VN

Niềng răng khớp cắn ngược bao nhiêu tiền?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Nguyên nhân dẫn đến khớp cắn ngược
2. Ảnh hưởng của tình trạng khớp cắn ngược
3. Điều trị khớp cắn ngược bằng phương pháp nào?
4. Niềng răng khớp cắn ngược giá bao nhiêu?
5. Niềng răng khớp cắn ngược mất bao lâu?


Khớp cắn ngược (hay khớp cắn sâu) là tình trạng răng hàm trên bị thụt vào trong và không thể bao bọc hàm dưới như bình thường. Răng bị móm không chỉ gây mất thẩm mỹ tổng thể khuôn mặt mà còn làm ảnh hưởng đến khớp cắn, khiến quá trình ăn nhai gặp rất nhiều khó khăn. Điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân, dựa vào đó mà bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp để có thể mang đến kết quả điều trị cao nhất, trong đó có phương pháp niềng răng khớp cắn ngược.

1. Nguyên nhân dẫn đến khớp cắn ngược


Tình trạng khớp cắn ngược (khớp cắn sâu), hay răng móm xảy ra khi hàm dưới phát triển quá mức bình thường gây cảm giác xương hàm trên bị thụt vào trong. Tình trạng này sẽ khiến hai hàm trở nên mất tương xứng khiến khuôn mặt không còn hài hòa và cân đối. Khớp cắn ngược xảy ra có thể là do một số nguyên nhân sau:

  1.1. Do di truyền

Trong gia đình nếu có ông bà, bố mẹ bị khớp cắn ngược thì đời con sinh ra cũng có thể gặp phải tình trạng này. Nếu nhận thấy ngay từ nhỏ thì có thể thực hiện một số biện pháp can thiệp theo chỉ dẫn của bác sĩ để khắc phục một cách hiệu quả nhất.

  1.2. Do thói quen xấu

Những thói quen xấu hình thành ngay từ nhỏ như mút tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả, ngủ há miệng,... đều có thể là nguyên nhân gây khớp cắn ngược. Theo thời gian, các hành động trên sẽ tạo một lực vô hình lên răng, đẩy răng ra ngoài so với cấu trúc hàm bình thường.

  1.3. Do mất răng

Răng khi bị mất đi sẽ tạo ra một khoảng trống trên khung hàm, các răng còn lại sẽ có xu hướng dịch chuyển về vị trí trống. Từ đó mà răng dần trở nên lộn xộn, bị dồn ra phía trước và chìa ra ngoài so với răng hàm trên. 

2. Ảnh hưởng của khớp cắn ngược


Khớp cắn ngược có thể gây một số ảnh hưởng như sau:

  2.1. Gây mất thẩm mỹ

Khớp cắn ngược khiến cằm bị đưa về phía trước, rất dễ dàng nhận ra khi nhìn nghiêng. Điều này làm khuôn mặt mất đi nét hài hòa, trở nên dài ra và khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp mỗi ngày.

  2.2. Làm giảm chức năng ăn nhai

Hàm trên và hàm dưới không có mấu cắn chuẩn khiến khả năng cắn, xé và nhai thức ăn bị suy giảm. Đây là nguyên nhân làm tăng áp lực lên khung hàm đồng thời cũng gây ra một số vấn đề về đường tiêu hóa do thức ăn không được nghiền nát kỹ càng. Tình trạng này diễn ra lâu năm không được điều trị có thể sẽ gây ra đau nhức vì khớp cắn ngày càng sai lệch nhiều.

  2.3. Tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng

Tình trạng răng bị móm sẽ khiến quá trình vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn, khó đạt hiệu quả cao vì bàn chải khó tiếp cận đến những vị trí chân răng, kẽ răng bị lệch. Mảng bám thức ăn lâu ngày không được làm sạch tạo nên môi trường rất thuận lợi để vi khuẩn phát triển, dẫn đến một số bệnh lý răng miệng như viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu, hôi miệng,...

  2.4. Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể

Nếu sau thời gian dài không được điều trị, tình trạng khớp cắn ngược có thể gây bệnh rối loạn thái dương hàm với các triệu chứng như đau đầu, khó chịu khi đóng mở hàm, ăn nhai và giao tiếp gặp khó khăn,... Từ đó, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

  2.5. Ảnh hưởng đến phát âm

Hoạt động tương quan giữa miệng, hai hàm răng ảnh hưởng rất lớn đến việc phát âm. Hàm trên và hàm dưới thiếu cân xứng khiến người bệnh gặp khó khăn khi nói vì âm thanh bị méo, không rõ ràng. Nhiều trường hợp bị nói ngọng, nói lắp, không thể giao tiếp trôi chảy.

3. Điều trị khớp cắn ngược bằng phương pháp nào?


Không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện niềng răng để điều trị khớp cắn ngược mà còn phụ thuộc vào từng nguyên nhân:

  3.1. Điều trị khớp cắn ngược do răng

Khung hàm lúc này phát triển bình thường nhưng răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài nhiều so với răng hàm trên. Lúc này, niềng răng khớp cắn ngược là giải pháp tối ưu nhất để điều trị trường hợp này. Khí cụ niềng răng sẽ được sử dụng để giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn.

  3.2. Điều trị khớp cắn ngược do xương hàm

Nếu trường hợp khung xương hàm dưới phát triển mạnh khiến 2 hàm không được khít với nhau thì không thể niềng răng mà cần phải phẫu thuật để điều chỉnh. Tuy nhiên, để thực hiện phẫu thuật thì người bệnh cần đủ 18 tuổi trở lên, khi xương hàm đã ổn định hoàn toàn và không còn phát triển nữa.

  3.3. Điều trị khớp cắn ngược do cả hàm và răng

Trường hợp răng và hàm đều phát triển quá mức khiến răng chìa ra ngoài là rất dễ dàng nhận thấy vì khuôn mặt sẽ bị gấp khúc, biến dạng. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật xương hàm để đưa chúng về trạng thái bình thường và tiếp tục niềng răng sau một khoảng thời gian hồi phục để đạt hiệu quả tuyệt đối.

4. Niềng răng khớp cắn ngược giá bao nhiêu?


Niềng răng khớp cắn ngược giá bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc phần lớn vào phương pháp niềng răng mà bạn lựa chọn: 

  4.1. Niềng răng khớp cắn ngược bằng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha đã có từ rất lâu nhưng vẫn được sử dụng tới ngày nay nhờ sự hiệu quả mà nó đem lại. Phương pháp này giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn trên khung hàm bằng lực siết của hệ thống dây cung, mắc cài được làm bằng kim loại. Lực này khá mạnh nên thời gian điều trị khớp cắn ngược bằng phương pháp này nhanh hơn so với những phương pháp khác. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ trong suốt quá trình niềng răng lại không được đảm bảo do màu sắc của kim loại không trùng khớp với màu răng thật.

Giá niềng răng mắc cài kim loại có mức giao động từ 30.000.000 - 45.000.000 đồng/ 1 liệu trình.

  4.2. Niềng răng khớp cắn ngược bằng mắc cài sứ


Có cơ chế hoạt động tương tự và mang đến hiệu quả điều trị khớp cắn ngược không thua kém so với niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ chỉ có khác biệt ở vật liệu làm nên khí cụ chỉnh nha. Hệ thống dây cung, mắc cài sẽ được làm từ sứ cao cấp, đảm bảo được tính thẩm mỹ trong suốt quá trình niềng răng do có thể điều chỉnh được màu sắc vật liệu sao cho trùng với màu men răng thật.

Giá niềng răng mắc cài sứ dao động từ 40.000.000 - 50.000.000 đồng/ 1 liệu trình.

  4.3. Niềng răng khớp cắn ngược bằng khay trong suốt Invisalign


Niềng răng trong suốt Invisalign là một trong những phương pháp chỉnh nha được áp dụng công nghệ hiện đại tiên tiến bậc nhất hiện nay. Với phương pháp này, hệ thống dây cung, mắc cài truyền thống sẽ được thay bằng khay niềng răng trong suốt Invisalign. Trong suốt liệu trình niềng răng, bạn sẽ cần đeo từ 22-48 khay niềng để khắc phục hiệu quả tình trạng khớp cắn ngược.

Các khay niềng răng Invisalign làm từ nhựa trong suốt và được thiết kế mang tính cá nhân hóa, ôm sát khít với thân răng nên có thể mang đến tính thẩm mỹ tuyệt đối. Bên cạnh đó, khay niềng trong suốt sẽ giúp quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng hằng ngày trở nên dễ dàng hơn do có thể được tháp lắp linh hoạt.

Mức giá niềng răng trong suốt Invisalign dao động từ 80.000.000 - 140.000.000 đồng/ 1 liệu trình tùy tình trạng răng miệng.

5. Niềng răng khớp cắn ngược mất bao lâu?


Trường hợp nếu được thực hiện điều trị sớm ở giai đoạn thiếu niên từ 12-16 tuổi khi răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ nhưng xương hàm còn chưa thật sự cứng chắc thì niềng răng khớp cắn ngược có thể mang đến hiệu quả cao và nhanh chóng. Tuy thời gian còn phụ thuộc vào tình trạng khớp cắn ngược phức tạp ra sao nhưng thường dao động trong khoảng từ 12-24 tháng. Nếu để càng lâu, xương hàm càng phát triển ổn định và tình trạng răng móm càng nặng thì thời gian điều trị sẽ kéo dài lâu hơn.

Vậy niềng răng là giải pháp điều trị tình trạng khớp cắn ngược đối với một số trường hợp nhất định. Để xác định đâu là phương pháp niềng răng phù hợp nhất, bạn nên đến nha khoa quốc tế BIK để được thăm khám và tư vấn dựa trên tình trạng răng miệng cụ thể của bạn nhé.