VN

Hàm răng giả tháo lắp là gì? Trường hợp nên dùng hàm giả tháo lắp

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Hàm tháo lắp là gì? Ưu và nhược điểm của răng giả tháo lắp
2. Các loại hàm tháo lắp phổ biến nhất hiện nay và chi phí
3. Những trường hợp nào nên sử dụng hàm tháo lắp
4. Hàm tháo lắp có tốt không?
5. Các phương pháp thay thế phương pháp hàm tháo lắp

răng giả tháo lắp là gì và ưu nhược điểm

Răng giả tháo lắp là gì và ưu nhược điểm

Hàm tháo lắp là một trong những phương pháp phục hình răng mất đã được sử dụng rộng rãi, nhưng phương pháp này cũng có các ưu và nhược điểm riêng. Hãy cùng Nha khoa Quốc tế BIK tìm hiểu hàm tháo lắp là gì? Có nên sử dụng hàm tháo lắp? qua bài viết dưới đây.

1. Hàm tháo lắp là gì? Ưu và nhược điểm của răng giả tháo lắp

Để che lấp đi những vùng bị mất răng, trồng răng tháo lắp là phương pháp đơn giản và khá tiết kiệm chi phí so với lắp cầu răng sứ hay cấy ghép Implant.

Hàm tháo lắp là gì?

Trồng răng tháo lắp là phương pháp phục hình răng tối ưu nhằm thay thế cho nhiều răng hoặc toàn bộ hàm răng đã mất mà không cần mài răng hay cấy ghép Implant. Răng giả tháo lắp có chức năng và thẩm mỹ giống như răng thật và thường được chỉ định cho những bệnh nhân đã nhiều tuổi.

Cấu tạo của hàm răng giả có 2 phần chính là khung răng và răng. Răng giả được làm tự sứ hoặc nhựa và lắp trực tiếp vào khung răng thay thế cho phần răng đã mất. Khung răng được làm từ các loại chất liệu như: nhựa, kim loại, ốc vít… và được thiết kế ôm khít vào cung hàm thật của người bệnh có dụng nâng đỡ và tạo hình.

hàm tháo lắp là gì
Ảnh minh họa: Hàm tháo lắp nguyên hàm

Ưu và nhược điểm của hàm tháo lắp

Ưu điểm trồng răng tháo lắp

Tiết kiệm chi phí: So với hàm giả cố định và các phương pháp phục hình răng khác, trồng răng giả tháo lắp có giá thành thấp hơn.

An toàn với cơ thể: Hàm răng giả tháo lắp được làm bằng Titan, sứ hay nhựa nha khoa rất lành tính, an toàn với cơ thể.

Tháo lắp dễ dàng: Hàm giả tháo lắp có khả năng tháo lắp dễ dàng để vệ sinh khi cần thiết. Vì thế, người sử dụng hoàn toàn có thể chủ động trong ăn nhai cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Ngăn ngừa tình trạng xô lệch răng: Khi mất răng lâu ngày, tình trạng tiêu xương sẽ diễn ra xuất hiện khoảng trống trên cung hàm. Dần dần các răng còn lại sẽ bị xô lệch nếu không được phục hình. Làm hàm răng giả tháo lắp cũng là biện pháp giúp răng ổn định trên cung hàm, hạn chế tối đa tình trạng xô lệch răng ảnh hưởng đến khớp cắn.

ưu điểm hàm tháo lắp
Hàm tháo lắp dễ dàng thích nghi với mọi đối tượng

Nhược điểm trồng răng tháo lắp

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, việc sử dụng hàm tháo lắp cũng còn một số hạn chế sau:

Bất tiện trong khi sử dụng: Do là hàm tháo lắp nên khi sử dụng hàm bạn cảm thấy khá lỏng lẻo và dễ rơi, vướng víu trong miệng.

Hạn chế trong ăn nhai: Mặc dù hàm tháo lắp giúp bạn có thể ăn nhai ổn định. Tuy nhiên khi sử dụng nó vẫn còn hạn chế khi bạn muốn ăn những đồ cứng và dai.

Tuổi thọ thấp: So với những phương pháp phục hình răng khác, hàm tháo lắp toàn hàm có tuổi thọ thấp hơn.

nhược điểm hàm tháo lắp
Sử dụng hàm tháo lắp cần phải giữ vệ sinh răng miệng thật kỹ

 2. Các loại hàm tháo lắp phổ biến nhất hiện nay và chi phí

Hiện nay, có nhiều loại hàm tháo lắp toàn hàm khác nhau nhằm giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn. Sau đây là 3 loại hàng tháo lắp phổ biến nhất hiện nay:

Hàm tháo lắp nền nhựa

Hàm tháo lắp nền nhựa là gì?

Đây là loại răng tháo lắp thông dụng ra đời trước tiên, bằng cách sử dụng loại nhựa dẻo hoặc nhựa cứng để tạo nền nướu răng và những chiếc răng giả bằng nhựa sẽ được ép chặt vào nên nhựa này để tạo thành một khối thống nhất để lắp vào nướu răng thật của bệnh nhân. Tuy nhiên, loại hàm này lại khá cồng kềnh nên không thích hợp để điều trị trong trường hợp bệnh nhân có vòm họng thấp.

Chi phí hàm tháo lắp nền nhựa

 Hàm tháo lắp nền nhựa có quy trình thực hiện đơn giản, không yêu cầu các kỹ thuật cao nên có chi phí thấp. Tuy nhiên, hàm nhựa chỉ đảm bảo ăn nhai tốt trong thời gian đầu, thời gian ngắn sau đó hàm sẽ bị giãn ra, không bám chắc vào nướu, gây khó khăn không ít cho chủ nhân. 

hàm tháo lắp nền nhựa
Hàm tháo lắp nền nhựa

Hàm tháo lắp nền kim loại

Hàm tháo lắp nền kim loại là gì?

Với cấu tạo bằng nền nhựa và kết hợp với khung kim loại bằng hợp chất Ni – Cr hoặc Titanium để cố định chặt chẽ hàm giả này với những chiếc răng thật xung quanh, tránh để răng tháo lắp bị trượt hoặc di chuyển. Hàm này thường được sử dụng cho những trường hợp mất ít răng vì cần có trụ bám là những chiếc răng thật.

Chi phí hàm tháo lắp nền kim loại

Hàm tháo lắp nền kim loại cố định và vững chắc hơn hàm nhựa thông thường, vấn đề ăn nhai cũng được thoải mái và hàm được sử dụng lâu dài hơn. Vì vậy, chi phí làm hàm tháo lắp bằng kim loại có chi phí cao hơn so với những loại hàm bằng nhựa.

hàm tháo lắp nền kim loại
Hàm tháo lắp nền kim loại

 Hàm tháo lắp trên trụ implant

Hàm tháo lắp trên trụ implant

Loại răng giả này là sự kết hợp đặc biệt với phương pháp trồng răng Implant hiện đại nhất trong ngành nha khoa ngày nay, bằng cách sử dụng hàm tháo lắp gắn chặt ở bên trên những trụ Implant được cấy sâu vào bên trong xương hàm thông qua những vít kết nối Abutment để tạo ra một hàm giả hoàn toàn cố định chặt chẽ nhất. Thông thường số lượng trụ Implant để thực hiện kỹ thuật này là khoảng 4 – 6 trụ cho 1 hàm.

Chi phí hàm tháo lắp trên trụ Implant

Loại hàm tháo lắp trên trụ Implant sở hữu nhiều ưu điểm nên chi phí sẽ cao hơn hàm tháo lắp nhựa hay hàm tháo lắp nền kim loại. Bên cạnh đó, chi phí làm răng giả tháo lắp trên trụ Implant sẽ tùy thuộc vào số lượng răng đã mất và loại hàm tháo lắp mà bạn chọn để phục hình.

hàm tháo lắp trên trụ implant
Hàm tháo lắp trên trụ implant

 3. Những trường hợp nào nên sử dụng hàm tháo lắp

Người lớn tuổi

Với những người cao tuổi mất răng thì trồng răng giả là giải pháp thích hợp để phục hình răng một cách nhanh chóng và không tác động đến hàm răng thật.

Người có xương hàm không đủ khỏe

Những trường hợp mất răng nhưng cấu trúc xương hàm không đủ khỏe để cấy ghép Implant hoặc răng bên cạnh không thể làm trụ cho cầu răng sứ thì nên trồng răng giả tháo lắp.

xương hàm không đủ khỏe nên chọn hàm tháo lắp
Xương hàm không đủ khỏe nên chọn hàm tháo lắp thay vì trồng implant

Mất nhiều răng nhưng không muốn trồng răng sứ hoặc implant

Với những người mất từ 3 chiếc răng trở lên nhưng muốn tiết kiệm chi phí không làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant thì có thể làm hàm giả tháo lắp.

4. Hàm tháo lắp có tốt không?

Nhìn chung, hàm giả tháo lắp tương đối phù hợp cho những người muốn tiết kiệm chi phí, nhưng về lâu dài thì phương pháp này vẫn chưa thật sự là tốt nhất vì sau một thời gian sử dụng sẽ xảy ra biến chứng tiêu xương cần làm lại hàm răng giả mới để không ảnh hưởng.

5. Các phương pháp thay thế phương pháp hàm tháo lắp

Để khắc phục các nhược điểm của hàm tháo lắp, hiện nay đã có nhiều phương pháp phục hình răng mất hiện đại và phù hợp hơn. Cùng Nha Khoa Quốc Tế BIK tham khảo các phương pháp sau:

Tình trạng mất nhiều răng trên 1 hàm

Bắc cầu răng sứ

Bắt cầu răng sứ là một ứng dụng của phương pháp bọc răng sứ dùng để thay thế một hay nhiều răng đã mất. Nha sĩ dùng hai mão răng trên hai răng trụ kế bên răng bị mất mang tính chất như một nhịp cầu, vị trí răng mất sẽ nằm ở giữ.

Làm cầu răng có thể áp dụng ở phía răng trước hoặc sau đều mang lại hiệu quả ăn nhai thẩm mỹ cao, nhìn rất tự nhiên như răng thật.  

So với phương pháp cấy ghép Implant thì bắt cầu răng sứ có chi phí thấp hơn và thực hiện nhanh chóng hơn.

bắc cầu răng sứ thay thế cho hàm tháo lắp
Bắc cầu răng sứ thay thế hàm tháo lắp

Trồng implant

Trồng răng implant là giải pháp trồng răng mới khá hoàn hảo, giúp khắc phục tình trạng bị mất một răng, nhiều răng hoặc cả hàm răng. Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để đặt trụ Implant vào xương hàm, nhằm thay thế cho phần chân răng cũ.

trồng răng implant thay cho hàm tháo lắp
Trồng răng implant thay thế hàm giả tháo lắp

Tình trạng mất răng toàn hàm

Phục hình răng mất toàn hàm trên trụ implant là phương pháp tối ưu nhất thay thế cho hàm tháo lắp. Nếu trước đây, người mất răng phải đeo hàm giả tháo lắp hoặc cấy 6 – 8 trụ Implant để phục hình răng toàn hàm thì hiện nay cấy ghép Implant All-on-4, All-on-6 có thể mang lại một hàm răng thẩm mỹ và an toàn.

All-on-4

Cấy ghép Implant All-on-4 là phương pháp trồng răng toàn hàm được nhiều người lựa chọn hiện nay. All-on-4 thay thế răng đã mất bằng cách cấy 4 trụ Implant ở mỗi hàm, phục hồi khả năng ăn nhai, thẩm mỹ gần như răng thật với chi phí phải chăng nhất.

Đặc điểm cơ bản của phương pháp trồng răng này chính là sử dụng số lượng Implant ít nhất có thể, hạn chế phẫu thuật ghép xương. Vì vậy, quy trình trồng răng toàn hàm thực hiện nhanh chóng, giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí điều trị.

all - on - 4 thay thế hàm tháo lắp toàn hàm
All-on-4 thay thế hàm tháo lắp toàn hàm

All-on-6

Phương án trồng răng Implant All-On-6 tối ưu cho những trường hợp mất răng toàn hàm trên hoặc hàm dưới nhưng xương hàm quá yếu. So với phương án All-on-4, giải pháp All-on-6 bác sĩ sẽ cấy thêm 2 trụ Implant ở vùng răng sau, giúp quá trình nâng đỡ được tốt và vững chắc hơn.
Thực hiện cấy ghép Implant All-On-6 toàn hàm có số lần phẫu thuật sẽ ít, nên thời gian điều trị sẽ diễn ra nhanh chóng, khả năng phục hồi sau cấy ghép Implant cũng diễn ra nhanh hơn, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. 

All-on-6  thay thế hàm tháo lắp toàn hàm
Ảnh minh họa cho phương pháp All - on - 6

Mỗi phương án phục hình răng đều có ưu điểm – nhược điểm khác nhau. Bạn nên cân nhắc nhu cầu của bản thân cùng với sự tư vấn của bác sĩ để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho mình.

Qua bài viết này, Nha khoa Quốc tế BIK mong răng bạn đã hiểu rõ hơn về phương pháp phụ răng mất bằng hàm tháo lắp và giải đáp câu hỏi hàm tháo lắp là gì cho bạn.

tin tức khác