VN

Phương pháp trồng răng Implant có đau không? Cách giảm đau hiệu quả sau khi trồng răng

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Quy trình cấy ghép Implant
2. Phương pháp trồng răng Implant có đau không?
3. Yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đau nhức sau khi trồng răng Implant
4. Cảm giác khó chịu sẽ kéo dài bao lâu sau khi cấy ghép Implant?
5. Cách giảm đau sau khi cấy ghép Implant

Trồng răng Implant được cho là phương pháp phục hình an toàn và mang lại hiệu quả lâu dài cho tình trạng thiếu răng. Thế nhưng nhiều người vẫn còn đắn đo khi quyết định thực hiện phương pháp này vì vẫn chưa có được câu trả lời cho câu hỏi liệu trồng răng Implant có đau không. Dù quá trình trồng răng Implant có thể khiến bạn đau đớn và khó chịu, nhưng kết quả trồng răng sẽ khắc phục được rất nhiều vấn đề do thiếu răng về sau.

1. Quy trình cấy ghép Implant

quy-trinh-cay-ghep-implant

Quy trình cấy ghép Implant thường gồm các bước sau:

1.1. Thăm khám tổng quát

Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát để phát hiện các bệnh lý như sâu răng hay viêm nha chu (nếu có). Bạn sẽ cần phải điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng trước khi bắt đầu cấy ghép để đạt được hiệu quả cao nhất.

1.2. Chụp CT và tư vấn

Bác sĩ sẽ chụp CT để biết được tình hình răng và xương tại vị trí cần cấy ghép. Từ đó đưa ra kế hoạch điều trị chi tiết với từng tình trạng răng miệng.

1.3. Cấy ghép Implant


Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê trước khi thực hiện phẫu thuật cắm trụ Implant vào xương hàm. Quá trình chỉ kéo dài khoảng 30-60 phút và được thực hiện trong môi trường vô khuẩn nghiêm ngặt.

1.4. Gắn Abutment và lấy dấu làm răng sứ

Sau khi trụ Implant đã hoàn toàn tương thích với xương hàm một cách ổn định nhất, bác sĩ sẽ gắn khớp nối Abutment vào trụ và dấu dấu răng để bắt đầu chế tác răng sứ.

1.5. Gắn răng sứ

Sau khi trụ Implant đã tích hợp ổn định với xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành gắn răng sứ cố định lên phần trụ, hoàn thiện quy trình trồng răng Implant.

2. Phương pháp trồng răng Implant có đau không?

trong-rang-implant-co-dau-khong

Trồng răng Implant có đau không? Cùng nha khoa quốc tế BIK tìm hiểu nhé!

2.1. Trong quá trình phẫu thuật

Trong khi phẫu thuật trồng răng Implant, bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác như: khoan, vặn vít để cắm trụ Implant vào sâu trong xương hàm. Nghe đến đây chắc hẳn ai cũng sẽ cảm thấy đau đớn, nhưng trên thực tế, việc cấy ghép Implant được thực hiện dễ dàng hơn nhổ bỏ một chiếc răng. 

Thông thường, thuốc gây tê cục bộ sẽ được sử dụng trong quá trình cấy ghép Implant để giúp người bệnh vẫn tỉnh táo mà không thấy đau. Đặc biệt, nếu phẫu thuật được thực hiện với xương hàm khỏe mạnh thì sẽ hoàn toàn không có cảm giác đau đớn gì.

Ngoài ra, việc mất răng lâu ngày có thể làm các dây thần kinh quanh chân răng bị tiêu biến nên bạn sẽ không còn cảm nhận rõ ràng cảm giác đau như khi nhổ răng.

2.2. Sau khi phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật cấy ghép Implant, thuốc tê sẽ dần hết tác dụng nên bệnh nhân sẽ cảm thấy đau xót, khó chịu ở cằm, má hoặc bên dưới mắt. Da và nướu cũng có thể bị bầm tím và tại vị trí cấy ghép cũng có thể bị chảy máu nhẹ. Tuy nhiên, mức độ đau còn tùy thuộc vào sức chịu đựng và cơ địa của mỗi người. Cảm giác đau đớn sẽ giảm dần trong khoảng từ 1 đến 2 ngày nếu như bạn thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.

->> Xem thêm: Trồng răng giả cố định có đau không? Giá bao nhiêu?
                         Ghép xương răng có đau không? Bao lâu thì lành?

3. Yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đau nhức sau khi trồng răng Implant


Mức độ đau nhức sau khi cấy ghép Implant sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau:

3.1. Vị trí cấy ghép

Nếu cần đặt trụ Implant vào vị trí gần với các dây thần kinh hàm, liên hàm thì việc đau nhức sẽ được cảm nhận rõ rệt hơn so với ở các vị trí khác. 

3.2. Số lượng răng cần cấy ghép

Nếu thực hiện cấy ghép nhiều trụ cùng 1 lúc, thậm chí là cả hàm thì đau nhức hơn gấp nhiều lần là điều không thể tránh khỏi. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ dẫn để giảm thiểu cơn đau một cách an toàn và hiệu quả.

3.3. Tay nghề bác sĩ

Trình độ chuyên môn của bác sĩ là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự an toàn và hiệu quả của ca cấy ghép Implant. Bác sĩ phục hình có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm sẽ hạn chế được tối đa cơn đau nhức của bệnh nhân với những thao tác chuyên nghiệp, chính xác trong quá trình phục hình răng.

3.4. Máy móc công nghệ hiện đại

Trồng răng Implant là kỹ thuật tương đối phức tạp nên cần đến sự hỗ trợ của thiết bị máy móc rất nhiều. Bác sĩ tay nghề cao với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác an tâm và tin tưởng hơn khi thực hiện trồng răng 

4. Cảm giác khó chịu sẽ kéo dài bao lâu sau khi cấy ghép Implant?


Thông thường, bệnh nhân sẽ thấy khó chịu và đau nhức ở vùng cấy ghép Implant, mặt và hàm trong khoảng 10 ngày sau khi cấy ghép. Đây là biểu hiện bình thường và bắt đầu từ ngày thứ 3 trở đi thì cơn đau sẽ giảm đáng kể. 
Trong vòng 14 ngày, cơn đau sẽ chấm dứt và vết thương tại vị trí cấy ghép Implant đã lành hẳn. Nếu ngày thứ 14 bệnh nhân vẫn còn thấy đau thì nên gặp bác sĩ ngay vì rất có thể vết thương đã bị nhiễm trùng.

->> Xem thêm: Trồng Răng Implant Có Nguy Hiểm Không?
                         Trồng răng Implant có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

5. Cách giảm đau sau khi cấy ghép Implant

Cơn đau nhức sẽ xuất hiện khi thuốc tê hết tác dụng, cần lưu ý thực hiện những biện pháp sau đây để giảm thiểu cảm giác khó chịu:

5.1. Sử dụng thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm sẽ được bác sĩ chỉ định để giúp bạn thoải mái hơn trong những ngày đầu sau khi trồng răng. Cần chú ý sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian chỉ định, không nên dùng thuốc giảm đau bên ngoài để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

5.2. Chườm đá

Chườm đá là cách giúp giảm cơn đau nhanh chóng và hiệu quả. Sử dụng túi chườm đá hoặc một chiếc khăn sạch bọc đá để chườm vào bên má bị đau nhức sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Bạn nên thay đá sau mỗi 20 phút để có kết quả tốt nhất.

5.3. Chế độ ăn uống hợp lý


Thực đơn ăn uống mỗi ngày cũng sẽ giúp bạn giảm thiểu cơn đau:

5.3.1. Ăn thức ăn mềm, lỏng 

Những thực phẩm mềm, lỏng như cháo, súp sẽ giúp bạn dễ nhai hơn khi vừa trồng răng xong vì trụ Implant lúc này vẫn chưa tích hợp với xương hàm. Ngoài ra, cần tránh dùng những thực phẩm cứng, dai phải dùng lực cắn. Nếu cố tình sử dụng, bạn sẽ gặp phải những cơn đau nhức dữ dội và có thể khiến trụ Implant bị lệch.

5.3.2. Bổ sung dinh dưỡng

Phải mất từ 3-6 tháng để xương hàm khỏe mạnh trở lại bình thường, vì vậy bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để thúc đẩy sự phát triển của xương hàm cũng như đảm bảo sức khỏe của cơ thể. 

5.3.3. Uống đủ nước

Cung cấp đủ nước để cơ thể khỏe mạnh bình thường, đồng thời giảm được tình trạng ê nhức, loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.

5.3.4. Không hút thuốc lá


Trong thuốc lá chứa nhiều chất làm giảm dưỡng khí trong máu, từ đó làm giảm sự phát triển của các mô quanh trụ Implant. Nếu vẫn sử dụng thuốc lá, trụ Implant có khả năng sẽ bị đào thải, không tích hợp được với xương hàm.

5.4. Vệ sinh răng miệng

Để tránh nhiễm trùng, bạn cần vệ sinh răng miệng bằng bàn chải lông mềm kết hợp với chỉ nha khoa để loại bỏ các vụn thức ăn bên trong kẽ răng. Trong vòng 1 tuần sau khi cắm Implant, bạn không nên súc miệng bằng nước muối sinh lý mà thay vào đó là nước súc miệng chuyên dụng.

Hy vọng những thông tin cung cấp phía trên đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi liệu phương pháp trồng răng Implant có đau không. Nhìn chung, cảm giác đau nhức khó chịu sẽ xuất hiện sau khi trồng răng Implant là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, có rất nhiều biện pháp được đưa ra để làm giảm cơn đau tại nhà một cách an toàn, hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến chất lượng trồng răng.