VN

Áp Xe Chân Răng Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Áp xe chân răng là gì?
2. Dấu hiệu nhận biết áp xe chân răng
3. Nguyên nhân dẫn đến áp xe chân răng
4. Áp xe chân răng có nguy hiểm không?
5. Điều trị áp xe chân răng hiệu quả
6. Phòng ngừa áp xe chân răng

ap-xe-chan-rang-co-nguy-hiem-khong

Áp xe chân răng là bệnh lý răng miệng xuất hiện khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Áp xe chân răng có nguy hiểm không phụ thuộc vào sự tiến triển của bệnh. Ở giai đoạn đầu, bệnh này thường rất khó để phát hiện nhưng nếu được điều trị kịp thời lúc này thì sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khoẻ tổng thể. Ngược lại, nếu để bệnh diễn biến quá nặng có thể khiến quá trình ăn nhai gặp nhiều khó khăn và sức khỏe bị giảm sút đáng kể.

1. Áp xe chân răng là gì?

ap-xe-chan-rang-la-gi

Áp xe quanh chân răng có ổ là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở chân răng, khi các mô nướu bị tổn thương, viêm nhiễm thì vi khuẩn sẽ có xu hướng len lỏi tấn công sâu vào bên trong. Lúc này, bạch cầu sẽ được sản sinh để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công đó. Sau đó, dưới chân răng sẽ bắt đầu xuất hiện các ổ mủ, đây chính là xác của bạch cầu, vi khuẩn hoà chung với dịch cơ thể.

Mủ không thể thoát ra ngoài được sẽ tạo nên các ổ áp xe ở chân răng, áp xe được hình thành rất nhanh, chỉ trong một hoặc 2 ngày kể từ khi nướu có dấu hiệu sưng viêm. Áp xe chân răng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả trẻ em lẫn người lớn.

2. Dấu hiệu nhận biết áp xe chân răng

dau-hieu-ap-xe-chan-rang

Mủ trong các ổ áp xe tích tụ càng nhiều thì áp lực tạo ra sẽ càng lớn gây chèn ép các dây thần kinh cũng như các mô mềm xung quanh đó. Chính vì vậy, một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất của tình trạng này là những cơn đau dữ dội, hoặc cảm giác ê buốt răng khi ăn thức ăn có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

Bên cạnh đó, các mô nướu ở chân răng bị nhiễm trùng nên sẽ có biểu hiện sưng đổ. Không chỉ vậy, hạch dưới hàm cũng sưng to và tình trạng này có thể lan rộng đến cả cổ và má.

Ngoài ra, hơi thở còn có mùi khó chịu do khí H2S được sản sinh bởi vi khuẩn sinh sống tại các ổ áp xe. Cơ thể cũng xuất hiện thêm những triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng như: Sốt cao, chóng mặt, ớn lạnh, mệt mỏi,...

3. Nguyên nhân dẫn đến áp xe chân răng

nguyen-nhan-dan-den-ap-xe-chan-rang

Áp xe chân răng có thể là do những nguyên nhân sau:

  -  Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến khoang miệng không được sạch sẽ, lâu dần các mảng bám thức ăn sẽ tích tụ và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  -  Do bệnh viêm nha chu diễn biến nặng.
  -  Do răng lấy tủy bị thất bại.
  -  Do chấn thương mạnh, va đập mạnh hoặc chấn thương khiến răng bị nứt vỡ và khiến tình trạng áp xe răng diễn ra nhanh hơn.
  -  Do người bệnh không chủ động điều trị sâu răng, viêm tuỷ mà để tình trạng bệnh kéo dài.
  -  Những người bị tiểu đường, tim mạch hoặc các bệnh mạn tính khác thường bị suy yếu hệ miễn dịch. Tận dụng cơ hội này, vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công vào cơ thể gây áp xe chân răng.

4. Áp xe chân răng có nguy hiểm không?

ap-xe-chan-rang-co-nguy-hiem-khong

Áp xe chân răng nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì sẽ không dẫn đến bất kỳ biến chứng nào quá nguy hiểm. Ngược lại, nếu bệnh tiến triển lâu ngày mà không thực hiện bất kỳ biện pháp khắc phục nào thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Trên thực tế, áp xe chân răng sẽ chuyển qua chuyển lại giữa cấp tính và mãn tính nên người bệnh không thể kiểm soát được bệnh đang diễn biến ở giai đoạn nào. Chính vì vậy, nhiều người chủ quan và thường chỉ dùng thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, cách làm này là rất nguy hiểm vì bệnh nhân nghĩ rằng bệnh đã khỏi khi không cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào, trong khi bệnh âm thầm diễn biến rất phức tạp và ngày càng nặng hơn.

Đầu tiên, khi bị áp xe chân răng thì chắc chắn răng sẽ bị nhau nhức hoặc thậm chí là lung lay nhiều khiến việc ăn nhai mỗi ngày gặp nhiều khó khăn. Lâu dần bệnh nhân có thể sẽ không còn muốn ăn uống gì nữa, cơ thể không được bổ sung đầy đủ các chất cần thiết khiến sức khỏe ngày càng giảm sút. Ngoài ra, răng sẽ trở nên yếu dần và có nguy cơ gãy rụng rất cao.

Bên cạnh đó, xoang hàm có thể bị nhiễm trùng hoặc áp xe não cũng là một trong những biến chứng khó lường trước do áp xe răng gây ra. Thông qua các mạch máu, vi khuẩn sẽ đi vào tấn công não và dẫn đến hôn mê, nguy hiểm hơn là tình trạng nhiễm trùng huyết đe dọa đến tính mạng.

5. Điều trị áp xe chân răng hiệu quả

dieu-tri-ap-xe-chan-rang

Để biết được phương pháp điều trị chính xác, bác sĩ cần thực hiện thăm khám chi tiết để biết được cụ thể tình trạng nhiễm trùng cũng như diễn biến của bệnh. Tuỳ vào từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương án phù hợp nhưng nguyên tắc chung là loại bỏ ổ mủ, kiểm soát triệu chứng và bảo tồn răng tối đa.

  5.1. Giảm đau tại nhà

Trước khi đến nha khoa, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà để cảm thấy dễ chịu hơn:

  -  Súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi ăn để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám giúp răng miệng luôn được sạch sẽ.
  -  Chườm túi trà ấm bên ngoài tại khu vực chân răng bị nhiễm trùng để giảm cảm giác đau đớn.
  -  Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn với liều lượng nhất định hư: Acetaminophen, Ibuprofen,...

Tuy nhiên, tất cả các biện pháp trên đều chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không khắc phục triệt để áp xe răng. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị ngay lập tức.

  5.2. Điều trị ở giai đoạn cấp tính

Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ loại bỏ mủ áp xe để tránh tình trạng sưng viêm nặng gây ảnh hưởng đến các mô xung quanh. Thủ thuật trích răng nhỏ sẽ được thực hiện để thoát dịch, làm sạch vi khuẩn gây bệnh ở vị trí áp xe kết hợp với việc sử dụng kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn áp xe diễn biến phức tạp. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc khác để giảm triệu chứng như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, vitamin,... đối với từng trường hợp cụ thể.

  5.3. Điều trị tận gốc

Sau khi dẫn lưu mủ, các triệu chứng đã giảm dần nhưng bệnh nhân vẫn cần tiếp tục điều trị để tránh tình trạng nhiễm trùng tái phát. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện điều trị tuỷ, lấy vôi răng, gắp mảnh vỡ,... Tuy nhiên, đối với tình trạng áp xe quá nặng không thể điều trị bảo tồn thì bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng tại vị trí áp xe.

Sau khi điều trị áp xe chân răng, bạn cần lưu ý chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sung nhiều nước, vitamin và muối khoáng. Ngoài ra, không nên để miệng bị khô và hạn chế thực phẩm cứng, dai, nóng, lạnh,...

6. Phòng ngừa áp xe chân răng

Để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng nói chung và áp xe chân răng nói riêng, bạn nên lưu ý một số điều như sau:

  -  Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn 30 phút để khoang miệng luôn sạch sẽ, không chứa vụn thức ăn thừa.
  -  Thăm khám, cạo vôi răng định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm để kịp thời phát hiện các bệnh lý răng miệng và điều trị ngay lập tức.
  -  Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết trong thực đơn mỗi ngày. Hạn chế sử dụng các loại thức ăn, đồ uống có hại cho răng như bánh ngọt, cà phê, kẹo,...
  -  Tránh xa thuốc lá, rượu bia và một số chất kích thích khác.

Vậy áp xe chân răng có nguy hiểm không phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh. Nếu áp xe chỉ mới hình thành mà được thực hiện các biện pháp điều trị ngay lập tức thì sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đối với sức khỏe. Lưu ý rằng đây là kỹ thuật nha khoa rất phức tạp nên bạn nên lựa chọn điều trị ở các cơ sở nha khoa uy tín để được đảm bảo quá trình điều trị diễn ra an toàn, mang đến kết quả tốt nhất.