VN

Top 8 Cách Ngăn Ngừa Sâu Răng Ngay Tại Nhà Hiệu Quả

NỘI DUNG BÀI VIÊT 

1. Sâu răng là gì?
2. Nguyên nhân gây ra sâu răng
3. Biến chứng của sâu răng
4. Cách ngăn ngừa sâu răng

Sâu răng có thể được xem như là bệnh lý phổ biến nhất hiện nay có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Dù đây không phải một bệnh lý quá nguy hiểm đối với sức khoẻ nhưng lại có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng về lâu dài. Vì vậy, cách ngừa sâu răng là điều mà rất nhiều người quan tâm. Cùng Nha khoa Quốc tế BIK tìm hiểu các biện pháp ngăn ngừa sâu răng qua bài viết dưới đây nhé!

1. Sâu răng là gì?

Sâu răng là tình trạng bề mặt men răng bị tổn thương vĩnh viễn, từ đó tạo thành các khe hở hay các lỗ to hoặc nhỏ tùy thuộc vào mức độ sâu. Sâu răng hình thành do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm vi khuẩn trong khoang miệng, thói quen ăn uống không lành mạnh, sử dụng đồ uống có đường và vệ sinh răng miệng không tốt.

Dù là một bệnh lý phổ biến nhưng nếu sâu răng không được điều trị kịp thời, tổn thương sẽ ngày càng lan ra và ảnh hưởng đến các phần sâu hơn của răng. Từ đó, có thể dẫn đến các cơn đau nhức nghiêm trọng, nhiễm trùng và mất răng. Thăm khám nha khoa định kỳ cũng như duy trì thói quen đánh răng và dùng chỉ nha khoa để bảo vệ răng tốt nhất, chống lại sâu răng.

sâu răng là gì

2. Nguyên nhân gây ra sâu răng

Có rất nhiều yếu tố gây ra sâu răng, trong đó bao gồm:

2.1. Do các loại thực phẩm gây sâu răng

Sâu răng có thể do người bệnh sử dụng nhiều các loại thực phẩm gây sâu răng và và có thể bám lâu ngày trên răng. Các thực phẩm như kem, sữa, mật ong, đường, soda, trái cây sấy khô, kẹo cứng và bạc hà, bánh ngọt, bánh quy, ngũ cốc khô và khoai tây chiên có khả năng gây ra sâu răng hơn là các thực phẩm dễ bị rửa trôi bởi nước bọt tiết ra tại khoang miệng.

2.2. Thường xuyên ăn vặt

Nếu khách hàng có sở thích thường xuyên ăn vặt hoặc hay nhâm nhi các đồ uống có đường. Thói quen này sẽ tạo một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, tạo ra axit tấn công vào men răng và làm mòn răng. Sử dụng soda hoặc đồ uống có tính axit thường xuyên trong ngày sẽ tạo ra một lượng axit liên tục phủ lên răng và làm mòn men răng.

ăn vặt gây sâu răng

2.3. Không có thói quen chăm sóc răng miệng thường xuyên

Một thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách sẽ là biện pháp ngăn ngừa sâu răng tối ưu nhất về lâu dài. Nếu không làm sạch răng sớm sau khi ăn uống, mảng bám sẽ hình thành nhanh chóng và giai đoạn đầu của sâu răng có thể xuất phát từ nguyên nhân này.

2.4. Vị trí răng

Răng sâu sẽ xảy ra đối với răng ở phía trong (răng hàm và răng tiền hàm). Bởi những chiếc răng này bẩm sinh có nhiều rãnh, lỗ, kẽ và nhiều chân răng là nơi các mảnh thức ăn dễ mắc lại. Vì vậy, chúng khó được giữ sạch sẽ hơn các răng cửa mềm mại và dễ nhận thấy từ bên ngoài.

răng hàm dễ bị sâu

2.5. Do độ tuổi

Sâu răng thường được gặp ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và ngay cả ở những người cao tuổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh lý này. Lâu dần, răng có thể bị mòn và nướu có thể bị tụt xuống, làm cho răng có nguy cơ bị sâu chân răng. Đặc biệt ở ngoài cao tuổi có thể đang sử dụng các loại thuốc làm giảm lượng nước bọt trong khoang miệng, từ đó làm tăng nguy cơ sâu răng.

2.6. Trẻ sơ sinh bú sữa trước khi ngủ

Trẻ nhỏ thường xuyên được cho bú sữa mẹ, sữa công thức, uống nước từ trái cây hay các chất lỏng chứa đường khác trước khi ngủ. Những loại đồ uống này sẽ lưu lại trên răng trong khi trẻ ngủ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại làm sâu răng. Hiện tượng này còn được gọi là sâu răng bình sữa. Tình trạng tương tự có thể xảy ra khi trẻ mới biết uống những đồ uống này từ một chiếc cốc nhỏ.

2.7. Thiếu florua

Florua là một khoáng chất tự nhiên, có tác dụng ngăn ngừa sâu răng và có khả năng đảo ngược các giai đoạn sớm nhất của tổn thương răng. Do các công dụng tuyệt vời của florua với răng mà hoạt chất này thường được thêm vào nhiều nguồn cung cấp nước công cộng, và đây cũng là một trong những thành phần phổ biến trong kem đánh răng và nước súc miệng. Tuy nhiên, nước đóng chai thì lại thường không chứa florua.

thiếu florua gây sâu răng

2.8. Rối loạn ăn uống

Ngoài tình trạng chán ăn thì các trường hợp ăn uống không có chừng mực cũng có thể là nguyên nhân gây ra sâu răng, mòn răng. Axit trong dạ dày do nôn mửa nhiều lần rửa sạch răng và bắt đầu hoàn tan men răng. Rối loạn ăn uống cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc tiết ra nước bọt trong khoang miệng.

3. Biến chứng của sâu răng

Dù sâu răng là một tình trạng phổ biến nhưng không có nghĩa đây là một bệnh lý không đáng lo ngại. Trẻ bị sâu răng sữa cũng là một tình trạng thường gặp. Nhưng sâu răng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm về lâu dài, kể cả với những trẻ chưa mọc răng vĩnh viễn.

Các biến chứng thường gặp của sâu răng gồm:

- Các cơn đau nhức kéo đến

- Sưng và chảy mủ quanh nướu răng

- Áp xe răng

- Gây ra những tổn thương lâu dài hoặc thậm chí có thể gãy răng

- Gặp khó khăn trong việc ăn nhai hàng ngày

- Thay đổi vị trí của răng sau khi mất răng

biến chứng của sâu răng

Khi tình trạng sâu răng đã tiến triển nghiêm trọng, có thể gặp phải các biến chứng sau:

- Đau nhức răng gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

- Vì răng không thể thực hiện tốt chức năng ăn nhai dẫn đến chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể

- Mất răng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây mất tự tin

- Trong một vài trường hợp nghiêm trọng nhất, áp xe răng có thể dẫn đến bị nhiễm trọng hay thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

4. Cách ngăn ngừa sâu răng

Vì những biến chứng nguy hiểm đã kể trên, khách hàng cần thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa sâu răng như:

4.1. Chăm sóc nha khoa cơ bản

Theo Hiệp hội Sức khỏe Nha khoa Quốc tế, có đến gần 42% người trưởng thành chỉ sử dụng duy nhất bàn chải đánh răng để chăm sóc răng miệng. Để bảo vệ răng về lâu dài, khách hàng nên thực hiện các bước chăm sóc nha khoa cơ bản vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

- Thực hiện thói quen đánh răng ít nhất 2 lần một ngày. Khi đánh răng nên chải tất cả các bề mặt của răng, kể cả những kẽ răng sâu nhất.

- Sử dụng chỉ nha khoa để lấy ra các vụn thức ăn còn mắc lại.

- Dùng nước súc miệng vì công dụng kháng khuẩn tuyệt vời của nó. Nó sẽ giúp loại bỏ mọi vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng. Nên súc miệng bằng các loại chuyên dụng thay vì dùng nước lọc.

4.2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nhằm thúc đẩy nước bọt, khách hàng nên tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, các loại hạt và rau củ quả. Đặc biệt là các loại thực phẩm như táo, chuối, đậu Hà Lan, ngũ cốc nguyên hạt, cá trích, cá hồi, cá ngừ, cá mòi bởi chúng cung cấp cho cơ thể rất nhiều lượng vitamin, có thể làm răng chắc khỏe.

điều chỉnh thói quen ăn uống

4.3. Súc miệng bằng dầu dừa

Súc miệng bằng dầu dừa cũng là một trong những phương pháp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Dầu dừa sẽ đẩy vi khuẩn ra khỏi răng và chữa lành một cách tự nhiên. Cách thực hiện chỉ cần ngậm một muỗng dầu dừa trong 20 phút cho đến khi nước bọt và dầu dừa chuyển sang màu trắng đục, lưu ý không nên nuốt. Thực hiện mỗi ngày để có thể ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

4.4. Thay đổi thói quen ăn uống

Theo các nghiên cứu trên tạp chí Y học Anh cho thấy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể bảo vệ cũng như phục hồi răng bị sâu. Khách hàng nên bổ sung canxi vào các bữa ăn hàng ngày bởi đây là thành phần chính trong việc xây dựng xương và răng. Hơn nữa, cũng nên bổ sung các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai,... Hạn chế dùng các thực phẩm như nước ngọt có gas, bánh kẹo ngọt. Thay vào đó có thể bổ sung bằng các loại nước ép, sinh tố từ trái cây,…

4.5. Sử dụng kẹo cao su không đường

Trong hầu hết các loại cao su không đường bán trên thị trường hiện nay có chứa xylitol - một chất làm ngọt tự nhiên. Không giống như thực phẩm khác, xylitol không làm gây ra cũng như phát triển các loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Thay vào đó, khi nhai kẹo cao su khoang miệng sẽ tiết ra nhiều nước bọt, giúp rửa sạch thức ăn một cách tự nhiên.

4.6. Dùng bàn chải đánh răng phù hợp

Tầm quan trọng của việc lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp thường được nhiều khách hàng bỏ qua. Nên chọn các loại bàn chải nhỏ hoặc trung bình và chắc chắn rằng lông của nó có thể chạm vào mọi kẽ hở của răng hàm, nơi thức ăn dễ dàng bị mắc lại. Không nên sử dụng đồ bao bàn chải vì chúng có thể ẩn chứa vi sinh vật và vi khuẩn. Khách hàng nên rửa bàn chải với nước sau mỗi lần sử dụng và để ở nơi khô ráo, thoáng mát.

dùng bàn chải đánh răng phù hợp

Không nên để bàn chải trong nhà vệ sinh vì vi khuẩn từ bồn cầu có thể tấn công vào nó. Thêm nữa cũng cần đổi bàn chải đánh răng thường xuyên vì lông của chúng sẽ mòn theo thời gian khiến cho khả năng làm sạch giảm đáng kể.

4.7. Thăm khám nha khoa định kỳ

Dù có một thói quen vệ sinh răng miệng tại nhà thường xuyên và sạch sẽ thì khách hàng cũng nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám định kỳ. Nha sĩ sẽ làm sạch các mảng bám và cao răng, nên thăm khám nha sĩ ít nhất 1 - 2 lần một năm.

4.8. Tự làm kem đánh răng

Đây có lẽ là một phương pháp ngăn ngừa sâu răng thường ít được áp dụng bởi các nguyên liệu không có sẵn. Tuy nhiên nếu vẫn muốn tự làm kem đánh răng tại nhà an toàn, hiệu quả khách hàng có thể áp dụng công thức sau:

- 1 thìa canh muối biển

- 1 thìa canh đường cỏ ngọt stevia

- 4 thìa canh bột canxi

- 2 thìa canh baking soda

- ¼ chén dầu dừa

tự làm kem đánh răng

Lưu ý 1 thìa canh tương ứng với 15ml. Sau đó, trộn tất cả các thành phần lại với nhau và sử dụng như kem đánh răng thông thường.

Như vậy, cách ngăn ngừa sâu răng có thể thực bằng những biện pháp đơn giản như chăm sóc răng miệng sạch sẽ, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế dùng các thực phẩm có đường, sử dụng bàn chải phù hợp,... Những cách ngừa sâu răng trên đều có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, khách hàng vẫn nên thăm khám răng định kỳ 2 - 3 lần một năm để có thể lấy cao răng và phát hiện sớm các bệnh lý về răng.