VN

Ghép xương răng có đau không?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Trường hợp nào cần ghép xương hàm?
2. Tại sao cần ghép xương hàm khi cấy ghép Implant?
3. Các kỹ thuật ghép xương răng hiện nay
4. Quy trình ghép xương răng diễn ra như thế nào?
5. Ghép xương răng có đau không?
6. Ghép xương răng bao lâu thì lành?
7. Lưu ý khi ghép xương nhân tạo

ghep-xuong-rang-co-dau-khong

Ghép xương răng có đau không? Trên thực tế, cảm giác đau đớn là không thể tránh khỏi khi thực hiện ghép xương hàm. Tuy nhiên, xuyên suốt quá trình phẫu thuật bệnh nhân sẽ không cảm thấy bất kỳ sự đau nhức hay khó chịu nào nhờ thuốc tê cục bộ. Cơn đau xuất hiện khi thuốc tê dần hết tác dụng, khách hàng có thể uống thuốc giảm đau hoặc áp dụng một số cách khác để cảm thấy dễ chịu hơn.

1. Trường hợp nào cần ghép xương hàm?


Kỹ thuật ghép xương hàm chỉ được chỉ định trong một số trường hợp sau:

  1.1. Khách hàng mới bị mất răng hoặc sau khi nhổ răng

Trường hợp khách hàng mới bị mất răng hoặc phải nhổ răng do sâu răng, chấn thương, va đập mạnh,... thì bác sĩ thường tư vấn thực hiện ghép xương hàm ngay lúc đó để tránh tình trạng tiêu xương hàm về sau. Do chỉ cần thêm xương vào ngay vị trí mới nhổ răng nên quá trình ghép xương sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều.

  1.2. Khách hàng bị mất răng lâu năm

Xương hàm sẽ dần bị tiêu biến khi răng bị mất lâu ngày nhưng khách hàng sẽ rất khó để nhận ra tình trạng này cho tới khi khuôn mặt bị ảnh hưởng. Do đó, để đảm bảo thẩm mỹ và khả năng ăn nhai, khách hàng nên thực hiện ghép xương hàm.

  1.3. Khách hàng có chất lượng xương hàm kém

Nhiều trường hợp mặc dù vẫn đủ mật độ xương để cấy ghép Implant nhưng chất lượng xương hàm không đủ ổn định và chắc chắn thì bác sĩ vẫn yêu cầu ghép xương răng.

->> Xem thêm: Phương pháp trồng răng Implant có đau không?

2. Tại sao cần ghép xương hàm khi cấy ghép Implant?


Sở dĩ xương hàm có thể phát triển được một cách mạnh khỏe là nhờ lực tác động trong quá trình ăn nhai. Do đó,, xương ổ răng có thể bị tiêu hủy đến 50% khi bị mất răng hơn 3 năm, xương hàm tại vị trí mất răng không còn nhận được lực tác động nên mật độ và thể tích xương sẽ bị giảm. 

Ngoài ra, việc bệnh nhân sử dụng hàm giả tháo lắp hay làm cầu răng sứ trong nhiều năm cũng khiến nướu bị teo nhỏ lại hoặc một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm chân răng,... nếu không được điều trị cũng có thể gây nhiễm trùng dẫn tới tiêu xương hàm.

Đối với những trường hợp trên khi muốn thực hiện cấy ghép Implant, bác sĩ đều sẽ chỉ định ghép xương răng nhằm hỗ trợ giữ vững trụ Implant một cách chắc chắn và lâu dài bên trong xương hàm. Đồng thời, việc này cũng sẽ giúp thúc đẩy xương hàm tái tạo lại các tế bào xương mới trong trường hợp xương bị mỏng hay tiêu nhiều, bằng cách thêm một lượng xương phù hợp vào vị trí xương bị khuyết.

Bên cạnh đó, một số trường hợp phục hình răng hàm trên cần kết hợp kỹ thuật nâng xoang để hỗ trợ quá trình cấy ghép Implant được diễn ra nhanh chóng và an toàn hơn.

->> Xem thêm: Trồng răng Implant có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

3. Các kỹ thuật ghép xương răng hiện nay


Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay, kỹ thuật ghép ổ xương răng cũng đã phong phú, đa dạng hơn với nhiều nguồn xương khác nhau.

  3.1. Ghép xương nhân tạo

Xương nhân tạo được con người tạo ra với thành phần chính là Hydroxyapatite hoặc Beta-tricalcium phosphate, gần giống với xương tự nhiên. Ghép xương nhân tạo là phương pháp phổ biến nhất hiện nay nhờ sở hữu một số yếu tố sau:

   -   Luôn luôn có sẵn
   -   Giá thành rẻ
   -   Không cần phẫu thuật nhiều lần
   -   Không đòi hỏi quá khắt khe ở nha khoa thực hiện.

  3.2. Ghép xương tự thân

Đây là kỹ thuật lấy xương của bệnh nhân từ một vị trí khác như xương cằm, xương chậu,... để ghép vào xương hàm. Do những mô xương này là một phần trong cơ thể của khách hàng, có độ tương thích cao nên tỷ lệ cấy ghép sẽ luôn đạt 100%.

Nhưng đây lại là phương pháp không thật sự phổ biến vì một số lý do sau:

   -   Khách hàng cần thực hiện phẫu thuật 2 lần
   -   Chi phí cao
   -   Nha khoa cần được cấp phép thực hiện từ Bộ Y tế

  3.3. Ghép xương dị biệt

Ngoài 2 nguồn xương trên, trên thế giới còn sử dụng nguồn xương dị biệt khác là xương từ người đã khuất hiến tặng và xương từ động vật. Tuy nhiên, do tỷ lệ thành công không cao, chi phí lớn và khó tìm kiếm nên phương pháp này rất ít được sử dụng.

4. Quy trình ghép xương răng diễn ra như thế nào?


Quy trình ghép xương răng gồm 4 bước cơ bản sau: 

  4.1. Thăm khám tổng quát

Khi quyết định trồng răng Implant, khách hàng sẽ được bác sĩ thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng và tiến hành chụp X-quang. Từ kết quả có được, bác sĩ mới có thể xác định xem khách hàng có cần ghép xương hàm trước khi trồng răng hay không.

  4.2. Gây tê

Để đảm bảo an toàn, tránh nhiễm trùng và biến chứng khi ghép xương, bác sĩ sẽ thực hiện các bước như cạo vôi răng, làm sạch khoang miệng... Sau đó, khách hàng sẽ được gây tê toàn thân để giảm thiểu đau nhức một cách tối đa.

  4.3. Thực hiện ghép xương

Bác sĩ sẽ tiến hành mở vạt lợi để tiếp xúc vào xương hàm. Toàn bộ dụng cụ phẫu thuật đều được khử khuẩn, vô trùng theo tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y tế. Sau đó, mảnh xương sẽ được đặt một cách cẩn thận, nhẹ nhàng vào bề mặt của xương hàm nơi cần ghép và được cố định bằng các vật liệu y khoa chuyên dụng. 

  4.4. Khâu đóng và kết thúc quy trình ghép xương

Ở bước cuối cùng, bác sĩ sẽ khâu và tạo hình nướu rồi dùng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh vết thương và kết thúc phẫu thuật.

5. Ghép xương răng có đau không?

ghep-xuong-rang-co-dau-khong

Do phải xâm lấn vào nướu, lợi trong quá trình ghép xương nên cảm giác đau đớn là chắc chắn không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nhờ có sự hỗ trợ của thuốc tê nên xuyên suốt quá trình phẫu thuật bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu, đồng thời bác sĩ cũng có thể thuận lợi thực hiện ghép xương. 

Khi thuốc tê dần hết tác dụng, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức, ê ẩm nhưng sẽ giảm đi đáng kể nếu sử dụng thuốc giảm đau theo đúng liều lượng đã được bác sĩ chỉ dẫn. Ngoài ra, khách hàng có thể áp dụng một số cách giảm đau khác như chườm đá, chườm nóng,... nhưng không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh khi chưa có toa thuốc của bác sĩ chuyên môn để tránh những nguy hại cho sức khỏe răng miệng. 

Ngoài ra, ghép xương ổ răng đau nhiều hay ít còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như tay nghề bác sĩ hay hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại được sử dụng. Do đó, để hạn chế đau nhức và biến chứng có thể xảy ra, khách hàng nên lựa chọn cấy ghép Implant cũng như ghép xương ổ răng ở các cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng.

6. Ghép xương răng bao lâu thì lành?


Trên thực tế, ghép xương răng bao lâu thì lành còn phụ thuộc vào cơ địa khác nhau của mỗi người. Thông thường, để xương hàm lành hẳn thì mất trung bình từ 2-6 tháng, sau đó bác sĩ sẽ lên kế hoạch cho các bước điều trị tiếp theo.

7. Lưu ý khi ghép xương nhân tạo


Để ca phẫu thuật ghép xương hàm diễn ra thành công và tạo điều kiện cho quá trình cấy ghép Implant được thuận lợi hơn, khách hàng nên lưu ý một số điều sau đây:

  7.1. Trước khi ghép xương

Lựa chọn nha khoa uy tín sở hữu đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao để ca ghép xương diễn ra an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.

Tìm hiểu về kỹ thuật ghép xương sẽ áp dụng, trường hợp sử dụng xương nhân tạo cần đảm bảo xương có nguồn gốc rõ ràng và được đảm bảo chất lượng.

Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... trước khi ghép xương 4-6 tuần.

Chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi ghép xương và yên tâm rằng sẽ không cảm thấy đau đớn nhờ có thuốc gây tê.

  7.2. Sau khi ghép xương

Sau khi phẫu thuật kết thúc, máu sẽ chảy tại vị trí phẫu thuật trong khoảng 30 phút. Đây là điều bình thường và bệnh nhân cần cắn chặt gạc cầm máu cho đến khi máu ngừng hẳn.

Tuyệt đối không ăn uống trong 1 giờ đầu sau phẫu thuật.

Vị trí vết thương sẽ xuất hiện tình trạng sưng, đau và ê buốt trong những ngày đầu sau khi ghép xương. Lúc này, khách hàng có thể chườm đá để giảm sưng và sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để tránh nhiễm trùng.

Tuân thủ các hướng dẫn vệ sinh răng miệng của bác sĩ

Tái khám đúng theo lịch hẹn và cần liên hệ ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.

Kết luận

Vậy do phải tác động đến nướu nên sự đau nhức, khó chịu khi ghép xương là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cơn đau sẽ chỉ  xuất hiện khi thuốc gây tê dần hết tác dụng. Để hạn chế tối đa cơn đau, khách hàng nên lựa chọn ghép xương răng ở nha khoa uy tín được trang bị máy móc, công nghệ hiện đại đồng thời sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé.