Sâu răng sữa là bệnh lý răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ, không chỉ gây đau nhức mà còn làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng và tâm lý của trẻ. Vậy chữa bệnh sâu răng sữa như thế nào cho hiệu quả và mang đến hàm răng chắc khỏe cho con trẻ? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Răng sữa bị sâu nên làm gì?
1. Nguyên nhân răng sữa bị sâu
Răng sữa rất dễ bị sâu do men răng còn mỏng, dễ bị vi khuẩn ăn mòn. Những vết sâu trên răng sữa phát triển rất nhanh và có thể nhanh chóng ăn sâu vào tủy nếu không điều trị kịp thời, ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn sau này. Hiện nay, sâu răng sữa rất phổ biến ở nhiều trẻ em, có thể kể tới những nguyên nhân gây sâu răng sữa ở trẻ em như:
Di truyền từ mẹ lúc mang thai
Đôi khi nguyên nhân gây sâu răng sữa ở trẻ nhỏ còn có thể xuất hiện trước khi trẻ chào đời do nhiễm khuẩn từ mẹ.
Theo nghiên cứu khoa học, mầm răng của bé hình thành ngay từ trong bụng mẹ ở giai đoạn tuần thứ 6 -7 thai kỳ. Tiếp đó sẽ hình thành lên men răng, ngà răng và xương ổ răng bao bọc phần tủy răng (hệ thần kinh quan trọng của răng). Vì vậy, nếu trong khoảng thời gian mang thai, người mẹ mắc phải các bệnh răng miệng thì cũng có thể khiến trẻ sau khi mọc răng cũng gặp bệnh lý này do men răng yếu và vi khuẩn gây hại.
Răng sữa bị sâu do dì truyền từ khi mang thai
Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Khi trẻ vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, các mảng bám trên răng sẽ được tích tụ lại một chỗ, lâu ngày hình thành nên các vi khuẩn gây sâu răng phá hủy cấu trúc men răng và tủy răng, khiến răng trở nên yếu và dễ bị sâu hơn.
Trẻ ăn nhiều đồ ngọt
Các loại bánh kẹo ngọt thường là môi trường ưa thích của nhiều loại vi khuẩn gây sâu răng trong khoang miệng, trong đó đặc biệt phải kể đến những thực phẩm có nhiều chất đường như: bánh, kẹo, nước ngọt, trà sữa, sữa,… sau khi ăn sẽ tạo ra mảng bám dính vào răng và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn lên men chất ngọt thành acid có hại. Trong khi đó, ý thức vệ sinh răng miệng của trẻ chưa tốt, không thường xuyên súc miệng sau khi ăn.
Răng sữa bị sâu do ăn nhiều đồ ngọt
2. Hậu quả khi không điều trị răng sữa bị sâu
Rụng răng sớm
Răng sữa bị sâu sẽ rụng sớm, khiến cho răng trưởng thành mọc lệch lạc và ảnh hưởng đến cấu trúc hàm răng của trẻ.
Ngoài ra, trẻ bị sâu răng sữa nếu không được điều trị đúng còn có thể gây hại đến tủy răng gây đau nhức. Trong một số trường hợp, tủy răng bị viêm nhiễm dẫn đến hoại tử, áp-xe răng.
Không điều trị răng sữa bị sâu làm trẻ rụng răng sớm
Phát âm sai
Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp của trẻ, giúp trẻ học phát âm chuẩn hơn trong quá trình học nói, nếu răng sữa bị sâu sẽ làm hạn chế sự phát triển về mặt ngôn ngữ của trẻ.
Ảnh hưởng hệ tiêu hóa
Trong thời gian chờ răng vĩnh viễn mọc, răng sữa có nhiệm vụ giúp trẻ nhai, nghiền thức ăn. Bé bị sâu răng sữa có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống hàng ngày, không tốt cho hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng.
Sâu răng sữa ảnh hưởng hệ tiêu hóa
3. Nên làm gì khi bé bị sâu răng sữa
Răng sữa bị sâu nhanh chóng lung lay và gãy rụng, làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng trưởng thành. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của cả hàm răng. Vì vậy, ngay khi phát hiện răng sâu, ba mẹ nên đưa bé đến nha sĩ để được thăm khám và điều trị ngay. Tùy thuộc mức độ sâu răng cũng như số tuổi răng, cách xử lý sẽ khác nhau.
Tình trạng răng sữa mới sâu
Dù mức độ nghiêm trọng của chiếc răng sâu như thế nào, trẻ vẫn cần được đưa đến nha sĩ càng sớm càng tốt. Căn cứ vào tình trạng của trẻ, bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật để điều trị tình trạng sâu răng cũng như ngăn cản nhiễm trùng phát triển đến tủy hoặc nướu như: nạo bỏ phần sâu răng, khắc phục lỗ sâu bằng cách trám răng, ngăn cản vi khuẩn tiếp tục ăn mòn răng hay những lỗ sâu rộng.
Răng sữa bị sâu nhẹ nên đi trám
Tình trạng răng sữa sâu nặng
Để điều trị sâu răng ở trường hợp này, trẻ cần được đưa đến ngay cơ sở nha khoa cho các bác sĩ kiểm tra và tư vấn trực tiếp. Tránh để lâu có thể gây viêm tủy nặng, áp xe răng, dẫn đến phải nhổ bỏ răng.
Nếu như trẻ bị sâu răng nặng quá không thể điều trị bằng các biện pháp nha khoa thì việc nhổ răng sữa được các chuyên gia đánh giá cực kỳ cần thiết để giúp trẻ loại bỏ những chiếc răng bị tổn thương, bảo vệ cấu trúc răng hàm và định hướng phát triển răng nhanh nhất cho trẻ.
Răng sữa bị sâu nặng nên nhổ đi để tránh ảnh hưởng các răng còn lại
4. Phòng ngừa sâu răng sữa ở trẻ
Mặc dù sự hiện diện của răng sữa chỉ kéo dài vài năm nhưng vai trò của nó vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của răng vĩnh viễn cũng như sức khỏe tổng thể của trẻ nhỏ. Vì vậy các bậc cha mẹ nên chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ để tránh sâu răng sữa làm ảnh hưởng đến hệ răng vĩnh viễn sau này.
Giai đoạn mang thai
Cách điều trị sâu răng ở trẻ nhỏ đơn giản nhất là ngăn ngừa bệnh phát sinh ngay từ đầu. Khi mang thai, mẹ bầu có thể cung cấp cho thai những dưỡng chất cần thiết để hình thành lớp men răng chắc khỏe bằng cách ăn nhiều thực phẩm có lợi như cua, sò, tôm… Điều này giúp trẻ sau này khi mọc răng sẽ hạn chế rủi ro bị vi khuẩn tấn công.
Phòng ngừa sâu răng sữa khi mang thai
Chăm sóc răng miệng
Ngay khi bé mới mọc răng sữa, bạn có thể giúp trẻ vệ sinh răng miệng bằng cách dùng gạc vệ sinh, nhúng vào nước muối ấm. Nhẹ nhàng vệ sinh răng miệng cho con thật kỹ lưỡng để tránh tình trạng trẻ bị sâu răng sữa.
Khi trẻ đã lớn, bạn có thể hướng dẫn và tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng sữa đúng cách và đều đặng. Nên thường xuyên ngậm nước muối ấm để hạn chế vi khuẩn tấn công.
chăm sóc răng miệng phòng ngừa răng sữa bị sâu
Chế độ ăn uống
Tình trạng sâu răng sữa ở bé còn có thể được phòng ngừa bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Việc tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm như rau củ quả, trái cây, các loại hạt và quả hạch,… sẽ giúp duy trì cũng như cải thiện sức khỏe răng của trẻ.
Kiểm tra định kỳ
Nhằm đảm bảo sức khỏe răng của trẻ, các chuyên gia khuyến khích ba mẹ nên lên kế hoạch đưa trẻ khám nha khoa định kỳ 3-6 tháng/lần để nha sĩ có thể phát hiện kịp thời sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác, từ đó có biện pháp điều trị, tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
Hy vọng Nha khoa Quốc tế BIK đã cung cấp được cho bạn các kiến thức bổ ích khi răng sữa của bé bị sâu và cách xử lý hiệu quả. Chúc cha mẹ và các bé có sức khỏe răng miệng thật tốt.