VN

Cách Chữa Sâu Răng Hàm Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Nguyên nhân khiến răng hàm bị sâu
2. Dấu hiệu cho biết răng hàm bị sâu
3. Cách chữa sâu răng hàm tại nhà
4. Cách ngăn ngừa sâu răng hàm

Sâu răng là bệnh lý răng miệng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt đối với những người có thói quen tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột. Tình trạng này không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà từ đó còn khiến chất lượng cuộc sống hằng ngày bị ảnh hưởng đáng kể. Để làm dịu cơn đau nhanh chóng khi chưa thể đến nha khoa để điều trị dứt điểm, bạn có thể áp dụng một số cách chữa sâu răng hàm ngay tại nhà được gợi ý trong bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân khiến răng hàm bị sâu

Nguyên nhân gì khiến răng hàm bị sâu? Răng hàm đảm nhận chức năng quan trọng trong việc ăn nhai nên thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn, chất đường,... nên nếu không vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, các vi khuẩn sẽ có môi trường thuận lợi để phát triển, tấn công men răng.

Nếu như tình trạng này để lâu không được xử lý, răng sẽ dần chuyển sang màu đen, lúc này có nghĩa là men răng và ngà răng đã bị phá huỷ.

Một nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến tình trạng răng hàm bị sâu đó là do bệnh nhân không đi lấy cao răng thường xuyên, dùng bàn chải đánh răng cứng, xỉa tăm, súc miệng bằng trà xanh không đủ để làm sạch hoàn toàn răng miệng. Bên cạnh đó, men răng yếu bẩm sinh cũng có thể là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công gây sâu răng.

Nguyên nhân khiến răng hàm bị sâu

2. Dấu hiệu cho biết răng hàm bị sâu

Sâu răng thường có những dấu hiệu như sau:

- Xuất hiện các vết màu nâu hoặc đen có thể nhận biết bằng mắt thường.

- Nướu bị sưng hoặc chảy máu: Nướu sưng có thể gây khó chịu cho người bệnh, bởi chỉ cần tác động một lực nhỏ như đánh răng, dùng chỉ nha khoa cũng khiến nướu dễ dàng chảy máu và nhiễm trùng.

- Xuất hiện lỗ sâu, hố sâu răng có kích thước tuỳ thuộc vào tình trạng sâu.

- Răng bị đau buốt: Hiện tượng đau buốt răng thường diễn ra khi có phần thức ăn thừa lọt vào lỗ sâu răng, hoặc khi người bệnh sử dụng đồ ăn nóng, lạnh bất thường.

- Ê buốt, đau nhức khi nhai: Vi khuẩn bào mòn men răng gây tổn thương, ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh và thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả tuỷ răng khiến khi thực hiện chức năng ăn nhai người bệnh cảm thấy đau buốt.

Dấu hiệu khiến răng hàm bị sâu

3. Cách chữa sâu răng hàm tại nhà

Vì thực hiện chức năng ăn nhai - chức năng quan trọng nhất của răng trong khía cạnh ăn uống, thu nạp dinh dưỡng vào cơ thể, nên răng hàm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu như răng hàm bị sâu sẽ khiến việc ăn uống hàng ngày trở nên vô cùng khó khăn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của cả cơ thể.

Nhằm ngăn chặn tình trạng vi khuẩn sâu răng tiến triển nặng hơn và giảm cơn đau nhức tức thời, các biện pháp áp dụng tại nhà với nguyên liệu thiên nhiên lành tính, dễ tìm luon là lựa chọn hàng đầu của người Việt từ xưa. Cùng tìm hiểu các cách chữa sâu răng hàm tại nhà đơn giản dưới đây:  

3.1. Súc miệng bằng nước muối 

Súc miệng bằng nước muối là một trong những cách đơn giản, dễ dàng thực hiện nhất tại nhà. Muối từ lâu đã được biết đến là một chất kháng khuẩn tự nhiên, do đó khi súc miệng cùng nước muối có thể làm giảm viêm và sưng đau do sâu răng gây ra. Bên cạnh đó, muối còn có thể giúp bảo vệ răng bị tổn thương trước nhiễm trùng.

Để thực hiện phương pháp này, người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý hoặc pha muối loãng muối với nước ấm. Lưu ý không được pha nước muối quá mặn hoặc quá loãng.

Nuớc muối giúp giảm đau

3.2. Chữa sâu răng hàm bằng lá tía tô

Lá tía tô có chứa nguồn Perillaldehyd dồi dào nên nhờ đó có khả năng diệt khuẩn, cải thiện tình trạng sâu răng, giảm thiểu tình trạng răng bị tổn thương do vi khuẩn gây hại tấn công.

Ngoài ra, lá tía tô còn có công dụng hiệu quả trong việc tăng cường lưu thông máu đến khoang miệng để răng, nướu, lợi luôn được nuôi dưỡng khoẻ mạnh nhất. Không những vậy, tinh dầu lá tía tô còn đem lại tác dụng cải thiện tình trạng hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu khi bị sâu răng.

- Lá tía tô làm thuốc bôi: Rửa sạch một nắm lá tía tô tươi sau đó giã nát hoặc có thể dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Sử dụng một tấm vải dày để vắt lấy nước cốt lá và dùng nước cốt đó chấm lên lỗ sâu răng hoặc có thể đắp cả bã để tăng hiệu quả. Bôi nước từ lá tía tô mỗi ngày từ 2 đến 3 lần để thấy được hiệu quả.

- Lá tía tô để súc miệng: Rửa sạch và đun sôi kỹ một nắm lá tía tô tươi với 400ml nước trong khoảng 10 phút. Sau đó, loại bỏ bã rồi thêm một thìa cà phê muối và khuấy cho hỗn hợp tan hoàn toàn. Để nguội hỗn hợp vừa pha và dùng để súc miệng sau các bữa ăn hàng ngày nhằm ngăn ngừa và chữa trị sâu răng hàm.

Chữa sâu răng hàm bằng lá tía tô

3.3. Cách chữa sâu răng hàm bằng rượu cau

Sử dụng rượu cau để chữa sâu răng hàm làm một phương pháp đã có từ lâu đời thường được các cụ áp dụng do nhà nào cũng có sẵn cau trong vườn. Thực tế cho đến ngày nay công thức này vẫn được lưu truyền là một trong những các chữa sâu răng hàm tại nhà có hiệu quả và nhanh chóng.

Do rượu cau là một hỗn hợp có tính cay, chát và chứa một lượng lớn các chất như Tannic, Axit Galic, Ligin,... Đây là những chất có thể hạn chế được sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại cho sức khoẻ răng miệng như vi khuẩn gây sâu răng.

Trong rượu chứa nồng độ cồn cao kết hợp với hạt cau sẽ có tính sát khuẩn cao và khiến răng trở nên chắc khoẻ khi đang bị sâu răng.

Chữa sâu răng hàm bằng rượu cau

Cách thực hiện:

- Bước 1: Tách lấy khoảng 20 đến 25 hạt quả cau tươi và rửa sạch.

- Bước 2: Bổ hạt quả cau thành 2 hoặc 4 phần rồi cho vào bình, đổ rượu trắng có nồng độ dưới 30 độ ngập hạt cau theo tỉ lệ 1:3.

- Bước 3: Ngâm hạt cau khoảng 30 ngày thì có thể đem ra dùng.

- Bước 4: Chắt một ít rượu cau và ngậm khoảng 3 đến 5 phút, sau đó súc miệng bằng nước sạch. Có thể áp dụng 1 đến 2 lần mỗi ngày.

3.4. Dùng lá ổi để chữa sâu răng hàm

Lá ổi được biết đến là một trong những nguyên liệu có thể làm giảm đau nhức răng khi bị sâu. Bởi trong lá có chứa nhiều tanin, quercetin, Beta-sitosterol, astringents,…nên có khả năng kháng khuẩn, giảm đau nhức răng, cải thiện tình trạng sưng viêm nướu và ngăn chặn vi khuẩn không tấn công sâu vào tuỷ răng.

Cách thực hiện: Rửa sạch khoảng 2 - 3 lá ổi với nước muối loãng. Nhai kỹ lá tươi rồi nuốt nước từ từ, phần bã còn lại giữ ở vị trí răng hàm bị sâu khoảng 5 phút. Sau đó nhổ bã ra và súc miệng kỹ lại với nước sạch. Cách này có thể thực hiện 2 đến 3 lần mỗi ngày.

Dùng lá ổi để chữa sâu răng hàm

3.5. Chữa sâu răng hàm bằng gừng

Gừng là một vị thuốc có khả năng giảm đau, kháng viêm, diệt khuẩn tự nhiên do có chứa Cineol, b-zingiberene và geraniol. Bên cạnh đó, gừng còn có công dụng làm giãn nở mạch máu, kích thích sự lưu thông tuần hoàn máu đến khoang miệng để giúp răng chắc khoẻ hơn.

Cách sử dụng: Giã nát nửa của gừng tươi và dùng nó để đắp trực tiếp lên vị trí răng vị sâu để làm giảm đau nhức răng, tiêu diệt vi khuẩn. Phương pháp này có thể áp dụng từ 2 đến 3 lần một ngày.

Gừng hỗ trợ điều trị răng hàm bị sâu

4. Cách ngăn ngừa sâu răng hàm

Để ngăn ngừa sâu răng hàm hiệu quả, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

4.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hoàn toàn mảng bám trên bề mặt răng, tránh tình trạng cao răng hình thành dày đặc.

- Sử dụng bàn chải lông mềm, đánh răng theo vòng tròn để hạn chế nướu răng bị tổn thương.

- Thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 - 4 tháng/ 1 lần lần để tránh vi khuẩn tích tụ gây sâu răng.

- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn sâu trong kẽ răng, nơi mà bàn chải không thể làm sạch.

Chăm sóc răng miệng đúng cách

4.2. Chế độ ăn uống hợp lý

Có thể nói thực phẩm ngọt chứa nhiều đường cũng như thực phẩm chứa nhiều tinh bột chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng. Do đó, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm này trong bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại nước có gas, đồ cay nóng, đồ chua,... để tránh làm tổn thương men răng.

Vậy khi bị sâu răng hàm thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số cách chữa sâu răng hàm ngay tại nhà để hạn chế cơn đau tạm thời. Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm những cơn đau dai dẳng do sâu răng gây ra thì bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ chuyên môn thăm khám tìm ra nguyên nhân cụ thể rồi tiến hành điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu.