VN

Nên Ăn Gì Để Chữa Tụt Lợi Được Hiệu Quả Hơn?

NỘI DUNG BÀI VIẾT:

1. Biểu hiện của tụt lợi là gì?
2. Cách chữa tụt lợi hiệu quả tại nhà
3. Ăn gì để chữa tụt lợi?
4. Các thực phẩm cần tránh khi bị tụt lợi

Chế độ ăn uống cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của mỗi người, đặc biệt khi gặp phải tình trạng tụt lợi thì việc ăn uống khoa học lại càng quan trọng hơn. Trên thực tế thì việc điều trị tụt lợi tại nha khoa là không đủ để chấm dứt tụt lợi mà bệnh nhân cũng cần phối hợp với bác sĩ thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách cũng như có một chế độ ăn uống hợp lý tại nhà. Vậy hãy cùng Nha khoa Quốc tế BIK tìm hiểu nên ăn gì để chữa tụt lợi cũng như nên kiêng ăn gì để quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa nhé!

1. Biểu hiện của tụt lợi là gì?

Tụt lợi là tình trạng nướu bị rút về phía chân răng khiến phần chân răng bị lộ ra bên ngoài khá nhiều. Do đó, răng sẽ trở nên nhạy cảm và dễ dàng bị ê buốt trong quá trình ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng hằng ngày.

Tụt lợi trong thời gian đầu thường không gây khó chịu cho người bệnh nên thường bị bỏ qua và không tìm cách chữa trị kịp thời. Biểu hiện của tụt lợi có thể kể đến như sau:

- Lợi có màu đỏ sậm và sưng tấy, thường xuyên bị chảy máu khi vệ sinh răng miệng.

- Phần nướu xuất hiện các khe hở, không ôm sát vào chân răng.

- Răng trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với thực phẩm cay, chua hay nóng, lạnh.

- Khoảng cách giữa các răng bắt đầu bị xô lệch xa nhau dần do nướu không còn đủ chắc khoẻ để giữ vững răng,

- Hơi thở có mùi khó chịu.

Biểu hiện của tụt lợi

2. Cách chữa tụt lợi hiệu quả tại nhà

Để hạn chế cảm giác khó chịu khi tụt lợi, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

2.1. Dùng mật ong

Mật ong từ lâu đã là nguyên liệu thiên nhiên hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh liên quan đến viêm nhiễm, nhiễm trùng. Cách dùng mật ong chữa tụt lợi cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng tăm bông tẩm mật ong chấm lên phần nướu bị tổn thương trong 5 phút rồi súc miệng lại với nước sạch. Duy trì thực hiện trong vòng 1 tuần sẽ thấy nướu răng có sự thay đổi tích cực.

Mẹo trị tụt lợi với mật ong

2.2. Dùng lá trà xanh

Trong lá trà xanh có chứa catechin giúp củng cố liên kết giữa răng và lợi, ngoài ra còn có chất chống oxy hoá nên trà xanh được sử dụng phổ biến để hỗ trợ điều trị tụt lợi hiệu quả. Bạn chỉ cần đun sôi lá trà xanh với nước sạch rồi lọc lấy nước. Dùng nước trà xanh nguội để súc miệng mỗi sáng hoặc dùng như nước uống hằng ngày.

Mẹo chữa tụt lợi với lá trà xanh

2.3. Dùng nha đam

Không chỉ nổi tiếng với công dụng làm đẹp da, nha đam còn có thể cải thiện tình trạng sưng nướu, tụt lợi hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy một lượng nha đam vừa đủ đắp lên phần lợi bị tổn thương, giữ nguyên trong khoảng 3-5 phút rồi súc miệng sạch lại với nước. Hoặc cách khác là bôi trực tiếp nha đam lên bàn chải để đánh răng hằng ngày.

Nha đam chữa tụt lợi hiệu quả

2.4. Dùng thuốc bôi

Sử dụng thuốc bôi chứa flour là một trong những biện pháp giảm ê buốt khi bị tụt lợi phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể dễ dàng tìm mua các loại thuốc này nhưng đây chỉ là biện pháp kịp thời chứ không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây tụt nướu.

Điều trị tụt lợi bằng thuốc bôi

3. Ăn gì để chữa tụt lợi?

Chế độ ăn uống cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự khỏe mạnh của nướu răng nên bạn cần lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để chữa tụt lợi:

3.1. Thực phẩm giàu chất xơ

Bổ sung đầy đủ chất xơ trong khi bị tụt lợi sẽ giúp làm sạch khoang miệng và tăng khả năng bài tiết nước bọt, bảo vệ răng và nướu khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Từ đó, không chỉ khắc phục hiệu quả tụt lợi mà cơ thể còn có đủ sức đề kháng để đẩy lùi các bệnh răng miệng khác. Chất xơ thường có trong các loại rau cải xanh, cà rốt, súp lơ, đậu các loại,...

Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho răng bị tụt lợi

3.2. Thực phẩm chứa Axit Lactic

Các loại thực phẩm chứa nhiều Axit Lactic như sữa chua, bánh mì,... rất tốt đối với bệnh nhân bị tụt lợi. Axit Lactic không chỉ có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá mà còn làm tăng hoạt động của hệ miễn dịch, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh răng miệng. Do đó, thực phẩm chứa Axit Lactic có thể hỗ trợ chữa tụt lợi hiệu quả.

Thực phẩm chức Axit Lactic

3.3. Trái cây chứa vitamin C

Người bị tụt lợi cũng nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C như ổi, cam, chanh, quýt,... để tăng sức đề kháng đồng thời giúp sức khoẻ răng miệng phát triển tốt hơn. Chất này ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại và làm lành các tổn thương ở nướu răng hiệu quả.

Thực phẩm giàu vitamin C

3.4. Uống mật ong và chanh 

Mật ong chứa nhiều yếu tố giúp kháng khuẩn và chanh chứa nhiều vitamin C làm tăng sức đề kháng cho cơ thể nên khi kết hợp hai nguyên liệu này sẽ giúp hỗ trợ điều trị tụt lợi hiệu quả. Chanh và mật ong khi kết hợp sẽ tạo nên một loại thức uống cải thiện tình trạng viêm và sưng nướu, đồng thời loại bỏ mùi hôi khó chịu của cơ thể và giữ khoang miệng luôn sạch sẽ.

Mật ong và chanh chữa tụt lợi

3.5. Thực phẩm giàu Omega 3

Thực phẩm giàu Omega 3 chủ yếu có trong các loại cá như cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá trích,... có tác dụng bảo vệ nướu tối ưu. Ngoài ra, Omega 3 giúp làm giảm tình trạng tụt lợi hiệu quả, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình lành thương do tụt lợi gây ra.

Thực phẩm giàu Omega 3

4. Các thực phẩm cần tránh khi bị tụt lợi

Ngoài việc chú ý bổ sung các thực phẩm cần thiết để hỗ trợ chữa tụt lợi thì bệnh nhân cũng cần lưu ý kiêng ăn một số món để có được hiệu quả điều trị tốt nhất:

4.1. Thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng

Khi bị tụt lợi, nướu răng bị sưng tấy và gây đau đớn khi ăn nhai đồng thời rất dễ bị chảy máu khi chịu tác động từ bên ngoài. Do đó, néu ăn thực phẩm có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì có thể khiến cơn đau trở nên tệ hơn, mức độ tổn thương trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, để việc điều trị diễn ra thuận lợi thì tốt nhất là bạn nên hạn chế các thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng như: Ớt, hạt tiêu, nước đá, kem,... cho đến khi bệnh được chữa khỏi hoàn toàn.

4.2. Thực phẩm cứng, dai

Khi dùng thực phẩm cứng, dai thì bệnh nhân mất rất nhiều lực hàm răng để nghiền nhỏ rồi mới tiêu hoá được. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến phần lợi đang bị tổn thương. Ngoài ra, thực phẩm dai rất dễ bị mắc lại trong các kẽ răng, nếu không được vệ sinh kỹ thì sẽ hình thành cao răng, làm tình trạng viêm nhiễm trở nên càng khó điều trị hơn.

4.3. Thực phẩm làm khô miệng

Khoang miệng bị khô và không có đủ nước bọt là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và tấn công khiến tụt lợi bị chuyển biến xấu đi. Vì vậy bệnh nhân cần giữ ẩm khoang miệng để loại bỏ mảng bám thức ăn còn sót lại trên bề mặt răng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

4.4. Thực phẩm chứa nhiều đường

Khi sử dụng các thực phẩm có vị ngọt, chứa quá nhiều đường thì các mảnh đường vụn sẽ mắc kẹt lại trong kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tấn công đến nướu răng đang trong tình trạng nhạy cảm. Lúc này, bệnh tụt lợi sẽ càng chuyển biến xấu đi, cơn đau diễn ra thường xuyên và dữ dội hơn.

Tránh răng đồ ngọt khi bị tụt lợi

Vậy với những thông tin mà Nha khoa Quốc tế BIK đã tổng hợp phía trên, hy vọng bạn đã biết nên ăn gì để chữa tụt lợi hiệu quả nhất. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần lưu ý kiêng ăn một số món ăn nhất định để đảm bảo quá trình điều trị được diễn ra nhanh chóng và mang lại hiệu quả tốt nhất.