VN

Vì Sao Lấy Cao Răng Bị Ê Buốt? Khắc Phục Như Thế Nào?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Cao răng gây ảnh hưởng như thế nào?
2. Vì sao lấy cao răng bị ê buốt?
3. Khắc phục ê buốt sau khi lấy cao răng như thế nào?

cao-voi-rang-bi-e-buot

Lấy cao răng bị ê buốt là tình trạng khá phổ biến, cảm giác này có thể xuất hiện cả trong lẫn sau khi lấy cao răng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biện pháp duy nhất để phòng tránh tình trạng này là khách hàng cần phải chú ý về việc chăm sóc răng miệng mỗi ngày cũng như tiến hành lấy cao răng tại nha khoa định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

1. Cao răng gây ảnh hưởng như thế nào?

lay-cao-rang-bi-e-buot

Cao răng còn được gọi là vôi răng, là những mảng bám thức ăn còn sót lại trong khoang miệng và bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ có trong nước bọt. Lâu dần, chúng sẽ trở nên cứng chắc và rất dễ nhận biết qua màu sắc trắng đục hoặc nâu sậm.

Cao răng thường tồn tại ở vị trí giữa nướu răng và chân răng, gây ra những ảnh hưởng như sau:

  1.1.  Mất thẩm mỹ

Cao răng bám dày đặc trên bề mặt răng sẽ gây mất thẩm mỹ vì người khác rất dễ dàng nhận thấy chúng dù chỉ là nhìn thoáng qua. Ngoài ra, vi khuẩn có trong cao răng cũng có thể khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu, làm nhiều người cảm thấy không còn tự tin khi giao tiếp mỗi ngày.

  1.2. Khó vệ sinh răng miệng

Các mảng bám cao răng thường tồn tại ở phần viền giữa răng và lợi hoặc sát giữa các kẽ răng nên việc vệ sinh răng miệng lúc này sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều. Dù khách hàng dùng chỉ nha khoa để len vào các kẽ răng hay dùng đầu tăm thì cũng rất khó để làm sạch vụn thức ăn do vướng phải cao răng.

  1.3. Viêm lợi và các bệnh lý răng miệng khác

Vi khuẩn trong cao răng tích tụ và lên men đường trong thức ăn, tạo ra axit phá hủy răng và gây sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng, nặng hơn có thể là lung lay hoặc thậm chí là mất răng. Ngoài ra, các loại vi khuẩn này cũng có thể xâm nhập vào các bộ phận khác gây ra một số bệnh lý khác như viêm niêm mạc miệng, lở miệng, viêm họng,...

2. Vì sao lấy cao răng bị ê buốt?

lay-cao-rang-bi-e-buot

Tình trạng ê buốt sau khi lấy cao răng có thể là do các nguyên nhân sau:

  2.1. Cao răng lan sâu xuống nướu

Cao răng được hình thành nhiều thêm từng chút một mà chúng ta không thể nào nhận ra, lâu dần, chúng sẽ trở thành những mảng bám cứng chắc mà không thể nào bị loại bỏ bằng việc đánh răng thông thường.

Khi cao răng quá nhiều, chúng sẽ lan sâu xuống nướu và khi khách hàng tiến hành lấy cao răng thì buộc bác sĩ phải tác động một ít tới nướu răng để đảm bảo cao răng được làm sạch hoàn toàn. Lúc này, khách hàng sẽ cảm thấy hơi ê buốt sau khi lấy cao răng.

  2.2. Nền răng yếu hoặc răng bị thiếu sản men

Khi khách hàng có nền răng yếu thì thường dễ bị kích ứng và nhạy cảm hơn so với những chiếc răng khỏe mạnh, dù kỹ thuật lấy cao răng đảm bảo thì tình trạng ê buốt vẫn có thể xảy ra. Ngoài ra, trường hợp răng bị thiếu sản có lớp men bị mòn nên những tác động nhỏ cũng sẽ khiến cho răng bị ê buốt.

  2.3. Kỹ thuật của bác sĩ chưa tốt

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các mảng bám cao răng sẽ được làm sạch bằng máy siêu âm. Do đó, khi thao tác lấy cao răng quá mạnh, bác sĩ sử dụng tần số quá lớn sẽ khiến mô mềm cũng như men răng bị tổn thương. Vì vậy mà hệ thống dây thần kinh cũng bị ảnh hưởng gây ra hiện tượng đau nhức, ê buốt răng.

  2.4. Mắc các bệnh răng miệng

Trường hợp khách hàng lấy cao răng khi đang mắc một số bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu,... thì khả năng bị chảy máu là khá cao. Vì vậy, sau khi lấy cao răng khách hàng sẽ có cảm giác ê buốt, đau nhức trong khoảng thời gian dài.

3. Khắc phục ê buốt sau khi lấy cao răng như thế nào?

lay-cao-rang-bi-e-buot

Cảm giác ê buốt có thể xuất hiện sau khi lấy cao răng  trong khoảng vài giờ đồng hồ. Nếu ê buốt, đau nhức kéo dài thì bệnh nhân nên đến nha khoa để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn. Để giảm ê buốt ngay tại nhà, khách hàng có thể áp dụng một số cách như sau:

  3.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

  -  Tránh ăn thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng, hạn chế đồ ăn cay, chỉ ăn thức ăn mềm, loãng như cháo, ngũ cốc, nước ép trái cây,... vì răng lúc này rất nhạy cảm.

  -  Không uống nước có ga vì sẽ ăn mòn men răng.

  -  Không nên uống hoặc sử dụng các loại thực phẩm có màu như cà phê, trà, socola,... vì dễ làm răng ố vàng nhanh hơn.

  3.2. Vệ sinh răng miệng

  -  Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng chứa khoáng chất HAP để giúp giảm cảm giác ê buốt, hỗ trợ răng và nướu khỏe mạnh.

  -  Lựa chọn sử dụng bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương đến răng và nướu đang trong trạng thái nhạy cảm.

  -  Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý 2 - 3 lần trong ngày để giảm cảm giác ê buốt răng.

  3.3. Lấy vôi răng định kỳ

Tiến hành lấy cao răng định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để việc lấy cao răng diễn ra dễ dàng và không gây ê buốt, đau nhức. Đó là thời gian định kỳ lý tưởng vì cao răng chưa hình thành quá nhiều mà răng cũng đã được phục hồi về trạng thái khỏe mạnh sau lần lấy cao răng trước đó.

Ngoài ra, khi đến nha khoa định kỳ thì khách hàng cũng sẽ được thăm khám tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng thường xuyên, đồng thời thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời nếu phát hiện bệnh lý răng miệng.

Vậy lấy cao răng bị ê buốt là tình trạng xảy ra khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biện pháp tốt nhất để phòng tránh trường hợp này là khách hàng nên lưu ý đến chế độ chăm sóc răng miệng cũng như nên tiến hành lấy cao răng định kỳ tại nha khoa uy tín, sử dụng máy siêu âm lấy cao răng hiện đại giúp quá trình lấy cao răng không bị đau đớn, khó chịu.