VN

Vì Sao Em Bé Ăn Kẹo Dễ Bị Sâu Răng? Cách Xử Lý

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Biểu hiện em bé bị sâu răng do ăn nhiều kẹo
2. Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?
3. Sâu răng gây ảnh hưởng gì đến trẻ?
4. Cách xử lý khi trẻ bị sâu răng tại nhà
5. Điều trị sâu răng cho trẻ tại nha khoa
6. Phòng ngừa trẻ ăn kẹo bị sâu răng hiệu q
uả

Em bé ăn kẹo bị sâu răng là tình trạng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dù chỉ là răng sữa nhưng khi bị sâu răng thì cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khoẻ răng miệng cũng như sức khoẻ tổng thể của trẻ nếu không được khắc phục kịp thời. Cha mẹ có thể áp dụng một số cách xử lý sâu răng tại nhà để làm dịu cơn đau giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn nhưng để điều trị triệt để thì vẫn cần đến nha khoa.

1. Biểu hiện em bé bị sâu răng do ăn nhiều kẹo

Sâu răng do ăn nhiều bánh kẹo là bệnh lý răng miệng phổ biến thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Răng bị sâu có thể gây đau nhức, tổn thương đến phần mô cứng của răng do vi khuẩn ở mảng bám cao răng lâu ngày tấn công. Thậm chí một số trường hợp trẻ bị sâu nặng dẫn đến lỗ sâu to hình thành, răng bị đổi màu và có thể dẫn đến mất răng nếu không được khắc phục kịp thời.

Thông thường, sâu răng ở giai đoạn đầu không xuất hiện nhiều triệu chứng rõ ràng. Phụ huynh sẽ chỉ phát hiện ra con bị sâu răng khi xuất hiện những lỗ sâu nhỏ li ti màu đen, nướu răng bị sưng, răng bị xỉn màu. Ngoài ra, còn một số dấu hiệu sâu răng khác như:

- Khi ăn các đồ cứng hoặc dai sẽ bị đau nhức răng.

- Răng trở nên nhạy cảm, ê buốt khi tiếp xúc với đồ ăn nóng, lạnh như kem, sữa chua, nước đá, súp nóng,...

- Trẻ bị đau răng không rõ nguyên nhân khác.

- Miệng trẻ có mùi hôi khó chịu ngay cả khi đã được vệ sinh sạch sẽ.

Biểu hiện em bé bị sâu răng do ăn nhiều kẹo

2. Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

Không chỉ kẹo mà các loại thực phẩm có vị ngọt nói chung có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát của cả người lớn lẫn trẻ em. Kẹo có thể có nhiều dạng, từ kẹo mút, kẹo cứng, kẹo dẻo đến kẹo cao su. Kẹo nào cũng chứa một lượng đường đáng kể làm tăng nguy cơ gây sâu răng. Dù đường là thành phần gây sâu răng như mọi người vẫn hay nói, tuy nhiên, vi khuẩn với là nguyên nhân thật sự tấn công đến men răng dẫn đến việc hình thành các khoang trống trên bề mặt răng.

Vì sao trẻ ăn kẹo bị sâu răng?

Sau khi tiêu hoá đường, một mảng bám từ hỗn hợp vi khuẩn và nước bọt có thể hình thành trong khoang miệng. Nếu mảng bám tích tụ theo thời gian, vi khuẩn và nước bọt sẽ gây sâu răng từ quá trình bào mòn men răng. Các lỗi nhỏ trên răng chính là giai đoạn đầu tiên của sâu răng. Ngoài ra, đặc biệt trường hợp trẻ em bị sâu răng thì còn là do các nguyên nhân sau đây:

- Răng của trẻ ở giai đoạn dưới 7 tuổi thường là răng sữa chưa được hoàn thiện về mặt cấu trúc. Các thành phần trong kẹo lại dễ bám dính trên bề mặt răng khó làm sạch, gây hại cho men răng. Do đó, răng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu từ vi khuẩn gây bệnh răng miệng.

- Lớp men răng của trẻ thường khá mỏng và yếu hơn răng vĩnh viễn ở người trưởng thành. Do đó, răng trẻ dễ bị nhạy cảm, chưa đủ cứng cáp để chống lại sự tấn công của vi khuẩn.

- Ngoài ra, nhiều trẻ nhỏ chưa có được thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ hơn, tấn công men răng và gây sâu răng.

3. Sâu răng gây ảnh hưởng gì đến trẻ?

Sâu răng nếu không được điều trị nhanh chóng sẽ dẫn đến những ảnh hưởng như sau:

3.1. Đau nhức răng

Ở giai đoạn đầu khi trẻ bị sâu răng thì có thể chưa xuất hiện cảm giác đau nhức, ê buốt răng nhưng khi các lỗ sâu ngày càng lan to, thậm chí lan đến tuỷ thì trẻ sẽ phải đối mặt với những cơn đau dữ dội và cực kỳ khó chịu.

Điều này làm ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày cũng như tinh thần của trẻ. Từ đó, trẻ trở nên dễ bị cáu gắt, khó tính và lười giao tiếp với mọi người khi chiếc răng sâu vẫn mang lại cảm giác đau đớn mỗi ngày.

Sâu răng gây đau nhức răng

3.2. Hỏng tuỷ răng

Nếu răng sâu không được phát hiện và điều trị sớm thì vết sâu có thể lan rộng xuống tuỷ răng gây viêm tuỷ. Trường hợp viêm tuỷ nặng thì bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng để đảm bảo các răng bên cạnh không bị ảnh hưởng.

Có thể thấy dù là răng sữa nhưng tình trạng sâu răng ở trẻ em do ăn nhiều kẹo cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bé. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan đối với những bệnh lý răng miệng này mà nên đưa trẻ đến nha khoa để sớm thực hiện các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sâu răng khiến tuỷ bị tổn thương

3.3. Ảnh hưởng đến tiêu hoá

Răng bị sâu tạo ra cảm giác đau đớn liên tục sẽ khiến quá trình ăn nhai bị ảnh hưởng. Răng sâu sẽ không còn đảm nhận được khả năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn khiến dạ dày phải làm việc quá tải để tiêu hoá thức ăn. Điều này có thể khiến hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng nếu diễn ra trong thời gian dài, dẫn đến các bệnh lý như đau bao tử, viêm dạ dày,...

4. Cách xử lý khi trẻ bị sâu răng tại nhà

Để làm dịu cơn đau giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn ngay tại nhà, bạn có thể áp dụng một số cách như sau:

4.1. Sử dụng nước muối

Ngậm và súc miệng bằng nước muối có khả năng sát trùng, giảm đau và viêm nhiễm do sâu răng gây ra. Tuy nhiên, cha mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý thay vì nước muối tự pha để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ răng miệng của trẻ.

Để tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa trẻ ăn kẹo bị sâu răng, cha mẹ nên cho trẻ súc miệng với nước muối sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ và sáng sau khi thức dậy.

4.2. Dùng nước chanh tươi

Nước chanh tươi sẽ có tác dụng sát trùng nhẹ cũng như giảm bớt cảm giác đau nhức khi trẻ bị sâu răng do ăn kẹo quá nhiều. Trong chanh có chứa axit tự nhiên giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn gây sâu răng. Tuy nhiên, súc miệng bằng chanh tươi chỉ nên thực hiện khoảng 2 lần/ 1 tuần để tránh tình trạng men răng của trẻ bị bào mòn.

Dùng nước chanh tươi trị sâu răng cho bé

Ngoài ra, thay vì cho bé uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe, cha mẹ cũng có thể cho bé uống nước chanh pha loãng mỗi ngày như nước giải khát. Vừa hỗ trợ sức khoẻ và giúp chân răng trở nên chắc khoẻ hơn.

4.3. Súc miệng với nước vỏ xoài

Sử dụng vỏ xoài chữa sâu răng chắc hẳn vẫn còn xa lạ đối với nhiều người. Cha mẹ chỉ cần chuẩn bị khoảng 3 miếng vỏ xoài thái nhỏ rồi đem đun sôi cùng 3 bát nước lọc. Chờ đến khi nước cạn 1/4 thì tắt bếp, để nguội và có thể bảo quản trong tủ lạnh.

Dùng nước vỏ xoài có được như trên pha với 1/2 chén rượu cho bé súc miệng vào mỗi sáng khi đánh răng và vào buổi tối trước khi đi ngủ. Tình trạng khó chịu, đau nhức khi sâu răng sẽ được thuyên giảm sau vài ngày áp dụng.

Nước vỏ xoài hỗ trợ chữa sâu răng cho trẻ

5. Điều trị sâu răng cho trẻ tại nha khoa

Khi răng của trẻ đã bắt đầu xuất hiện những vết sâu lớn thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và đưa ra phương án điều trị tốt nhất:

5.1. Trường hợp trẻ bị sâu răng nhẹ

Thông thường, với trường hợp răng chỉ mới xuất hiện những vết đen li ti thì bác sĩ sẽ thực hiện biện pháp tái khoáng men răng. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bé sử dụng các loại thuốc trị sâu răng như phosphate, calcium, fluoride để trám vào bề mặt răng bị sâu nhẹ nhàng và đơn giản không gây đau đớn cho trẻ. Lúc này, răng của trẻ vẫn được bảo tồn một cách tối đa, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng của trẻ.

5.2. Trường hợp trẻ bị sâu răng nặng

Khi vết sâu đã lan rộng và hình thành những lỗ sâu màu đen gây sứt mẻ răng và trẻ thường xuyên có cảm giác đau nhức dữ dội thì bác sĩ buộc phải can thiệp bằng các khí cụ nha khoa để kiểm tra xem sâu răng đã lan tới tuỷ chưa. Nếu tuỷ răng bị viêm nhiễm thì cần điều trị nội nha trước rồi mới tiến hành trám răng.

Có một số trường hợp sâu răng gây áp xe xương ổ răng, viêm tủy nặng mà không có biện pháp điều trị thì bác sĩ buộc phải tiến hành nhổ bỏ răng để tránh vết sâu lây lan gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh và tránh gây biến chứng đến răng vĩnh viễn mọc sau này.

Điều trị sâu răng cho trẻ tại nha khoa

6. Phòng ngừa trẻ ăn kẹo bị sâu răng hiệu quả

Để phòng tránh trẻ bị sâu răng khi ăn kẹo, cha mẹ nên chú ý thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sau:

6.1. Kiểm tra tính nhạy cảm của răng

Hiểu được tính nhạy cảm của răng là cơ sở để bác sĩ xác định các phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều phòng khám cung cấp dịch vụ kiểm tra tính nhạy cảm của vi khuẩn gây sâu răng. Nếu chỉ số này ở mức cao thì việc trẻ ăn kẹo sẽ khiến răng dễ tiếp xúc với axit hơn, dẫn đến nguy cơ sâu răng cao hơn so với những người có chỉ số thấp.

6.2. Hạn chế cho trẻ ăn vặt

Chế độ ăn uống không hợp lý, tiêu thụ nhiều loại thực phẩm chứa axit như đường ngọt có thể làm tăng nồng độ pH trong khoang miệng. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển mạnh. Bên cạnh đó, axit có thể bào mòn các khoáng chất ra khỏi men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công mạnh mẽ.

Hạn chế cho trẻ ăn vặt

Lưu ý rằng mỗi một hàm răng chắc khoẻ chỉ có thể trung hoà axit từ 4-5 lần/ ngày. Do đó, nếu trẻ ăn vặt, ăn bánh kẹo thường xuyên thì nước bọt sẽ không thể tự đạt được mức cân bằng tự nhiên. Hậu quả là vi khuẩn có lợi sẽ chết đi, vi khuẩn ưa axit có điều kiện sinh sôi và làm hỏng men răng.

6.3. Xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng

Để bảo vệ răng của bé khỏi vi khuẩn gây sâu răng, cha mẹ cần duy trì cho bé một thói quen vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn. Nhắc nhở bé đánh răng, ít nhất là 30 phút sau ăn để loại bỏ vụn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng, ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi. 

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần nhắc nhở trẻ đánh răng thật sạch mỗi sáng khi thức dậy và bữa tối trước khi đi ngủ để bảo vệ răng miệng một cách tối đa.

Tập thói quen vệ sinh răng miệng

6.4. Không ăn trước khi đi ngủ

Việc ăn khuya trước khi đi ngủ là mối đe doạ lớn đối với hàm răng của trẻ. Lý do là vào ban đêm thì quá trình tiết nước bọt của cơ thể giảm mạnh nên không còn đủ để bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây sâu răng. Do đó, cha mẹ nên cho bé ăn bữa tối sớm để khoang miệng có thời gian để điều chỉnh, muộn nhất là 30 phút trước khi đi ngủ.

Vậy em bé ăn kẹo bị sâu răng là tình trạng rất phổ biến hiện nay khi trẻ em ăn quà vặt, bánh kẹo quá nhiều mà lại không được hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách. Để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tổng thể, cha mẹ nên cho trẻ đến nha khoa uy tín để được thăm khám, xác định tình trạng sâu răng cụ thể rồi thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.