại nhà phổ biến và dễ thực hiện. Nhiệt độ thấp khi chườm lạnh tác dụng lên các vùng răng bị đau nhức có công dụng hạn chế lưu lượng máy dồn vào đồng thời làm tê liệt các dây thần kinh. Do đó, với nhiều tình trạng đau răng nói riêng và đau nói chung, chườm lạnh thường được sử dụng để giảm đau tức thì.

Chườm lạnh giảm đau răng tại nhà

Tuy vậy, người bệnh cần lưu ý chườm lạnh đúng cách để tránh gây ra các tổn thương đến răng lợi như sau:

- Sử dụng túi chườm bên trong chứa đá hoặc nước lạnh, nếu không có sẵn túi chườm có thể thay thế bằng khăn bông sạch.

- Đặt túi chườm hoặc khăn bông lên vùng má bên ngoài gần khu vực răng bị đau nhức.

Khả năng giảm đau khi chườm có thể giảm dần khi kết thúc, cần lưu ý không nên lạm dụng phương pháp này vì nhiệt độ quá lạnh có thể gây ảnh hưởng đến răng cũng như các dây thần kinh liên quan.

2.2. Giảm đau răng bằng tinh dầu cỏ xạ hương

Tinh dầu xạ hương từ lâu đã được biết đến với công dụng giảm đau cũng như chữa bệnh do chức nhiều chất kháng khuẩn, làm sạch, giảm viêm nhiễm. Trong đó, tinh dầu cỏ xạ hương được nhiều chuyên gia khuyên dùng trong các bệnh nhiễm trùng nói chung và viêm trong khoang miệng nói riêng. 

Để áp dụng phương pháp này, hãy nhỏ một giọt tinh dầu cỏ xạ hương hoặc dùng cỏ xạ hương tươi vào một cốc nước ấm, sau đó sử dụng dung dịch vừa pha để súc miệng. Bên cạnh đó, có thể nhỏ trực tiếp tinh dầu vào bông gòn, sau đó đặt lên vị trí răng bị đau. Sau khoảng vài phút, răng sẽ bớt đau nhức và cảm thấy dễ chịu hơn.

Tinh dầu cỏ xạ hương giúp giảm đau răng

2.3. Giảm đau răng nhờ súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối là phương pháp vệ sinh răng miệng đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả được áp dụng phổ biến. Biện pháp này vừa có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, vừa có thể đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng. Vì vậy, nguyên nhân gây đau răng của bệnh nhân là do viêm lợi, viêm nướu,... thì có thể súc miệng với nước muối nhiều lần trong ngày.

Ngay cả khi cơn đau răng đã thuyên giảm thì bệnh nhân vẫn nên duy trì việc súc miệng bằng nước muối hàng này để có thể vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ngăn ngừa các cơn đau có thể tái phát. Người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý hoặc thay thế bằng nước muối pha loãng, súc miệng đều đặn 2 đến 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Lưu ý không được pha nước muối quá mặn hoặc quá loãng.

Giảm đau răng hiệu quả với nước muối

2.4. Giảm đau răng với tỏi

Tỏi là một nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Bên cạnh việc được sử dụng làm gia vị trong nấu ăn thì trong tỏi còn chứa chất Allicin là một thành phần có công dụng kháng khuẩn mạnh mẽ. Do đó, dân gian đã lưu truyền bài thuốc dùng tỏi để giảm cơn đau răng cũng như tình trạng sưng viêm.

Phương pháp này được áp dụng như sau: Nghiền nát tỏi tươi đem trộn với một ít nước và muối hạt, sau đó đắp trực tiếp hỗn hợp lên vị trí bị đau răng. Tránh sử dụng tỏi tươi nghiền nát trực tiếp mà phải trộn cùng một ít nước vì nồng độ tỏi quá cao có thể gây bỏng niêm mạc miệng.  

Giảm đau răng tại nhà với tỏi

2.5. Cách giảm đau răng nhờ oxy già

Bên cạnh phương pháp súc miệng với nước muối, dung dịch hydro peroxide hay còn được gọi là oxy già cũng là một loại nước súc miệng kháng khuẩn hiệu quả. Theo các chuyên gia, súc miệng bằng dung dịch oxy già mang lại hiệu quả khi răng bị đau do nhiễm trùng. Nước súc miệng bằng oxy già cần được pha theo tỉ lệ 1:1 giữa dung dịch hydro peroxide 3% và nước.

Theo đó, nên súc miệng oxy già trong 30 giây, sau đó hãy nhổ dung dịch ra và súc miệng lại nhiều lần với nước sạch. Người bệnh cần lưu ý dung dịch oxy già cực kỳ nguy hiểm nếu chẳng may nuốt phải. Vì vậy, cần cẩn thận khi súc miệng bằng dung dịch này. Cùng vì lý do này mà súc miệng với dung dịch oxy già không phải là các chữa đau răng tại nhà được khuyến khích áp dụng cho trẻ em.

2.6. Cách giảm đau răng bằng gel lô hội

Lộ hội hay còn được gọi là nha đam ngoài tác dụng thanh lọc cơ thể còn có thể giúp cải thiện sức khỏe răng miệng. Gel lô hội là thành phần chính trong loại thực vật mọng nước này. Trong nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia đã dùng gel lô hội với những mục đích như:

- Chữa lành vết bỏng

- Xoa dịu, giảm đau các vết thương ngoài da

Ngoài ra, gel nha đam còn được dùng để làm sạch và làm dịu vùng nướu bị sưng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nha đam có khả năng kháng khuẩn tự nhiên, từ đó tiêu diệt phần nào vi khuẩn gây đau răng. Để sử dụng, hãy thoa một lượng vừa đủ gel lên khu vực đau và massage nhẹ nhàng.

Gel lô hội hỗ trợ giảm đau răng

2.7. Cách giảm đau răng nhờ bạc hà

Bạc hà cũng là một trong những nguyên liệu có khả năng gây mê từ đó làm dịu cơn đau răng. Ngoài ra bạc hà cũng được nhiều người biết đến như một hoạt chất kháng khuẩn mạnh. Có thể sử dụng lá bạc hà khô ngâm với nước sôi khoảng 20 phút để pha thành trà bạc hà. Sau đó có thể dụng như một loạI trà bình thường hoặc để súc miệng. 

Nếu người bệnh không thích trà bạc hà có thể mua tinh dầu bạc hà bạc hà và nhỏ một vài giọt vào miếng bông gòn được tiệt trùng trước khi đặt trực tiếp vào vị trí răng bị đau. Đây cũng được xem là một trong những phương pháp chữa đau răng tạm thời.

2.8. Cách giảm đau răng bằng đinh hương

Trong đinh hương có chứa eugenol là một loại hợp chất gây mê tự nhiên. Ngoài ra, đinh hương còn có khả năng chống viêm và kháng khuẩn, từ đó hỗ trợ phục hồi cũng như chống nhiễm trùng răng và nướu.

Để thực hiện phương pháp này, hãy dùng bông gòn đã tiệt trùng thấm một vài giọt tinh dầu đinh hương và đặt trực tiếp lên vị trí đau răng. Bên cạnh đó, thay vì dùng tinh dầu được chiết sẵn, người bệnh còn có thể thử biện pháp nhai đinh hương khô và giữ nó tại vị trí đau răng khoảng 30 phút.

Giảm đau răng tại nhà với đinh hương

Trong một vài trường hợp đau răng, các phương pháp giảm đau răng tại nhà được các chuyên gia khuyến cáo áp dụng chung với điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp nhằm giảm đau và tăng tốc độ phục hồi. Nếu cơn đau răng kéo dài không thuyên giảm, người bệnh có thể phải sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. 

3. Cách ngăn ngừa đau răng 

Để phòng tránh lung lay răng, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám thức ăn.

- Sử dụng bàn chải lông mềm với lực chải vừa phải tránh làm nướu răng bị tổn thương.

- Thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng một lần để tránh vi khuẩn tích tụ.

- Dùng kem đánh răng phù hợp hỗ trợ răng được chắc khỏe.

- Kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn có trong kẽ răng, tránh làm tổn thương nướu răng.

- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết hỗ trợ tăng đề kháng giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn gây hại.

- Thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng được kiểm tra thường xuyên.

Cách ngăn ngừa đau răng

Vậy đau răng không phải là một bệnh lý nhưng đây lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về răng miệng khác. Nguyên nhân gây đau răng có thể xuất phát từ việc bị viêm nướu, sâu răng, áp xe răng,... Khi phát hiện bị đau răng, bệnh nên có thể áp dụng một số cách giảm đau răng tại nhà kể trên. Tuy nhiên, bệnh nhân nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám đúng cách. Nha khoa Quốc tế BIK là địa chỉ nha khoa điều trị đau răng uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao mà bạn có thể tin tưởng lựa chọn.