Để mão răng sứ có không gian gắn chặt vào răng cần bọc sứ thì việc mài cùi răng là tất yếu trong quá trình bọc răng sứ. Tỷ lệ mài răng sẽ được xác định từ trước và tuân theo nguyên tắc bảo tồn tối đa răng thật để đảm bảo không xâm lấn đến cấu trúc răng, mài răng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng phương pháp bọc sứ mà khách hàng lựa chọn. Về cơ bản, mài răng bọc sứ nếu được thực hiện bởi bác sĩ có độ tỉ mỉ cao cùng nhiều năm kinh nghiệm thì sẽ mang đến hiệu quả tuyệt vời mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nguy hiểm nào.
1. Tại sao cần mài răng để bọc sứ?
Mài răng là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ. Thao tác này được thực hiện trước khi lắp mão sứ, việc mài răng mang yếu tố quyết định cho sự thành công của ca bọc sứ, giúp mão răng sứ có đủ khoảng cách để lắp chặt vào răng thật mà không làm tổn thương.
Mài răng để bọc sứ là quá trình bác sĩ mài đi một phần cùi răng bao gồm lớp mỏng bên ngoài hay toàn bộ men răng. Các bác sĩ sẽ xem xét trước tình trạng răng của khách hàng và xác định một tỷ lệ mài răng đúng theo nguyên tắc để nâng cao chất lượng của răng sứ khi bọc vào cũng như tránh tình trạng rơi rớt khi nhai cắn. Sau khi xác định được độ dày của lớp men răng cần mài, bác sĩ sẽ sử dụng các loại dụng cụ nha khoa chuyên dụng đã được khử trùng để thực hiện thao tác lên chiếc răng đó. Người thực hiện mài cùi răng phải có trình độ, tay nghề cao để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau và phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
– Mài răng trước khi bọc sứ vừa đủ để giữ lại tối đa cấu trúc răng thật
– Hạn chế xâm lấn vùng mô và bảo vệ tủy răng thật
– Không ảnh hưởng đến nướu và các tổ chức nha chu
– Phần răng sau khi được mài phải đảm bảo thẩm mỹ, tạo điều kiện để lắp mão sứ lên trên, sát khít, không lộ viền giữa phần răng thật cũng như mão sứ.
2. Quy trình mài răng bọc sứ
Quy trình mài răng bọc sứ gồm các bước cơ bản sau:
2.1. Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng và tiến hành chụp X-quang răng nếu cần thiết. Từ những kết quả có được, bác sĩ sẽ có thể tính toán được tỷ lệ răng cần phải mài để bọc sứ đồng thời xác định liệu có cần điều trị các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi,… không.
2.2. Mài cùi răng
Răng thật sẽ được mài cùi để làm trụ đỡ cho mão răng sứ dựa theo tỷ lệ đã được tính toán. Lượng men răng cần mài sẽ vừa đủ giúp mão sứ có không gian gắn lên răng mà vẫn đảm bảo an toàn, không làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng hay tủy răng.
2.3. Lấy dấu răng
Dụng cụ chuyên dụng sẽ được dùng để lấy dấu răng và gửi đến phòng Labo để chế tác răng sứ.
2.4. Gắn răng sứ
Sau khi răng sứ đã chế tác xong, khách hàng sẽ được hẹn đến nha khoa để gắn cố định mão sứ lên răng và hoàn tất quy trình mài răng bọc sứ.
3. Mài răng bọc sứ mất bao lâu?
Mài răng bọc sứ mất bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ trực tiếp thực hiện. Nếu bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, thao tác chính xác, tỉ mỉ thì quá trình mài bọc răng sứ chỉ kéo dài khoảng 15-20 phút. Chính vì vậy, khách hàng nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi để có thể tiết kiệm được thời gian răng mài bọc sứ.
4. Mài răng bao lâu thì bọc sứ?
Thông thường, ngay sau khi mài cùi răng và lấy dấu hàm, bác sĩ sẽ tiến hành gắn răng giả tạm thời trong quá trình chờ đợi răng sứ hoàn thiện để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ của răng. Nếu chỉ bọc 2-3 chiếc răng thì chỉ mất khoảng 3 ngày để răng sứ được hoàn thành và 5-7 ngày nếu số lượng răng cần bọc là nhiều hơn. Sau khoảng thời gian này, khách hàng sẽ được hẹn đến nha khoa để được gắn cố định răng sứ lên răng.
5. Mài răng bọc sứ có đau không?
Trước khi tiến hành mài răng sứ, khách hàng sẽ được gây tê cục bộ tại vùng răng cần bọc sứ nên về cơ bản sẽ không cảm thấy bất kì cơn đau nào trong suốt quá trình bọc sứ.
Sau khi thực hiện mài cùi răng thì răng thật sẽ được bảo vệ bởi các mão răng sứ chắc chắn. Các hoạt động va chạm, ăn uống vẫn sẽ được diễn ra bình thường và không gây đau đớn hay khó chịu gì cho khách hàng. Tuy nhiên, răng thật có bị ảnh hưởng gì hay không còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ. Nếu khách hàng lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín và quy trình bọc sứ được thực hiện bởi bác sĩ giỏi với thao tác chính xác, tỉ mỉ thì răng sẽ không bị xâm lấn quá nhiều, không chạm đến tủy gây viêm nhiễm dẫn đến những cơn đau nhức, ê buốt kéo dài.
6. Mài răng bọc sứ giá bao nhiêu?
Tại các cơ sở nha khoa, giá mài răng sẽ được tính vào giá bọc sứ 1 răng. Do đó mài răng bọc sứ giá bao nhiêu phụ thuộc vào loại mão sứ mà khách hàng lựa chọn. Giá cho 1 chiếc răng sứ hiện nay rơi vào khoảng 1.500.000 – 12.000.000 đồng tùy theo từng loại cùng các ưu nhược điểm riêng phù hợp với nhu cầu cũng như vị trí răng cần bọc sứ.
7. Mài răng bọc sứ có ảnh hưởng gì không?
Mài răng bọc sứ có ảnh hưởng gì không? Mài răng bọc sứ nếu được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn cao, đúng kỹ thuật với tỷ lệ mài phù hợp thì hoàn toàn không gây bất kỳ ảnh hưởng nguy hiểm gì cho răng hay sức khỏe tổng thể. Ngược lại, nếu bác sĩ thực hiện thao tác này không chuẩn xác thì tác hại của việc mài cùi răng là rất lớn. Răng thật có thể bị ê buốt nặng, một khi răng đã bị mài quá mức cho phép và bị hư hỏng nặng thì không thể nào tái tạo lại được.
Mài răng là một kỹ thuật đòi hỏi sự chính xác ở bác sĩ có nhiều kinh nghiệm. Vậy nên khách hàng không thể tự mài răng ở nhà mà phải có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.
8. Những lưu ý trước và sau khi mài răng bọc sứ
Khách hàng nên lưu ý một số điều sau đây khi tiến hành mài răng bọc sứ:
10.1. Trước khi mài răng bọc sứ
Mài răng để bọc sứ chỉ có thể áp dụng cho trường hợp răng bị hô hoặc lệch lạc ở mức độ nhẹ, mẻ và nhiễm màu nặng,… Nếu răng hô, móm, sai khớp cắn nặng thì bác sĩ thường chỉ định thực hiện niềng răng.
Nếu răng gốc bị yếu cũng không nên thực hiện bọc răng sứ. Răng yếu khi mài đi sẽ không đủ sức để nâng đỡ mão sứ, khiến mão sứ dễ bị rơi rớt hoặc gãy cả cùi răng thật và gây tổn thương đến phần nướu, lợi.
Chú ý lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện bọc răng sứ để tránh tình trạng nhiễm trùng dẫn tới mất răng nhanh chóng.
10.2. Sau khi mài răng bọc sứ
Thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng đầy đủ để răng sứ có thể sử dụng lâu dài mà không bị xỉn màu.
Hạn chế ăn uống một số loại thực phẩm nhất định để tránh làm răng sứ bị vỡ hay sứt mẻ.
Nếu xuất hiện cảm giác cộm cấn, khó chịu hay quá trình ăn nhai gặp khó khăn thì nên đến nha khoa để bác sĩ điều chỉnh lại vị trí răng sứ.
Tái khám định kỳ 6 tháng 1 lần để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng răng miệng và xử lý những biến chứng kịp thời nếu có.
Vậy mài cùi răng là bước tất yếu trong quy trình bọc răng sứ. Thông thường, răng sẽ được mài theo tỷ lệ xác định và tuân theo nguyên tắc bảo tồn tối đa răng thật. Tuy nhiên, nếu được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề kém, độ tỉ mỉ không cao thì cấu trúc răng có thể bị ảnh hưởng làm hư hại tủy răng và gây chết răng trong trường hợp tệ nhất.