VN

Răng khểnh có nên niềng không?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Niềng răng khểnh là gì?
2. Răng khểnh có gây ảnh hưởng gì không?
3. Răng khểnh có nên niềng không?
4. Các phương pháp niềng răng khểnh hiện nay và mức giá
5. Quy trình niềng răng khểnh
6. Thời gian niềng răng khểnh mất bao lâu?


Tại các nước phương Đông, răng khểnh từ lâu đã được xem như là biểu tượng của sự duyên dáng của nụ cười và sẽ mang đến nhiều may mắn cho người sở hữu. Có nên niềng răng khểnh không còn phụ thuộc vào sự ảnh hưởng của nó là ít hay nhiều, nếu răng này làm ảnh hưởng đến khớp cắn, khả năng ăn nhai là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khác thì bạn nên niềng răng khểnh càng sớm càng tốt.

1. Niềng răng khểnh là gì?


Răng khểnh là chiếc răng nằm ở vị trí số 3 thuộc nhóm răng nanh có chức năng cắn xé thức ăn. Gọi là răng khểnh là vì chúng mọc lệch ra ngoài cung răng vì nhiều lý do. Răng khểnh thường có 1 chân răng, hình dáng răng xiên nhỏ và thường mọc trong khoảng thời gian từ 12 - 13 tuổi trong quá trình mọc răng vĩnh viễn.

Ở mỗi quốc gia khác nhau thì ý nghĩa của răng khểnh cũng được hiểu khác nhau. Đối với các nước phương Tây thì răng khểnh được xem như là biểu hiện của tà ma, không mang lại may mắn cho người sở hữu cũng như người thân của họ. Trong khi đó, các nước phương Đông đánh giá rất cao vẻ đẹp duyên dáng của chiếc răng khểnh. Người sở hữu răng khểnh được coi là một điều may mắn, thường có tính cách hoạt bát, vui vẻ, có nguồn năng lượng tích cực dễ dàng đạt được hạnh phúc, thành công trong công việc và cuộc sống.

Niềng răng khểnh là phương pháp chỉnh nha sử dụng lực siết từ các khí cụ chỉnh nha như hệ thống dây cung, mắc cài hay máng niềng răng trong suốt giúp răng dịch chuyển các răng trên cung hàm, bao gồm cả răng khểnh, dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn.

2. Răng khểnh có gây ảnh hưởng gì không?


Dù răng khểnh mang đến sự duyên dáng không thể chối cãi cho người sở hữu, nhưng xét về chuyên môn thì chúng chỉ là những chiếc răng mọc lệch lạc ra khỏi cung hàm và có thể gây một số ảnh hưởng như sau:

  2.1. Vệ sinh răng miệng gặp khó khăn

Khi chiếc răng khểnh bị lệch và chếch ra ngoài thường sẽ tạo với chiếc răng số 2 kề cận một kẽ răng khá sâu. Đây là nơi khiến thức ăn rất dễ bị mắc kẹt và khó để vệ sinh. Vụn thức ăn bị bám dính lâu ngày không được vệ sinh sẽ gây ra mùi hôi khó chịu cho hơi thở. Theo thời gian, cao răng sẽ được hình thành và từ đó vi khuẩn cũng sinh sôi tấn công đến nướu, răng gây một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm cổ chân răng,...

  2.2. Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai

Thuộc nhóm răng nanh nên răng khểnh đóng vai trò khá quan trọng khi ăn nhai. Răng bị mọc lệch ra ngoài nhiều khiến khả năng ăn nhai, cắn xé thức ăn cũng bị suy giảm. Thức ăn không được nghiền nát trước khi đi vào dạ dày làm cho hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn bình thường. Điều này diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến một số bệnh như đau bao tử, rối loạn tiêu hóa,...

3. Có nên niềng răng khểnh không?


Như đã phân tích phía trên, dù không thể phủ nhận răng khểnh mang lại nét duyên dáng cho nụ cười của bất kỳ ai sở hữu nhưng trên thực tế chúng vẫn chỉ là các răng mọc lệch lạc khiến khớp cắn bị sai lệch. Nếu răng khểnh mọc chồi ra ngoài quá nhiều còn gây khó khăn khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng. Vị trí mọc răng khểnh không được làm sạch thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khác. 

Để biết răng khểnh có nên niềng không bạn cần xác định được những lợi ích, tác hại mà chiếc răng này có thể mang lại. Nếu răng khểnh không làm gò má gồ cao, không làm ảnh hưởng đến vị trí của các răng còn lại trên cung hàm thì việc giữ lại răng khểnh để sở hữu nụ cười duyên dáng và ấn tượng hơn cũng không sao.

Ngược lại, khách hàng nên thực hiện niềng răng khểnh nếu chúng có xu hướng đưa ra ngoài quá mức, các răng còn lại mọc lệch lạc không chuẩn khớp cắn làm cản trở việc ăn nhai. Từ đó khiến cho sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng không ít.

4. Các phương pháp niềng răng khểnh hiện nay và giá

Khách hàng có thể lựa chọn một trong số các phương pháp sau đây để bắt đầu liệu trình niềng răng khểnh:

  4.1. Niềng răng mắc cài kim loại thường


Là phương pháp truyền thống đã có từ lâu đời, niềng răng mắc cài kim loại thường sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài làm từ kim loại nhằm tạo ra lực siết giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn trên cung hàm. Được gắn cố định trên răng và nhờ đặc tính cứng chắc của vật liệu nên lực được tạo ra rất ổn định giúp quá trình niềng răng được diễn ra nhanh chóng hơn.

Dù có ưu điểm về hiệu quả chỉnh nha nhưng trên thực tế mọi người vẫn khá ngần ngại khi lựa chọn phương pháp này vì tính thẩm mỹ mang lại là không cao. Do màu của kim loại khá khác biệt so với màu răng thật nên khiến nhiều người cảm thấy thiếu tự tin khi nở nụ cười để lộ niềng răng.

Niềng răng mắc cài kim loại hiện nay có mức giá dao động từ 30.000.000 - 45.000.000 đồng/ 1 liệu trình.

  4.2. Niềng răng mắc cài sứ thường


Có cùng cơ chế hoạt động như niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, phương pháp này cũng sử dụng lực siết của dây cung, mắc cài truyền thống để giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí, khắc phục tình trạng răng khểnh làm sai lệch khớp cắn. Điểm khác biệt là mắc cài lúc này được làm từ vật liệu sứ cao cấp có màu sắc trùng với màu răng thật nên có thể mang đến tính thẩm mỹ cao hơn. Chính vì vậy mà mọi người hiện nay thường ưu tiên lựa chọn niềng răng mắc cài sứ.
Chi phí niềng răng mắc cài sứ dao động từ 40.000.000 - 55.000.000 đồng/ 1 liệu trình.

  4.3. Niềng răng mắc cài tự buộc

Niềng răng mắc cài tự buộc cũng sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài để giúp khắc phục tình trạng sai lệch răng nhưng dây cung lúc này sẽ được cố định trên rãnh mắc cài bằng hệ thống nắp trượt tự động. Khí cụ chỉnh nha của phương pháp này có thể được làm từ sứ hoặc kim loại tùy theo nhu cầu của khách hàng. Cấu tạo này cho phép dây cung trượt một cách tự do theo sự dịch chuyển của răng, đồng nghĩa với việc lực siết sẽ được tạo ra một cách tự động, liên tục và ổn định mà không cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Niềng răng mắc cài tự buộc có mức giá từ 35.000.000 - 55.000.000 đồng/ 1 liệu trình tùy vào mỗi phương pháp bạn lựa chọn.

  4.4. Niềng răng trong suốt Invisalign


Niềng răng trong suốt Invisalign do công ty Align Technology đến từ Hoa Kỳ tiên phong nghiên cứu và phát triển. Thay vì hệ thống dây cung, mắc cài với cấu tạo phức tạp, khí cụ niềng răng của phương pháp này là máng chỉnh nha được làm từ nhựa cao cấp trong suốt. 

Khay chỉnh nha trong suốt Invisalign sẽ được thiết kế mang tính cá nhân hóa sao cho vừa khít với nướu và ôm sát với thân răng của mỗi người nên sẽ gần như trở nên vô hình khi đeo. Chính vì vậy mà đây là sự lựa chọn tối ưu dành cho những người có nhu cầu cao về mặt thẩm mỹ trong khi niềng răng. Bên cạnh đó, bề mặt trơn, nhẵn của máng niềng cũng sẽ tránh được tình trạng các mô mềm như má, lưỡi vô tình bị tổn thương, chảy máu trong thời gian đầu khi chưa quen với khí cụ niềng răng như phương pháp mắc cài.

Khắc phục được hoàn toàn các nhược điểm của các phương pháp chỉnh nha truyền thống, niềng răng trong suốt Invisalign có mức giá từ 80.000.000 - 140.000.000 đồng/ 1 liệu trình.

5. Quy trình niềng răng khểnh


Quy trình niềng răng khểnh gồm các bước cơ bản sau:

  5.1. Thăm khám tổng quát 

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng bằng mắt thường. Sau đó, khách hàng sẽ được chụp phim X-quang để có được dữ liệu chính xác về tình trạng răng. Từ kết quả có được, bác sĩ mới có thể biết được răng khểnh có niềng được không cũng như đánh giá được tình trạng cụ thể giúp việc điều trị chính xác hơn.

  5.2. Lên kế hoạch điều trị và lấy dấu hàm

Dựa trên việc thăm khám và chụp X-quang, bác sĩ sẽ đề ra kế hoạch niềng răng khểnh phù hợp cũng như tư vấn cụ thể về các phương pháp niềng răng và chi phí cụ thể. Nếu khách hàng đồng ý điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng để chế tác mắc cài hoặc máng niềng trong suốt.

  5.3. Đeo khí cụ niềng răng

Trường hợp khách hàng mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, sâu răng,... thì sẽ được điều trị dứt điểm để quá trình niềng răng đạt hiệu quả cao nhất. Sau đó, bác sĩ sẽ gắn cố định mắc cài, dây cung lên răng hoặc sẽ hướng dẫn sử dụng khay niềng trong suốt nếu khách hàng lựa chọn phương pháp niềng răng Invisalign.

  5.4. Tái khám theo lịch hẹn

Xuyên suốt liệu trình chỉnh nha, khách hàng cần đến nha khoa tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra về mức độ di chuyển của răng cũng như điều chỉnh lực siết của dây cung. Thông thường, bác sĩ sẽ hẹn tái khám mỗi tháng 1 lần.

  5.5. Đeo hàm duy trì

Sau khi các răng đã về đúng vị trí như mong muốn trên cung hàm, khí cụ niềng răng sẽ được tháo bỏ và khách hàng cần tiếp tục đeo hàm duy trì từ 1 - 2 năm để cố định vị trí của các răng để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

6. Thời gian niềng răng khểnh mất bao lâu?


Thông thường, thời gian điều trị chỉnh nha kéo dài khoảng 1.5 năm đến 3 năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Trường hợp răng lệch lạc càng ít thì sẽ mất càng ít thời gian để giúp răng dịch chuyển trở về đúng vị trí trên cung hàm. Bên cạnh đó, nếu mắc các bệnh lý răng miệng thì cũng sẽ làm kéo dài thời gian niềng răng vì cần phải được điều trị trước khi bắt đầu chỉnh nha.

Nếu lựa chọn thực hiện niềng răng mắc cài kim loại thì thời gian có thể được rút ngắn từ 3-6 tháng nhờ lực siết được tạo ra một cách mạnh mẽ, liên tục và ổn định. Ngoài ra, khách hàng còn phải đeo hàm duy trì trong vòng 1 - 2 năm sau khi gỡ khí cụ niềng răng để giúp răng duy trì ở vị trí như mong muốn.

Răng khểnh được cho là sẽ mang lại nhiều may mắn trong văn hóa của các nước phương Đông, tuy nhiên trong trường hợp răng này mọc chồi ra ngoài quá nhiều làm ảnh hưởng đến khớp cắn dẫn đến một số vấn đề khác về sức khỏe thì bạn nên thực hiện niềng răng khểnh để khắc phục. Nha khoa Quốc tế BIK tự hào là sự lựa chọn của nhiều khách hàng cả trong và ngoài nước khi có nhu cầu niềng răng - chỉnh nha với cam kết mang đến hiệu quả tốt nhất.