VN

Bà Bầu Trám Răng Cần Lưu Ý Điều Gì? Có Nguy Hiểm Không

NỘI DUNG BÀI VIẾT:

1. Tại sao phụ nữ khi mang thai thường dễ gặp các vấn đề về răng miệng?
2. Có bầu có thể trám răng được không?
3. Vật liệu dùng để trám răng có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?
4. Bà bầu đi trám răng cần lưu ý điều gì?

Sâu răng là một bệnh lý phổ biến nhất về răng miệng hiện nay, đối tượng mắc phải có thể là trẻ em, người trưởng thành, đặc biệt phụ nữ đang có thai cũng có nguy cơ cao gặp phải bệnh lý này. Người bình thường thì dường như là có thể thực hiện trám răng bất kỳ lúc nào khi phát hiện ra lỗ sâu răng, nhưng có bầu trám răng được không còn phụ thuộc nhiều vào giai đoạn mang thai của mẹ bầu. Nếu không cẩn thận có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

1. Tại sao phụ nữ khi mang thai thường dễ gặp các vấn đề về răng miệng?

Với phụ nữ đang mang thai, khám răng định kỳ là một việc vô cùng quan trọng. Lý do là vì trong giai đoạn nhạy cảm này, các hormone Progesterone và Estrogen tăng lên, tuần hoàn máu được đẩy mạnh và đưa nhiều máu đến lợi hơn. Khi đó, lợi sẽ sưng lên và dễ dàng phản ứng với vi khuẩn có hại, làm tăng mảng bám.

Hơn nữa, trong thời kỳ mang thai lượng canxi - nhân tố vô cùng quan trọng giúp răng chắc khoẻ trong cơ thể của phụ nữ thay đổi liên tục, làm gia tăng khả năng bị mắc các vấn đề về răng miệng. Nếu như cơ thể phụ nữ khoẻ mạnh thì sẽ rất khó để nhận thấy sự thay đổi này. Ngược lại, đối với phụ nữ khi mang thai thì lượng canxi trong cơ thể có thể giảm đi rất nhiều.

Phụ nữ mang thai gặp các vấn đề về răng

Đặc biệt, khi thai nhi ở khoảng 24 - 25 tuần tuổi là thời điểm hệ xương của bé đang hình thành một cách mạnh mẽ. Và lượng canxi cần thiết để hình thành nên hệ xương của trẻ được lấy từ chính cơ thể của người mẹ. Một khi trong máu của mẹ không đủ lượng canxi cần thiết để cung cấp thì cơ thể sẽ huy động canxi từ xương, mà mô xương hàm trên và hàm dưới chính là vị trí xương đầu tiên.

Một vấn đề mà phụ nữ mang bầu thường gặp phải đó là khô miệng. Nước bọt được biết đến chứa nhiều thành phần có thể làm chắc men răng, ngăn chặn sâu răng và trong thời kỳ mang thai, thường lượng nước bọt tiết ra sẽ giảm. Điều ấy cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ người mẹ mắc bệnh lý sâu răng cũng tăng lên.

Trong thời gian mang bầu, phụ nữ nhiễm khuẩn ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể cũng có thể gây ra nguy cơ tiềm ẩn cho cả mẹ và bé. Nếu người mẹ không được điều trị hoàn toàn bệnh lý về răng miệng thì nguy cơ sinh non sẽ cao hơn các bà mẹ không mắc bệnh lý nào.

Phụ nữ mang thai gặp các vấn đề về răng miệng

2. Có bầu có thể trám răng được không?

Vì các nguyên nhân trên, phụ nữ có thai thường dễ gặp phải bệnh lý sâu răng. Cần lưu ý thời điểm có thể trám răng cho bà bầu như sau:

2.1. Trám răng trong 3 tháng giữa thai kỳ

Khoảng thời gian tốt nhất để mẹ bầu trám răng đó chính là 3 tháng giữa thai kỳ (tháng 13 - tháng 18). Nguyên nhân là do lúc này thai nhi đã ổn định nên các tác động bên ngoài ở mức độ nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến em bé trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, khi điều trị sâu răng cần có sự thăm khám kỹ càng của các bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Người bệnh cũng cần lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín với chất liệu trám an toàn.

2.2. Không nên trám răng trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ

Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu và cuối của thai kỳ, các bà mẹ không nên thực hiện hàn trám răng. Bởi vì 3 tháng đầu em bé trong bụng còn chưa phát triển ổn định, bất kỳ tác động nào ở bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, trong trường hợp sâu răng gây ra các cơn đau nhức kéo dài, ảnh hưởng đến tinh thần, sức khoẻ của người mẹ thì lúc này buộc phải thực hiện trám răng để đảm bảo điều kiện sức khoẻ tốt nhất cho người mẹ. Cần lưu ý tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để điều trị hoàn toàn và giảm khả năng ảnh hưởng đến bé nhiều nhất.

Không trám răng trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ

3. Vật liệu dùng để trám răng có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trong điều trị bệnh lý sâu răng, trám răng là giải pháp thẩm mỹ khá an toàn, không cần sử dụng thuốc tê và thời gian hàn trám nhanh chóng. Tuy vậy, vật liệu hàn trám cũng cần được lựa chọn cẩn thận.

Theo các chuyên gia về sức khoẻ răng miệng, phụ nữ có thai nên chọn các nha khoa sử dụng vật liệu Composite để trám răng để đảo bảo sự an toàn tốt nhất. Cần tránh sử dụng vật liệu Amalgam để trám răng ở bà bầu.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các tác hại nguy hiểm của thành phần thuỷ ngân có trong Amalgam với sức khoẻ con người, đặc biệt là với các bà bầu như sau:

- Chứa nhiều hợp chất kim loại khiến cho em bé bị rối loạn phát triển.

- Amalgam có chứa polyme có thể khiến người mẹ bị thay đổi nội tiết tố, chúng có thể qua cuống rốn xâm nhập vào thai nhi gây ra những nguy hiểm cho sức khoẻ.

- Làm tăng khả năng sinh non, dị tật cũng như cân nặng sau này của trẻ.

- Khi đang có bầu, vật liệu hàn trám có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé. Do đó, cần đến trực tiếp các cơ sở nha khoa để được thăm khám, tư vấn phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

Tránh Amalgam để trám răng ở bà bầu

4. Bà bầu đi trám răng cần lưu ý điều gì?

Thời kỳ mang thai là giai đoạn khá nhạy cảm nên phụ nữ đang có bầu cần thực hiện hàn trám răng thì cần lưu ý đến một đến vấn đề sau:

4.1. Tính toán thời gian hợp lý

Phụ nữ có thai chỉ nên đi hàn trám răng vào khoảng 3 tháng giữa thai kỳ (tháng 13 - tháng 18). Không nên đi trám quá sớm hoặc quá muộn vì có thể gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Nếu sâu răng không gây ra tình trạng quá đau nhức thì nên đợi đến khi sinh xong mới đi trám răng.

Tính toán thời gian hợp lý

4.2. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Để ngăn ngừa sâu răng cũng như sau khi trám răng, bà bầu cần chú ý đến việc chăm sóc răng miệng đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất:

- Sử dụng kem đánh răng phù hợp, đánh răng ít nhất 2 lần / ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ.

- Khi đánh răng cần chú ý lực chải vừa phải, tránh gây xước, chảy máy chân răng. Cũng nên chọn loại bàn chải đánh răng mềm, mỏng để có thể làm sạch tối ưu.

- Sử dụng nước súc miệng ngay sau bữa ăn để răng được làm sạch tốt nhất.

- Không nên dùng tăm xỉa răng mà nên thay vào đó bằng chỉ nha khoa để hạn chế làm hỏng vật liệu đã trám, khiến răng bị thưa dần theo thời gian.

- Sau khi hàn trám răng có thể gây ra tình trạng răng bị ê buốt, khó khăn khi ăn nhai nên cần hạn chế các thực phẩm quá cứng hoặc quá nóng, lạnh. Nếu như tình trạng ê buốt kéo dài không dứt thì cần đến nha khoa để kiểm tra kỹ hơn về tình trạng răng miệng.

- Ngoài ra, phụ nữ có thai cũng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để có thể bảo vệ răng chắc khoẻ cũng như nuôi dưỡng em bé trong bụng.

Chăm sóc răng miệng đúng cách

4.3. Lựa chọn nha khoa đáng tin cậy

Phụ nữ có thai cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám. Bởi hàn trám răng cho mẹ bầu cần sử dụng vật liệu trám an toàn với bé cũng như công nghệ hiện đại để đảm bảo an toàn tốt nhất.

Như vậy, nếu phụ nữ đang có thai và băn khoăn rằng có bầu trám răng được không thì bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và thực hiện điều trị theo sự tư vấn, hướng dẫn của các bác sĩ có chuyên môn. Bạn có thể lựa chọn Nha khoa Quốc tế BIK làm nơi điều trị đáng tin cậy để điều trị sâu răng hiệu quả, an toàn.