Bị Mất Răng Toàn Hàm Phải Làm Sao? Cách Khắc Phục

Bị Mất Răng Toàn Hàm Phải Làm Sao? Cách Khắc Phục

mat-rang-toan-ham

Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân mất răng toàn hàm

và nếu tình trạng này không được giải quyết kịp thời thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe tổng thể. Theo đó, các chuyên gia khuyên rằng khoảng 2 tháng sau khi mất răng thì khách hàng nên tiến hành thực hiện những phương pháp phục hình răng để đảm bảo an toàn cũng như tính thẩm mỹ.

1. Hậu quả khi mất 1 răng hoặc mất răng toàn hàm

mat-rang-toan-ham

Dù là mất 1 răng hay mấy răng toàn hàm thì cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng sau:

  1.1. Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ

Ảnh hưởng dễ thấy nhất khi bị mất răng đó là tính thẩm mỹ tổng thể của khuôn mặt sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt đối với trường hợp mất răng ở nhóm răng cửa, răng nanh. Điều này khiến nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp mỗi ngày, từ đó làm đánh mất nhiều cơ hội trong công việc và cuộc sống.

  1.2. Suy giảm chức năng ăn nhai

 Tại vị trí mất răng, đặc biệt là răng hàm đảm nhận chức năng ăn nhai quan trọng thì người bệnh sẽ phải chuyển sang nhai ở vị trí khác, lâu ngày gây đau thái dương hàm. Hoặc trường hợp mất răng toàn hàm thì khả năng ăn nhai, cắn xé thức ăn dường như mất đi hoàn toàn, thức ăn không được xử lý trước khi đi vào dạ dày lâu ngày có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, viêm loét dạ dày, thủng đường ruột,…

  1.3. Ảnh hưởng đến phát âm

Nhóm răng cửa (bao gồm răng số 1 và răng số 2) có nhiệm vụ giúp bạn phát âm tròn vành, rõ chữ. Khi bị mất răng toàn bộ hàm thì việc phát âm lúc này cũng trở nên khó khăn hơn, phát âm không chính xác lâu ngày sẽ dẫn đến thói quen nói ngọng.

  1.4. Tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm

là biến chứng nghiêm trọng nhất khi bị mất răng. Sở dĩ xương hàm có thể phát triển được bình thường là nhờ tác động của lực ăn nhai mỗi ngày, mất răng khiến xương hàm không còn nhận được lực nên không còn khả năng nâng đỡ, dần bị tiêu biến và yếu ớt.

->> Xem thêm: Giá trồng răng implant nguyên hàm

bao nhiêu tiền hiện nay?

2. Bị mất răng toàn hàm thì phải làm sao?

Đối với trường hợp mất răng toàn hàm, khách hàng có thể lựa chọn một trong các phương pháp phục hình sau để làm răng toàn hàm:

  2.1. Dùng hàm giả tháo lắp

mat-rang-toan-ham

Hàm giả tháo lắp

được làm từ nhựa là phương pháp truyền thống có cấu tạo gồm 2 bộ phận: Các răng giả và nền hàm được thiết kế để gắn trực tiếp lên nướu thật của bệnh nhân. Nền hàm được chế tạo từ nhựa tốt, phần răng giả có thể được làm từ sứ hoặc kim loại.

    2.1.1. Ưu điểm

   –   Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ trong vòng 1 tuần
   –   Dễ dàng tháo lắp, việc vệ sinh từ đó cũng dễ dàng hơn
   –   Chi phí hợp lý, chỉ khoảng 15 triệu 1 hàm
   –   Không yêu cầu quá nhiều về sức khỏe răng miệng hay mật độ xương hàm

    2.1.2. Nhược điểm

   –   Tính thẩm mỹ không cao
   –   Tuổi thọ ngắn
   –   Chỉ thích hợp khi mất răng toàn hàm trên vì không có khả năng chịu lực
   –   Giảm khẩu vị khi ăn uống vì thức ăn không tiếp xúc được với niêm mạc miệng
   –   Gây tiêu xương hàm nhanh chóng vì xương hàm không nhận được lực ăn nhai
   –   Lỏng lẽo, dễ rơi rớt khi ăn uống và cử động nên gây nhiều cản trở cho công việc hằng ngày

  2.2. Sử dụng hàm tháo lắp trên Implant

Hàm giả tháo lắp trên Implant được ra đời nhằm khắc phục một số khuyết điểm của hàm nhựa tháo lắp truyền thống. Hàm tháo lắp trên Implant hay còn gọi là hàm phủ trên Implant vẫn là phương pháp sử dụng hàm giả nhưng thay vì gắn trực tiếp lên nướu thì hàm sẽ được cố định trên nền hàm bằng các Implant có liên kết với khóa cài. Hiện nay có 2 loại khóa phổ biến:

   –   Khóa cài bằng bi: Mỗi Implant trong xương hàm sẽ được gắn với một khóa cài có hình bi và ăn khớp với một ổ chứa trên hàm giả.

   –   Khóa cài bằng thanh bar: Các Implant trong hàm sẽ được gắn với một thanh bar mỏng. Phía trên thanh bar sẽ có các khóa cài để liên kết chặt chẽ thanh bar với hàm giả.

    2.2.1. Ưu điểm

   –   Dễ dàng tháo lắp và vệ sinh
   –   Mang đến tính thẩm mỹ cao hơn
   –   Sức ăn nhai cũng được cải thiện nhờ độ chắc chắn của hàm giả được gia tăng
   –   Thích hợp với những trường hợp bị tiêu xương nhiều hoặc người quá lớn tuổi

    2.2.2. Nhược điểm

   –   Chi phí khá cao vì phải sử dụng nhiều Implant
   –   Phải thường xuyên kiểm tra và thay các khóa cài, khoảng 6 tháng 1 lần
   –   Do sự cản trở của nền hàm với niêm mạc nên cảm giác ngon miệng khi ăn uống cũng không được đảm bảo

2.3. Trồng răng Implant All On 4/ All On 6

Kỹ thuật hiện đại, tiên tiến và là giải pháp tối ưu cho trường hợp mất răng toàn hàm là cấy ghép Implant. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được phục hình những chiếc răng bị mất bằng răng giả có cấu tạo 3 phần: trụ Implant

, khớp nối Abutment và mão răng sứ. 

Trong đó, trụ Implant sẽ được cắm sâu vào xương hàm đóng vai trò như một chân răng thật, sau đó thân răng sứ sẽ được gắn cố định lên trên thông qua khớp nối Abutment tạo nên một chiếc răng hoàn chỉnh như răng thật. 

Đối với trường hợp mất răng toàn hàm, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp trồng răng Implant All On 4

đối với mất răng hàm dưới và All On 6 đối với mất răng hàm trên. Cụ thể như sau:

   –   Trồng răng Implant All On 4: Bác sĩ sử dụng 2 trụ Implant đặt thẳng đứng và 2 trụ Implant đặt nghiêng ở vùng răng cửa rồi sau đó gắn cầu răng sứ phía trên để phục hình răng toàn hàm.

   –   Trồng răng Implant All On 6

: Bác sĩ sẽ cắm 4 trụ Implant ở vị trí mặt răng trước, 2 trụ Implant cắm tại vị trí răng hàm và cũng tiến hành gắn cầu răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment.

->> Xem thêm: Những ai không thể thực hiện trồng răng implant toàn hàm

?

3. Vì sao nên trồng răng Implant All On 4/ All On 6 khi mất răng toàn hàm?

mat-rang-toan-ham

Sở dĩ các chuyên gia cho rằng trồng răng Implant all on 4/ all on 6 khi mất răng toàn hàm là phương pháp tối ưu nhất đối vì những lý do sau đây:

  3.1. Tính thẩm mỹ như răng thật

Thân răng được gắn lên trụ Implant được làm từ vật liệu sứ nguyên chất được điều chỉnh màu sắc sao cho phù hợp với màu da nên có thể mang đến tính thẩm mỹ tối đa và hoàn toàn tự nhiên. Điều này giúp khách hàng cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày, mang đến nhiều cơ hội trong công việc và cuộc sống.

  3.2. Hạn chế đau đớn, tiết kiệm chi phí

Phục hình Implant All On 4 hoặc All On 6 là phương pháp tiên tiến sử dụng 4 hoặc 6 trụ Implant thay vì 8 – 12 trụ như xưa để phục hình răng toàn hàm. Cũng chính vì vậy mà bệnh nhân không cần thực hiện ghép xương, nâng xoang, từ đó hạn chế được cảm giác đau đớn cũng như tiết kiệm được khá nhiều chi phí điều trị.

Dù cắm ít trụ Implant hơn so với trước đây nhưng hiệu quả và chất lượng điều trị vẫn không hề thay đổi vì bác sĩ sẽ cắm đúng vào vị trí trọng yếu theo như tính toàn ngay từ ban đầu. 

  3.3. Khôi phục chức năng ăn nhai như răng thật

Do trụ Implant được cấy ghép cố định vào xương hàm nên có thể chịu được lực và khả năng ăn nhai được khôi phục gần như răng thật cho người mất răng toàn hàm. Bên cạnh đó, độ chịu lực gấp 5 lần của mão răng sứ có thể giúp khách hàng ăn các loại thực phẩm bản thân yêu thích mà không cần lo răng bị bể, vỡ.

  3.4. Ngăn chặn hiệu quả tình trạng tiêu xương hàm

Nếu xương hàm không được kích thích trực tiếp bởi lực ăn nhai trong thời gian dài thì có thể dẫn đến tình trạng tiêu xương, tụt lợi. Đây là tình trạng khá phổ biến đối với các trường hợp bị mất răng nhưng không được can thiệp bằng bất kì biện pháp nào hoặc chỉ sử dụng hàm giả tháo lắp..

Tuy nhiên, ưu điểm lớn nhất của trồng răng Implant là chân răng thật bị mất sẽ được thay thế bằng trụ Implant. Điều này giúp lực ăn nhai được duy trì ổn định, được xương hàm tiếp nhận làm điều kiện để phát triển bình thường cho người bị mất răng toàn hàm.

  3.5. Tuổi thọ cao

Nhờ được làm từ vật liệu Titanium cao cấp có khả năng tương thích cao với cơ thể, trụ Implant có thể tồn tại được đến 25 năm trong khoang miệng và thậm chí có thể là cả đời nếu được chăm sóc đúng cách.

->> Xem thêm: Có nên trồng răng implant không

? Những ai nên trồng?

4. Mất răng thì khi nào trồng lại được?


Theo lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ thì sau khi mất răng cần phải trồng lại răng càng sớm càng tốt, vì nếu càng để lâu thì càng nhiều hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Theo đó, thời điểm tốt nhất là khoảng 2 tháng sau khi mất răng toàn hàm. Lý do là vì lúc này vết thương đã lành hẳn, không còn đau đớn. Bên cạnh đó, xương hàm lúc này cũng còn khỏe mạnh, chưa bị tiêu biến cũng như vẫn còn đủ điều kiện để thực hiện cấy ghép Implant mà không cần tiến hành nâng xoang, ghép xương làm mất thời gian, phát sinh thêm nhiều chi phí.

Vậy mất răng toàn hàm có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như đã đề cập ở bài viết phía trên và cũng có nhiều giải pháp mà khách hàng có thể lựa chọn cho tình trạng này. Để quá trình phục hình răng được diễn ra an toàn và mang lại hiệu quả bền vững, khách hàng nên lựa chọn thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

 

 

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Quốc Tế BIK được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.
Each clinic in the BIK International Dental System is assessed by the Department of Health of each province and city for different technical categories. You will receive services according to the technical categories permitted by the Department of Health. Other categories will be performed at the hospital..