VN

Áp Xe Răng Có Tự Khỏi Được Không?

Áp xe răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến hiện nay, xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng nhìn chung đây là biến chứng của một số bệnh lý khác như sâu răng, viêm nha chu nặng,... Áp xe có thể gây những ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ tổng thể nếu không được điều trị kịp thời. Cùng Nha khoa Quốc tế BIK tìm hiểu xem áp xe răng có tự khỏi được không, nếu không thì sẽ được điều trị với các phương pháp nào nhé!

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Áp xe răng là gì?
2. Lý do hình thành áp xe răng
3. Áp xe răng có tự khỏi được không?
4. Điều trị áp xe răng như thế nào?
5. Phòng ngừa áp xe răng

ap-xe-nuou-rang-co-tu-khoi-khong

1. Áp xe răng là gì?

Áp xe răng chỉ trường hợp răng bị sưng đau và bắt đầu xuất hiện những túi mủ ở vị trí chân răng. Đây là căn bệnh nhiễm trùng biến chứng bởi sâu răng, viêm nha chu hoặc do răng bị nứt vỡ khiến vi khuẩn tấn công làm tủy răng bị tổn thương. Khi đó, tại gốc xương hàm sẽ xuất hiện tình trạng tụ mủ gây áp xe răng.

Áp xe có thể hình thành rất nhanh, có thể chỉ 1 đến 2 ngày sau khi miệng bị nhiễm trùng. Bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ em lẫn người lớn.

ap-xe-rang-la-gi

2. Lý do hình thành áp xe răng

Một số nguyên nhân chính gây áp xe răng có thể kể đến như sau:

  -  Bệnh nhân mắc phải các bệnh như sâu răng, viêm nha chu,... nhưng không thực hiện điều trị nhanh chóng làm tăng nguy cơ áp xe răng.
  -  Tuỷ bị tổn thương do răng bị nứt, vỡ nặng hoặc do quá trình can thiệp chữa tuỷ.
  -  Người sử dụng quá nhiều đồ ngọt, nước uống có ga hoặc có cồn.
  -  Bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường khiến khả năng miễn dịch bị suy giảm và vi khuẩn sẽ tận dụng cơ hội để tấn công hình thành áp xe răng.

3. Áp xe răng có tự khỏi được không?

ap-xe-rang-co-tu-khoi-khong
Áp xe nướu răng có tự khỏi không?

Áp xe răng được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tổng thể cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Bệnh áp xe răng không thể tự khỏi được mà bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn về phương án điều trị phức tạp.

Lưu ý rằng đây là kỹ thuật đòi hỏi tay nghề cao của bác sĩ nên bạn cần lựa chọn điều trị áp xe răng ở những cơ sở nha khoa uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, đồng thời được trang bị đầy đủ công nghệ, máy móc hiện đại giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, an toàn hơn.    

4. Điều trị áp xe răng như thế nào?

dieu-tri-ap-xe-rang-nhu-the-nao

Đối với mỗi trường hợp khác nhau thì bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp và mang lại kết quả cao nhất:

Điều trị tuỷ

Điều trị tuỷ có thể giúp loại bỏ sự lây nhiễm tối đa mà vẫn giữ được tính thẩm mỹ tuyệt đối. Để điều trị tuỷ răng, bác sĩ sẽ khoan một ống nhỏ đến vị trí tủy răng và loại bỏ hoàn toàn mô tuỷ bị viêm nhiễm và ổ áp xe bên trong. Sau đó, ống tuỷ sẽ được trám bít lại và bọc mão sứ lên trên để bảo vệ răng.

Sở dĩ cần thực hiện phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ là vì răng sau khi lấy tuỷ giống như đã bị mất đi “trái tim”, không được cung cấp chất dinh dưỡng để tồn tại chắc khoẻ như thông thường nên trở nên nhạy cảm hơn trước tác động bên ngoài. Do đó, mão răng sứ sẽ hỗ trợ quá trình ăn nhai được thuận lợi và không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Trường hợp nhiễm trùng giới hạn ở những khu vực áp xe thì thuốc kháng sinh có thể sẽ không cần thiết nhưng nếu nhiễm trùng đã lan đến các răng bên cạnh hoặc khu vực khác thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự lây lan. Ngoài ra, thuốc kháng sinh còn có thể được khuyến khích nếu bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu.

Nhổ răng tại vị trí áp xe

Đối với tình trạng áp xe quá nặng không thể điều trị bảo tồn thì bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng tại vị trí áp xe. Sau khi điều trị áp xe răng, bạn cần lưu ý chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sung nhiều nước, vitamin và muối khoáng. Ngoài ra, không nên để miệng bị khô và hạn chế thực phẩm cứng, dai, nóng, lạnh,...

5. Phòng ngừa áp xe răng

phong-ngua-ap-xe-rang

Để phòng ngừa áp xe răng cũng như các bệnh lý răng miệng khác, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

  -  Đánh răng bằng bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để loại bỏ các vụn thức ăn tồn đọng trong khoang miệng.
  -  Thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng/ lần để ngăn chặn vi khuẩn tích tụ.
  -  Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn còn ở các kẽ răng.
  -  Súc miệng bằng nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

Chế độ ăn uống hợp lý

Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường là một trong những nguyên nhân chính gây áp xe răng. Do đó, bạn nên chú ý hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều đường hoặc tinh bột. 

Nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, có đề kháng tốt chống lại vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, bạn nên tránh xa thuốc lá, rượu bia hoặc các chất kích thích có hại khác.

Thăm khám định kỳ

Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện được những bệnh lý răng miệng và thực hiện điều trị kịp thời nếu có. Tránh tình trạng ủ bệnh rồi dẫn đến nhiều ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ tổng thể.

Vậy áp xe răng có tự khỏi không thì câu trả lời là không thể, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể một khi nhận thấy các dấu hiệu bị áp xe răng. Để quá trình điều trị được diễn ra an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên lựa chọn điều trị tại cơ sở nha khoa uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao cùng nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực răng hàm mặt.