Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện đại, các kỹ thuật nha khoa tân tiến cũng dần được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của cả bệnh nhân và bác sĩ trong quá trình thăm khám và điều trị tại các cơ sở nha khoa. Chụp X-quang răng được xem là một trong những kỹ thuật không thể thiếu đối với ngành nha hiện nay, phương pháp này giúp ca điều trị được diễn ra một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn khi có thể cho ra hình ảnh của những dấu hiệu bệnh lý không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
1. Chụp X-quang răng là gì?
Chụp X-quang răng là kỹ thuật sử dụng tia X để ghi lại hình ảnh trong khoang miệng một cách chính xác và thực tế. Hình này này sẽ thể hiện toàn bộ các bộ phận gồm răng, xương hàm, mô mềm, chân răng, tủy răng,.. trên một tấm phim hay một tấm cảm biến kỹ thuật số. Nhờ những hình ảnh đó, bác sĩ có thể dễ dàng kiểm tra và phát hiện những vấn đề liên quan đến răng miệng từ sâu bên trong như bị sâu răng, áp xe răng hay thậm chí là u hoặc các tình trạng bất thường khác.
2. Chụp X-quang răng mang lại tác dụng gì?
Chụp X-quang răng dần trở thành kỹ thuật không thể thiếu đối với các bác sĩ khi điều trị các bệnh về răng miệng vì kỹ thuật này mang lại lợi ích cho cả bác sĩ lẫn bệnh nhân:
– Bác sĩ có được hình ảnh tổng quát để hạn chế được những tai biến có thể xảy ra khi thực hiện bọc răng sứ, niềng răng, làm răng giả,..
– Quan sát được cả những chi tiết nằm sâu dưới chân răng như ống dây thần kinh giúp ích cho quá trình phẫu thuật nhổ răng diễn ra một cách an toàn nhất.
– Do có được hình ảnh khoang miệng tổng quát cũng như chi tiết nhất nên các bác sĩ sẽ sớm phát hiện ra các tổn thương ở vùng xương hàm khó nhìn thấy. Không chỉ vậy, vì có thể xác định được mức độ nghiêm trọng của các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy, viêm lợi,… nên các bác sĩ có thể đưa ra khuyến cáo và điều trị kịp thời cho bệnh nhân.
– Dựa vào phim X-quang, bác sĩ sẽ xác định được vị trí, hướng mọc của răng, từ đó đưa ra phác đồ điều trị nhằm nâng cao thẩm mỹ cho khách hàng.
3. Khi nào cần chụp X-quang răng?
Những trường hợp cần sử dụng kỹ thuật chụp X-quang răng bao gồm:
– Cần kiểm tra các vấn đề như: sâu răng, vỡ răng, các tổn thương đến xương hàm, viêm tủy răng, kiểm tra mật độ xương hàm…
– Có răng mọc lệch hay mọc xuyên vào nướu răng
– Người bệnh cảm thấy đau nhức răng kéo dài
– Trước khi niềng răng
– Trước khi phẫu thuật tủy răng, nhổ răng cấm, cấy ghép răng, trồng răng giả,..
– Quan sát sự phát triển răng của trẻ em
4. Có những kỹ thuật chụp X-quang răng nào?
Tùy theo nhu cầu chẩn đoán tình trạng răng miệng mà sẽ có nhiều kỹ thuật chụp X-quang khác nhau:
4.1. Chụp X-quang 1 răng
Chụp X-quang 1 răng là kỹ thuật khá phổ biến mà lượng tia X được hạn chế tối đa nhưng vẫn đảm bảo đủ liều lượng để phát hiện ra răng bị tổn thương cũng như các răng bên cạnh và vẫn đảm bảo được chất lượng của ảnh phim cho ra. Kỹ thuật chụp X-quang 1 răng thường được áp dụng trong các trường hợp sâu răng, cần trám răng, lấy tủy răng,…
4.2. Chụp X-quang răng 3 chiều
Cùng với sự phát triển tiến bộ vượt bậc của công nghệ hiện đại, các phòng khám nha khoa còn sử dụng kỹ thuật chụp X-quang răng 3 chiều – kết hợp giữa thiết bị X-quang quay và thiết bị kỹ thuật số hiện đại. Kỹ thuật này giúp bác sĩ quan sát được cả những cấu trúc không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi thực hiện phương pháp này, ảnh X-quang cho ra sẽ là ảnh 3 chiều, thấy được các mô mềm, cơ, xương hàm, ống dây thần kinh, mạch máu,…
4.3. Chụp X-quang toàn cảnh răng
Chụp X-quang toàn cảnh răng giúp ghi lại hình ảnh toàn khoang miệng sắc nét với độ phân giải cao, hình ảnh này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quát về hàm, răng, nướu, xoang vùng mũi và khớp thái dương. Đặc biệt, phương pháp chụp X-quang răng toàn cảnh giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ hai cung răng trên cùng một phim, từ đó có thể chẩn đoán các bệnh lý như răng mọc lệch, mọc ngầm, u nang, áp xe răng,…
Khi thực hiện chụp X-quang răng toàn cảnh, bệnh nhân sẽ được mặc áo chỉ bảo vệ và được yêu cầu cắn vào một tấm nhựa cố định sẵn trên máy. Khi máy chụp bắt đầu làm việc, bóng X-quang và tấm cảm biến (phim) sẽ di chuyển ngược chiều nhau, quay một vòng quanh xương hàm dưới của bệnh nhân, bệnh nhân cũng sẽ được yêu cầu đứng yên trong khoảng 12-15 giây trong khi máy chụp làm việc.
Điểm trừ duy nhất của kỹ thuật chụp X-quang răng toàn cảnh là không tìm ra được lỗ sâu răng hay các vấn đề khác như gãy xương, nhiễm trùng,…
4.4. Chụp X-quang quanh chóp
Chụp X-quang răng quanh chóp sẽ được chỉ định trong trường hợp cần tìm những vấn đề về răng miệng dưới nướu hoặc trong hàm mà khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường như u nang, răng cấm, mụn nhọt,… Kỹ thuật này sẽ chụp từ 14-21 phim nhằm cung cấp những hình ảnh chính xác nhất của toàn bộ răng, từ răng cửa đến gốc răng, xương hỗ trợ răng,…
4.5. Chụp X-quang vòng quanh răng
Khi chụp X-quang vòng quanh răng, bệnh nhân không cần để phim chụp vào trong miệng mà chỉ cần ngồi thẳng lưng trên ghế, máy X-quang sẽ tự động quay xung quanh người bệnh để ghi lại những hình ảnh tổng quát của xương hàm và răng.
Kỹ thuật này rất hữu ích trong việc phát hiện những bất thường không thể quan sát ở cả hàm trên và dưới, từ đó dễ dàng phát hiện được các bệnh lý răng miệng khó nhận biết bằng mắt thường.
4.6. Chụp X-quang quanh cánh cắn
Bằng kỹ thuật chụp X-quang quanh cánh cắn, bác sĩ có thể thấy được các răng chạm nhau như thế nào, răng cả hai hàm có thẳng hàng với nhau hay không. Bên cạnh đó, ảnh phim cho ra bằng kỹ thuật này cũng cho thấy được tình trạng mất xương do bị nhiễm trùng hoặc viêm nướu nặng…
4.7. Chụp X-quang cắn
Kỹ thuật chinh X-quang cắn thường được chỉ định khi cần tìm kiếm những vật lạ trong khoang miệng vì sẽ cho ra hình ảnh sàn miệng hoặc vòm miệng. Ảnh phim sẽ phát hiện được mụn nhọt, các mô phát triển bất thường, tình trạng hở ếch trong vòm miệng,….
5. Trước khi chụp X-quang răng cần làm gì?
Chụp X-quang răng sẽ được bác sĩ chỉ định tùy trường hợp răng miệng nên không phải ai cũng phải thực hiện. Cho dù được chỉ định thực hiện bất cứ kỹ thuật chụp X-quang răng nào thì cũng không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt trước khi chụp.
Với trường hợp phải nhổ răng, nên ăn uống đầy đủ trước khi chụp sau đó vệ sinh răng miệng thật sạch vì sau khi nhổ răng sẽ chỉ được ăn các thức ăn mềm, có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi.
Nên mang theo phim chụp X-quang và bệnh án cũ (nếu có) để bác sĩ thuận tiện so sánh và tư vấn phù hợp.
6. Quá trình chụp X-quang răng trong nha khoa
Chụp X-quang răng chia thành 2 giai đoạn chính:
6.1. Trong khi chụp X-quang
Khi bước vào phòng chụp X-quang, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân ngậm miếng bìa cứng hoặc nhựa nhằm giữ cho phim X-quang cố định khi chụp. Lúc này, máy chụp X-quang sẽ bao quanh đầu để ghi lại hình ảnh bên trong khoang miệng.
Trong suốt quá trình chụp, bệnh nhân cần thực hiện theo đúng yêu cầu được đưa ra, ngồi im trong thời gian chụp để tránh hình ảnh chị chồng chéo, rung mờ dẫn đến phải thực hiện lại.
6.2. Sau khi chụp X-quang
Quá trình chụp X-quang răng diễn ra rất nhanh chóng và cũng không gây bất kì sự khó chịu nào cho bệnh nhân. Sau khi chụp X-quang răng, bệnh nhân chỉ cần chờ kết quả và lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân không cần kiêng ăn bất kì thực phẩm nào sau khi chụp phim.
7. Những đối tượng không nên chụp X-quang răng
Dù chụp X-quang răng ngày nay đã được cải thiện và nâng cấp hơn rất nhiều so với trước đây. Tuy liều lượng phóng xạ của máy X-quang răng kỹ thuật số hiện đại là rất ít nhưng vẫn hạn chế chỉ định với các trường hợp bệnh nhân dưới đây:
7.1. Trẻ em không nên chụp X-quang răng
Khi cần kiểm tra quá trình mọc răng hoặc cần phát hiện lỗ sâu răng, trẻ em cũng có thể được chỉ định chụp X-quang. Trường hợp này các dụng cụ bảo vệ bằng chì sẽ được trang bị nhằm hấp thụ các tia X tán xạ, hạn chế tối đa những tác động xấu đến sức khỏe của trẻ.
7.2. Phụ nữ có thai không nên chụp X-quang răng
Trường hợp phụ nữ đang mang thai sẽ được xét mức độ cần thiết phải chụp X-quang, vì dù liều lượng tia X là rất in nhưng vẫn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Với trường hợp cần thiết phải tiến hành chụp X-quang thì các biện pháp an toàn cho mẹ và thai nhi sẽ được chuẩn bị như áo chì hoặc yếm chì che kín vùng bụng.
Với những thông tin đã cung cấp phía trên, Nha khoa Quốc tế BIK đã cung cấp đầy đủ cho bạn những điều cần biết về kỹ thuật chụp X-quang răng tại nha khoa. Đây dường như là kỹ thuật không thể thiếu và là trợ thủ đắc lực hỗ trợ các bác sĩ trong suốt quá trình thăm khám, tư vấn và điều trị.