VN

Top 5 loại trụ Implant phổ biến và tốt nhất hiện nay

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Cấu tạo răng Implant
2. Điểm chung giữa các loại trụ Implant
3. Sự khác nhau của các loại trụ Implant
4. Tại sao nên cấy ghép Implant?
5. Top 5 loại trụ implant phổ biến và tốt nhất hiện nay

tru-implant-tot-nhat

Mỗi dòng trụ Implant nổi tiếng đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới được sản xuất với công nghệ độc quyền riêng nên sẽ có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, bất kì dòng trụ Implant nào cũng đảm bảo được chức năng tương thích chắc chắn vào xương hàm nhằm thay thế cho chân răng thật, từ đó ngăn chặn được hàng loạt vấn đề do mất răng lâu ngày gây ra.

1. Cấu tạo răng Implant

cau-tao-rang-implant

Một chiếc răng Implant thường có cấu tạo gồm các bộ phận sau:

  1.1. Trụ Implant

Trụ Implant được làm từ chất liệu Titanium chống gỉ, chống mòn được thiết kế để thay thế cho chân răng thật. Bề mặt trụ gồm các vòng xoắn ốc liên tục xuôi chiều nhằm đảm bảo khả năng tích hợp với xương hàm sao cho nhanh mà chắc chắn nhất.

  1.2. Abutment (Khớp nối)


Đây là bộ phận có hình trụ được làm bằng kim loại và có vai trò gắn kết trụ Implant và miệng của Implant. Abutment đóng vai trò như một cùi răng khi bọc răng sứ nên có tác dụng nâng đỡ cho mão răng sứ phía trên.

  1.3. Thân răng sứ


Thân răng sứ là một chụp răng hoặc mão răng có lõi rỗng được thiết kế vừa khít để gắn vào trụ Implant. Răng sứ được thiết kế với hình dạng, màu sắc và kích thước giống răng thật nên không chỉ có thể cải thiện thẩm mỹ mà còn đảm bảo được chức năng ăn nhai.

-> Xem thêm: Trồng răng số 5 giá bao nhiêu tiền hiện nay?

2. Điểm chung giữa các loại trụ Implant

tru-implant

Các loại trụ Implant thông thường đều có chung những đặc điểm sau đây:

  2.1. Vật liệu chế tác

Titanium là loại vật liệu duy nhất trên thế giới đã được kiểm định là lành tính và an toàn đối với cơ thể con người. Chính vì vậy, tất cả các loại trụ Implant đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới đều được làm từ kim loại này. Titanium có độ tương thích sinh học cao, không gây kích ứng hay bị oxi hóa trong môi trường khoang miệng và có độ chịu lực cao nên rất thích hợp dùng để cấy ghép vào xương hàm. 

  2.2. Đảm bảo chức năng

Trụ Implant có chức năng chính là thay thế cho chân răng thật đã bị mất nhờ vào khả năng tương thích sinh học cao. Do đó, dù lựa chọn loại Implant nào thì chúng vẫn thực hiện tốt vai trò làm bệ đỡ vững chắc cho thân răng sứ và nhận lực tác động thường xuyên trong quá trình ăn nhai để ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm. 

-> Xem thêm: Hối hận khi trồng răng Implant không đảm bảo chất lượng của bộ y tế
-> Xem thêm: Trồng răng implant giá bao nhiêu 1 cái hiện nay?

3. Sự khác nhau của các loại trụ Implant

tru-implant

Dù có hình dáng và cấu tạo tương tự nhau nhưng mỗi loại trụ Implant vẫn có một số điểm khác biệt: 

  3.1. Công nghệ xử lý bề mặt

Vai trò quan trọng nhất của trụ Implant là ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm nhờ khả năng tương thích sinh học cao. Để gia tăng tối đa khả năng tích hợp của trụ với xương hàm, bề mặt trụ cần được xử lý tinh tế, tỉ mỉ. Chính vì vậy, công nghệ xử lý bề mặt chính là yếu tố quan trọng tạo nên sự đặc trưng của mỗi thương hiệu sản xuất trụ Implant. Hiện nay có 3 công nghệ xử lý bề mặt trụ là: Công nghệ thổi cát, công nghệ thủy phân axit, công nghệ Active.

  3.2. Kích cỡ

Trụ Implant của các hãng khác nhau sẽ có sự chênh lệch về kích thước. Các trụ Implant của cùng một thương hiệu cũng có kích cỡ khác nhau để phù hợp với từng tình trạng xương hàm. Bác sĩ sẽ chỉ định kích thước phù hợp với mỗi người thông qua hình chụp phim CT trong quá trình thăm khám, tư vấn trước khi cấy ghép Implant.

  3.3. Khả năng chịu lực

Mỗi hãng sản xuất sẽ có công nghệ khác nhau nên khả năng chịu lực cũng khác nhau. Nếu trụ Implant được xử lý kết hợp với một số thành phần sinh học sẽ tăng khả năng tích hợp xương và đảm bảo khả năng chịu lực tốt hơn.

  3.4. Khả năng tích hợp với xương hàm

Thông thường, các loại trụ Implant sẽ mất khoảng 3 tháng để tích hợp xương nhưng nếu được xử lý bằng công nghệ SLA sẽ rút ngắn thời gian lành thương còn 6-8 tuần.

4. Tại sao nên cấy ghép Implant?


Cấy ghép Implant sẽ mang đến những lợi ích sau:

  4.1. Ngăn chặn tiêu xương hàm

Phương pháp cấy ghép Implant hoàn toàn có thể ngăn ngừa được quá trình tiêu xương, tụt lợi do mất răng lâu năm vì trụ Implant đóng vai trò như một chân răng thật.

  4.2. Cải thiện thẩm mỹ

Răng Implant sẽ có cấu tạo y như một chiếc răng thât, từ hình dáng, kích thước đến màu sắc. Sẽ rất khó để phân biệt răng Implant và răng thật nếu chỉ nhìn từ bên ngoài, vì vậy bạn không cần lo lắng về mặt thẩm mỹ khi tiến hành cấy ghép Implant.

  4.3. Phục hồi chức năng của răng


Vì có cấu tạo như một chiếc răng thật nên răng Implant cũng sẽ có chức năng ăn nhai và cảm nhận rất chân thật. Bạn sẽ hoàn toàn thoải mái ăn uống không cần kiêng đồ dai, đồ cứng.

  4.5. Tuổi thọ cao

Trụ Implant được cấy ghép vào xương hàm nên có độ bền chắc rất tốt. Nếu chăm sóc đúng cách, tuổi thọ của chúng có thể kéo dài trọn đời do vật liệu Titanium có độ tương thích sinh học với cơ thể rất cao.

  4.6. Tồn tại độc lập

Implant tồn tại một cách độc lập nên khi cấy ghép chỉ tác động đến vị trí mất răng, không ảnh hưởng đến răng khác nên các răng xung quanh sẽ được giữ nguyên vẹn.

5. Top 5 loại trụ implant phổ biến và tốt nhất hiện nay

tru-implant

Có thể tham khảo một số loại trụ Implant được các nha khoa sử dụng phổ biến như:

  5.1. Trụ Implant MIS - Đức

Có mặt trong thị trường hơn 25 năm, trụ Implant MIS xuất xứ từ Đức có nhiều ưu điểm vượt trội. Trụ có hình trụ thon dài như chân răng thật với những vòng xoắn kép dọc theo thân trụ để rút ngắn thời gian tích hợp xương cũng như gia tăng sự chắc chắn. Bề mặt Platform Switching của trụ MIS được xử lý khá tốt giúp hạn chế được tình trạng đào thải và giữ được độ bền theo thời gian. Đi cùng với những ưu điểm trên, hiện nay trụ Implant MIS có mức giá khoảng 30.000.000 đồng/ 1 trụ.

  5.2. Trụ Implant Nobel Biocare - Mỹ

Trụ Implant Nobel Biocare đến từ Hoa Kỳ được sử dụng phổ biến rộng rãi trên 70 quốc gia với nhiều giải thưởng uy tín. Thân trụ Nobel Biocare được bao bọc bởi lớp màng sinh học TiUnite giúp trụ Implant nhanh chóng tích hợp vào xương hàm, từ đó rút ngắn thời gian điều trị nhưng vẫn đảm bảo Implant cứng chắc và ổn định. 
Trụ Implant Nobel Biocare có mức giá khoảng 26.000.000 đồng/ 1 trụ.

  5.3. Trụ Implant Straumann - Thụy Sĩ


Thụy Sĩ được ví như là cái nôi của ngành nha với nhiều đóng góp hiện đại, mang lại hiệu quả điều trị cao. Dòng trụ Implant Straumann đến từ đất nước này được cho là dòng trụ tốt nhất thế giới. Dòng sản phẩm cao cấp cùng kỹ thuật, công nghệ hàng đầu này dường như không có bất kì khuyết điểm nào. 

Trụ Implant Straumann phù hợp với tất cả với các tình trạng mất răng, kể cả đối với những bệnh nhân có xương hàm yếu, người cao tuổi, người bị loãng xương hay người có sức đề kháng kém. Tỉ lệ cấy ghép thành công trụ Straumann lên đến 97%, và đây là tỉ lệ thành công cao nhất trong tất cả các loại trụ Implant hiện nay trên thị trường. Các tế bào xương và phân tử hóa học sẽ lập tức hoạt động, thắt chặt liên kết với các mô, máu ngay khi trụ được cấy ghép vào xương hàm. Nhờ đó mà cơn đau sẽ được thuyên giảm rất nhanh, chỉ vài ngày sau phẫu thuật là bệnh nhân có thể ăn nhai bình thường.

Chi phí cho 1 trụ Implant Straumann hiện nay tại các nha khoa rơi vào khoảng 27.000.000 đồng/ 1 trụ.

  5.4. Trụ Implant Tekka - Pháp


Trụ Implant Tekka có nguồn gốc từ Pháp - một quốc gia với ngành nha phát triển hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay. Vẫn được chế tác từ Titanium nhưng trụ Tekka có khả năng tương thích với nhiều tình trạng của bệnh nhân, kể cả những người có xương hàm yếu nhờ độ tinh khiết cao của vật liệu. Do có thời gian tương thích với xương hàm khá ngắn nên chỉ sau khoảng 1 tháng là đã có thể tiến hành gắn mão răng sứ phía trên. 

Trụ Implant Tekka có giá thành rơi vào khoảng 25.000.000 đồng/ 1 trụ.

  5.5. Trụ Implant Osstem - Hàn Quốc 


Osstem là loại trụ có nguồn gốc xuất xứ từ đất nước Hàn Quốc rất nổi tiếng về mảng làm đẹp. Dù đây là một thương hiệu còn non trẻ nhưng với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở phân khúc tầm trung, trụ Osstem vẫn có những ưu điểm đáng kể. Về mặt thiết kế, trụ có thể được khoan và cấy trực tiếp vào xương hàm mà không cần sử dụng tới mũi khoan, từ đó liên kết xương được đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, trụ Osstem được bảo quản trong dung dịch Calcium nhằm tăng tính háo nước nên khi được cấy vào xương hàm, máu được hút nhanh về bề mặt trụ và thúc đẩy quá trình tích hợp xương. 

Hiện nay, mức giá của trụ Implant Osstem dao động khoảng 12.000.000 - 15.000.000 đồng/ 1 trụ.

Vậy việc lựa chọn trụ để tiến hành cấy ghép Implant là quá trình khá quan trọng vì chúng sẽ quyết định hiệu quả cấy ghép về sau. Để hiểu rõ hơn về các loại trụ Implant, khách hàng nên đến các cơ sở nha khoa uy tín và lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.