VN

Viêm Nha Chu Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không?

NỘI DUNG BÀI VIẾT:

1. Biểu hiện của viêm nha chu mãn tính
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu
3. Viêm nha chu mãn tính gây ảnh hưởng gì?
4. Điều trị viêm nha chu mãn tính như thế nào?
5. Chăm sóc răng miệng để phòng tránh bệnh viêm nha chu

Viêm nha chu mãn tính là một dạng bệnh lý răng miệng khá phổ biến hiện nay. Bệnh này khiến các tổ chức quanh răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng gây khó khăn cho việc ăn nhai cũng như sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, vi khuẩn từ khoang miệng có thể sẽ xâm nhập vào các bộ phận trong cơ thể gây một số vấn đề sức khỏe toàn thân khác.

1. Biểu hiện của viêm nha chu mãn tính

Viêm nha chu mãn tính là bệnh lý răng miệng có diễn biến khá phức tạp và bắt nguồn từ bệnh viêm nướu thông thường khi không được điều trị kịp thời. Nếu phát hiện ra những triệu chứng sau đây thì bạn nên đến nha khoa để được kiểm tra càng sớm càng tốt:

- Nướu từ màu hồng chuyển sang màu đỏ đậm hoặc đỏ tươi.

- Lợi bị sưng tấy, cảm giác đau đớn khi tiếp xúc với thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.

- Răng trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương trước các tác động của bàn chải đánh răng hoặc khi ăn nhai thông thường.

- Xuất hiện mảng bám cao răng dày đặc.

- Hình thành các túi nha chu có chứa mủ bên trong.

- Hơi thở có mùi hôi.

- Răng lung lay, khoảng cách giữa các răng tăng lên khiến răng thưa dần.

Biểu hiện của viêm nha chu mãn tính

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu

Bệnh nhân mắc phải bệnh viêm nha chu mãn tính chủ yếu là do việc vệ sinh răng miệng kém làm mảng bám thức ăn vẫn còn tồn tại trên bề mặt răng. Lâu ngày các mảng bám này sẽ bị vôi hoá thành cao răng và là môi trường cực kỳ thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi. 

Vi khuẩn lúc này sẽ tấn công đến răng và nướu gây viêm nhiễm rồi bắt đầu hình thành những túi chứa mủ. Những túi viêm này kết hợp cùng với những mảng báo cao răng bám chặt nên người bệnh không thể tự loại bỏ tại nhà mà cần đến nha khoa.

nguyên nhân gây viêm nha chu

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây bệnh viêm nha chu có thể kể đến như:

- Thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai của phụ nữ khiến nướu trở nên nhạy cảm và tăng nguy cơ bị viêm lợi.

- Một số loại bệnh như ung thư, suy giảm hệ thống miễn dịch, đái tháo đường,... làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

- Bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc làm giảm lưu lượng nước bọt trong khi bản thân nước bọt lại là yếu tố bảo vệ răng và nướu.

- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh răng miệng.

3. Viêm nha chu mãn tính gây ảnh hưởng gì?

Bệnh viêm nha chu mãn tính là bệnh lý nghiêm trọng, nướu có thể bị chảy máu và ảnh hưởng trực tiếp đến xương ổ răng. Mặt khác, túi mủ hình thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ hơn và gây những ảnh hưởng như sau:

- Ổ răng bị tổn thương khiến răng không còn đứng vững được trên cung hàm, có thể bị lung lay và gãy rụng.

- Phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm nha chu có thể gia tăng nguy cơ sinh non hoặc trẻ sơ sinh bị thiếu cân.

- Vi khuẩn ở khoang miệng đã được chứng minh có liên quan tới bệnh tim, tắc nghẽn động mạch và thậm chí đột quỵ.

- Tỷ lệ mắc bệnh viêm nha chu mãn tính ở người tiểu đường thường cao hơn và bệnh này cũng khiến khả năng kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.

Viêm nha chu mãn tính có thể khiến răng gãy rụng

4. Điều trị viêm nha chu mãn tính như thế nào?

Tuỳ vào mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:

4.1. Điều trị khẩn cấp 

Điều trị khẩn cấp viêm nha chu khi xuất hiện khối áp xe ở vùng nướu lợi hoặc lớp niêm mạc bị viêm. Sở vào túi mủ cảm thấy đau đớn nhiều hoặc ít tuỳ vào tình trạng cụ thể. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh và chống viêm nhưng nhìn chung đây chỉ là phương pháp tạm thời, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính và theo chu kỳ tái phát lại cấp tính.

Điều trị viêm nha chu mãn tính với thuốc kháng sinh

4.2. Điều trị không phẫu thuật

Tùy vào tình trạng viêm nha chu cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định một số cách như sau:

- Bôi thuốc chống viêm và sát khuẩn vùng nướu, lợi bị sưng viêm.

- Cạo vôi răng loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn.

- Kiểm tra các miếng trám răng, chỉnh sửa hoặc thay thế miếng trám, phục hình những răng đã trám không đúng kỹ thuật.

- Cố định răng lung lay.

- Nhổ răng đối với trường hợp không giữ được răng thật.

cạo vôi răng điều trị viêm nha chu

4.3. Điều trị phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật được thực hiện trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp khác nhưng không hiệu quả:

- Loại bỏ túi nha chu: Bác sĩ sẽ tiến hành làm giảm kích thước của túi nha chu nhằm tạo điều kiện thuận lợi để làm sạch mảng bám có trên răng.

- Phẫu thuật tái tạo: Túi nha chu được tạo thành do mô và xương nha chu bị phá huỷ. Khi các túi này trở nên sâu hơn thì sẽ khiến cho răng bị lung lay. Mô và xương nha chu bị phá huỷ có thể được tái tạo sau khi cắt bỏ túi nha chu.

- Phẫu thuật ghép mô mềm: Viêm nha chu làm tụt lợi và lộ chân răng nên phẫu thuật ghép mô mềm được thực hiện nhằm hồi phục tổ chức quanh răng bị ảnh hưởng.

Phẫu thuật điều trị viêm nha chu mãn tính

4.4. Điều trị duy trì

Điều trị viêm nha chu cần được duy trì khi bệnh đã ổn định. Bệnh nhân cần thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện, phòng trường hợp bệnh tái phát và âm thầm tiến triển.

5. Chăm sóc răng miệng để phòng tránh bệnh viêm nha chu

- Vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn xong để loại bỏ mảng bám thức ăn thừa trên bề mặt răng.

- Sử dụng bàn chải lông mềm với lực chải vừa phải tránh làm nướu răng bị tổn thương.

- Dùng kem đánh răng chứa flour hỗ trợ răng chắc khỏe.

- Thay thế tăm bằng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn có trong kẽ răng.

- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết hỗ trợ tăng đề kháng giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn gây hại.

- Thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm để đảm bảo sức khỏe răng miệng được kiểm tra thường xuyên.

vệ sinh răng miệng đúng cách

Vậy viêm nha chu mãn tính có thể được nhận biết qua các dấu hiệu mà Nha khoa Quốc tế BIK đã gợi ý phía trên. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng thì bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín càng sớm càng tốt để được thăm khám và thực hiện điều trị kịp thời tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng khác.