• Menu
  • Skip to right header navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

Before Header

08:00-20:00, CN: 08:00-17:00

Facebook Facebook TikTok YouTube

Logo Nha Khoa Quốc Tế BIK

Trao Nụ Cười Nhận Tương Lai

  • Giới thiệu
    • Đội ngũ bác sĩ
    • Tin tức – Sự kiện
    • Truyền thông đưa tin
    • Câu chuyện khách hàng
    • Thư viện ảnh
    • Dịch vụ nha khoa
  • Trồng răng implant
    • Trồng răng implant đơn lẻ
    • Trồng răng implant vài răng
    • Trồng răng implant toàn hàm All On 4, All On 6
  • Niềng răng
    • Niềng răng mắc cài kim loại
    • Niềng răng mắc cài sứ
    • Niềng răng trong suốt Invisalign
  • Nha khoa thẩm mỹ
    • Dán sứ Veneer
    • Bọc răng sứ
    • Điều trị cười hở
    • Tẩy trắng răng
    • Đính đá vào răng
  • Nha khoa tổng quát
    • Cạo vôi răng
    • Điều trị viêm nha chu
    • Trám răng sâu
    • Điều trị tủy răng
    • Nhổ răng khôn
    • Nha khoa trẻ em
  • Bảng Giá
    • Bảng giá trồng răng implant
    • Bảng giá niềng răng
    • Bảng giá dán sứ Veneer
    • Bảng giá bọc răng sứ
    • Bảng giá nhổ răng khôn
    • Bảng giá tẩy trắng răng
    • Bảng giá cạo vôi răng
    • Bảng giá trám răng sâu
    • Bảng giá điều trị tủy răng
    • Bảng giá điều trị viêm nha chu
    • Bảng giá điều trị cười hở lợi
    • Bảng giá đính đá răng
  • Kiến thức
    • Kiến thức trồng răng
    • Kiến thức niềng răng
    • Kiến thức bọc răng sứ
    • Kiến thức làm trắng răng
    • Kiến thức răng khôn
    • Kiến thức răng giả tháo lắp
    • Kiến thức cười hở lợi
    • Kiến thức nha khoa trẻ em
    • Các bệnh lý răng miệng
  • Liên hệ
  • Giới thiệu
    • Đội ngũ bác sĩ
    • Tin tức – Sự kiện
    • Truyền thông đưa tin
    • Câu chuyện khách hàng
    • Thư viện ảnh
    • Dịch vụ nha khoa
  • Trồng răng implant
    • Trồng răng implant đơn lẻ
    • Trồng răng implant vài răng
    • Trồng răng implant toàn hàm All On 4, All On 6
  • Niềng răng
    • Niềng răng mắc cài kim loại
    • Niềng răng mắc cài sứ
    • Niềng răng trong suốt Invisalign
  • Nha khoa thẩm mỹ
    • Dán sứ Veneer
    • Bọc răng sứ
    • Điều trị cười hở
    • Tẩy trắng răng
    • Đính đá vào răng
  • Nha khoa tổng quát
    • Cạo vôi răng
    • Điều trị viêm nha chu
    • Trám răng sâu
    • Điều trị tủy răng
    • Nhổ răng khôn
    • Nha khoa trẻ em
  • Bảng Giá
    • Bảng giá trồng răng implant
    • Bảng giá niềng răng
    • Bảng giá dán sứ Veneer
    • Bảng giá bọc răng sứ
    • Bảng giá nhổ răng khôn
    • Bảng giá tẩy trắng răng
    • Bảng giá cạo vôi răng
    • Bảng giá trám răng sâu
    • Bảng giá điều trị tủy răng
    • Bảng giá điều trị viêm nha chu
    • Bảng giá điều trị cười hở lợi
    • Bảng giá đính đá răng
  • Kiến thức
    • Kiến thức trồng răng
    • Kiến thức niềng răng
    • Kiến thức bọc răng sứ
    • Kiến thức làm trắng răng
    • Kiến thức răng khôn
    • Kiến thức răng giả tháo lắp
    • Kiến thức cười hở lợi
    • Kiến thức nha khoa trẻ em
    • Các bệnh lý răng miệng
  • Liên hệ
Trang chủ » Bệnh lý răng miệng » Bị Ê Buốt Răng Cửa Hàm Dưới Phải Làm Sao?
bi e rang ham duoi phai lam sao

Bị Ê Buốt Răng Cửa Hàm Dưới Phải Làm Sao?

Cập nhật:09/06/2025 bởi Nha Khoa Quốc Tế BIK

Ê buốt răng hàm dưới là tình trạng răng trở nên nhạy cảm với nhiệt độ nóng lạnh và các tác động khác từ môi trường bên ngoài. Tình trạng ê buốt có thể thuyên giảm nếu áp dụng một số mẹo đơn giản ngay tại nhà. Nhưng để điều trị dứt điểm và an toàn, bệnh nhân vẫn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để tìm ra nguyên nhân cụ thể của tình trạng trên, từ đó thực hiện giải pháp tương ứng thích hợp.

☰ MỤC LỤC
  • 1. Nguyên nhân bị ê buốt răng hàm
  •   1.1. Mòn men răng
  •   1.2. Vệ sinh răng miệng sai cách
  •   1.3. Sâu răng dẫn đến ê răng hàm dưới
  •   1.4. Ê răng hàm dưới do viêm nướu
  •   1.5. Chấn thương
  •   1.6. Điều trị nha khoa không đúng kỹ thuật
  • 2. Khắc phục ê răng hàm dưới tại nha khoa
  •   2.1. Trám răng
  •   2.2. Bọc răng sứ
  • 3. Cách trị ê răng hàm dưới ngay tại nhà
  •   3.1. Dùng gừng
  •   3.2. Dùng tỏi
  •   3.3. Dùng túi trà bạc hà
  •   3.4. Dùng nha đam
  • 4. Biện pháp phòng ngừa ê buốt chân răng, răng cửa hàm dưới
  •   4.1. Vệ sinh răng miệng hợp lý
  •   4.2. Chú ý chế độ ăn uống
  •   4.3. Bổ sung Canxi
  •   4.4. Khám răng định kỳ

1. Nguyên nhân bị ê buốt răng hàm

Bị ê buốt răng hàm hay ê răng hàm dưới xảy ra có thể là do các nguyên nhân sau:

  1.1. Mòn men răng

Men răng bị mài mòn do nhiều những tác nhân khác nhau. Không vệ sinh răng miệng sau khi ăn đồ ngọt sẽ tạo môi trường axit làm mòn men răng. Do chanh và baking soda có tính axit cao nên nếu dùng những nguyên liệu này để làm trắng răng không đúng liều lượng cũng sẽ khiến men răng bị tổn thương.

  1.2. Vệ sinh răng miệng sai cách

Việc đánh răng bằng bàn chải lông cứng, với lực mạnh không chỉ làm răng trở nên nhạy cảm hơn mà còn khiến nướu bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, cần chú ý đến độ mài mòn của kem đánh răng nhằm đảm bảo men răng được bảo vệ.

  1.3. Sâu răng dẫn đến ê răng hàm dưới

Sâu răng được coi là một trong những nguyên nhân chính của hầu hết các vấn đề liên quan đến răng miệng cũng như các biến chứng khác. Những lỗ sâu trên răng khiến các dây thần kinh bị lộ ra làm răng trở nên nhạy cảm hơn bình thường trong quá trình ăn uống và vệ sinh.

  1.4. Ê răng hàm dưới do viêm nướu

Khi bị viêm nướu, phần nướu và các mô mềm quanh răng sẽ bị sưng đỏ gây chảy máu chân răng, làm tổn thương các dây chằng khiến bề mặt gốc của răng tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ nóng lạnh, gây ra tình trạng ê buốt răng cửa hàm dưới.

  1.5. Chấn thương

Những chấn thương làm cho răng bị mẻ, nứt và có thể gây tổn thương đến tủy răng. Sự va đập có thể khiến buồng tủy lộ hoàn toàn ra ngoài, không chỉ gây ê buốt mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm tủy.

  1.6. Điều trị nha khoa không đúng kỹ thuật

Nếu thao tác cạo vôi răng hoặc tẩy trắng răng được thực hiện không đúng kỹ thuật thì không chỉ gây ê buốt mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng khác nguy hiểm hơn rất nhiều.

2. Khắc phục ê răng hàm dưới tại nha khoa

Tình trạng ê buốt răng hàm dưới có thể được khắc phục với những biện pháp sau đây tại nha khoa:

  2.1. Trám răng

Trám răng là kỹ thuật lấp đầy những vị trí bị sứt, mẻ hay lỗ sâu ở mức độ nhẹ bằng những vật liệu chuyên dụng. Nhờ miếng trám mà răng có thể khôi phục lại hình dáng cũ cũng như được bảo vệ khỏi những tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài. Phương pháp này hoàn toàn không gây đau đớn và có tuổi thọ kéo dài khá lâu nếu chăm sóc đúng cách.

  2.2. Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp khá phổ biến hiện nay để phục hình và cải thiện thẩm mỹ cho răng. Mão răng sứ bao trùm phía ngoài răng đóng vai trò như 1 lớp bảo vệ cho toàn bộ thân răng và cả phần tủy phía trong. Do hạn chế được kích thích từ môi trường nên đây là cách khắc phục ê răng hàm dưới rất hiệu quả.

3. Cách trị ê răng hàm dưới ngay tại nhà

Trong trường hợp chưa thể đến nha khoa ngay lập tức thì có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để giảm ê buốt chân răng hàm dưới ngay tại nhà:

  3.1. Dùng gừng

Gừng có tính ấm nên giúp giảm cảm giác đau nhức hay ê buốt răng rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

–  Gọt vỏ, rửa sạch gừng tươi rồi cắt lát mỏng
–  Tiến hành pha trà gừng
–  Uống từng ngụm nhỏ trà vừa pha hoặc pha loãng hơn để súc miệng
–  Thực hiện đều đặn trong nhiều ngày để đạt được hiệu quả tối đa

  3.2. Dùng tỏi

Tỏi là nguyên liệu khá cơ bản mà trong căn bếp của mỗi gia đình đều có. Với các hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, tỏi sẽ xoa dịu cảm giác ê buốt răng ở hàm dưới, loại bỏ vi khuẩn có hại giúp khoang miệng sạch sẽ hơn.

Cách thực hiện:

–  Dùng cối giã nát tỏi tươi đã rửa sạch
–  Dùng tỏi đã giã và một ít muối đắp lên vị trí ê buốt răng hàm dưới. Trường hợp cơ địa nhạy cảm thì nên dùng nước cốt tỏi pha với nước để súc miệng.
–  Giữ vài phút rồi dùng nước sạch vệ sinh khoang miệng

  3.3. Dùng túi trà bạc hà

Có thể tận dụng những túi trà bạc hà sau khi đã sử dụng để chườm vào vị trí răng ê buốt. Bên cạnh đó, tinh dầu bạc hà còn có tác dụng kháng khuẩn vượt trội. Lưu ý, nên để túi trà nguột bớt nhưng vẫn còn giữ độ ấm khi đắp lên răng.

  3.4. Dùng nha đam

Do có chất kháng khuẩn mạnh mẽ nên nha đam luôn được biết đến với công dụng giảm bớt cảm giác khó chịu do ê buốt răng gây ra rất tốt.

Cách thực hiện:

–  Dùng gel nha đam tươi đắp lên vùng răng đang bị ê buốt
–  Súc miệng bằng nước sạch sau vài phút khi dung dịch đã ngấm vào răng
–  Không nên nuốt nha đam sau khi ngậm
–  Lặp lại nhiều lần đến khi cảm giác khó chịu thuyên giảm

4. Biện pháp phòng ngừa ê buốt chân răng, răng cửa hàm dưới

Có thể áp dụng một số cách sau đây để phòng tránh sự nhạy cảm ê buốt của răng:

  4.1. Vệ sinh răng miệng hợp lý

Nên chải răng 2 lần sáng tối mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm để tránh tổn thương nướu răng. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn ở những kẽ răng, loại bỏ mùi hôi khó chịu do cặn thức ăn còn bám lại

  4.2. Chú ý chế độ ăn uống

Chú ý hạn chế sử dụng đồ uống chứa nhiều axit, đặc biệt là nước có ga, nước cam, chanh,… hoặc thức ăn quá nóng, quá lạnh để tránh làm men răng bị mài mòn dẫn đến tình trạng ê buốt hàm dưới.

Nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày những món ăn chứa nhiều chất xơ như chuối và táo để cơ thể có đủ các loại khoáng chất thiết yếu nhằm chống lại quá trình gây ê buốt răng.

  4.3. Bổ sung Canxi

Bổ sung canxi tự nhiên từ các thực phẩm như bơ, sữa hoặc các loại rau xanh như bông cải, quả hạnh nhân và các loại đậu khô để giúp răng chắc khỏe hơn.

  4.4. Khám răng định kỳ

Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện thăm khám định kỳ tại nha khoa 6 tháng 1 lần để kiểm tra tình trạng răng miệng. Qua đó kịp thời phát hiện và điều trị những nguyên nhân gây ê buốt răng hàm dưới nếu có.

Vậy tình trạng ê răng hàm dưới xảy ra do khá nhiều nguyên nhân, có thể áp dụng một số mẹo để khắc phục ngay tại nhà hoặc đến nha khoa để được tư vấn và điều trị với những giải pháp chuyên nghiệp.

Danh mục: Bệnh lý răng miệng


BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thường xuyên mơ thấy răng bị sâu
Mơ Thấy Răng Sâu Là Điềm Báo Tốt Hay Xấu?
răng sâu đến tuỷ là gì
Dấu Hiệu Răng Sâu Đến Tuỷ, Biến Chứng Và Cách Chữa Trị
Các Loại Nước Súc Miệng Chữa Tụt Lợi Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
Các Loại Nước Súc Miệng Chữa Tụt Lợi Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
ape nha chu
Triệu Chứng Của Áp Xe Nha Chu – Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
Phương pháp lấy tuỷ răng
Cách Giảm Đau Răng Sau Khi Lấy Tủy Hiệu Quả Tại Nhà
Hàn Răng Sâu Hết Bao Nhiêu Tiền?
Hàn Răng Sâu Hết Bao Nhiêu Tiền?

Phòng biên tập: Nha Khoa Quốc Tế BIK

Nội dung website được biên soạn bởi Phòng biên tập của Nha Khoa Quốc Tế BIK, gồm các bên tập viên chuyên nghiệp với hàng chục năm kinh nghiệm để truyền tải nội dung chính xác và dễ hiểu nhất đến với bạn đọc. Kiến thức về nha khoa được cố vấn chuyên môn bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa của phòng khám để đảm bảo thông tin chính xác và thực tế nhất. BIK vinh dự khi có Cố vấn chuyên môn cao cấp là Thầy thuốc Ưu tú - Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện (Nguyên Trưởng khoa Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương). Các bài viết đều được Giám đốc chuyên môn Mrs. Trần Ngọc Duy trực tiếp kiểm duyệt và cập nhật định kỳ.

Sidebar chính

Dịch vụ nổi bật

  • Cấy ghép Implant
  • Niềng răng
  • Dán sứ Veneer
  • Bọc răng sứ
  • Trám răng sâu
  • Tẩy trắng răng
  • Cạo vôi răng
  • Nhổ răng khôn
  • XEM TẤT CẢ DỊCH VỤ

Bài viết mới

Lấy Tủy Răng Là Gì? Quy Trình Thế Nào? Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Lấy Cao Răng Tại Nha Khoa Có Làm Trắng Răng Không?

Có Nên Lấy Cao Răng Hay Không?

Khi Nào Nên Lấy Tủy Răng Tốt Nhất?

Mới Nhổ Răng Ăn Thịt Bò Được Không?

Sự kiện mới

Hội doanh nghiệp TP. Thủ Đức ghé thăm Nha khoa quốc tế BIK và tặng quà cho người lao động

Chương Trình Nha Khoa Học Đường Tại Trường ĐH Giao Thông Vận Tải – Phân Hiệu TP.HCM (UTC2)

Nha khoa Quốc tế BIK thành công tài trợ chương trình “Duyên Dáng giao thông” và “Đại hội Công đoàn CSTV” tại ĐH GTVT

Chương trình “Quốc tế em bé – hạnh phúc cho bố mẹ”

Nha Khoa Quốc Tế BIK Thăm Khám Miễn Phí Cho Hơn 2000 Học Sinh Tại Trường THPT Linh Trung

Footer

NHA KHOA QUỐC TẾ BIK

Nha khoa Quốc tế BIK (tiền thân là Nha khoa Bảo Việt, thành lập từ  năm 2013) là đơn vị tiên phong  và đã khẳng định được vị thế trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ tại Việt Nam.

Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn quốc tế, chúng tôi đáp ứng đầy đủ tất cả dịch vụ nha khoa chuyên sâu.

Nha Khoa Quốc Tế BIK có 3 chi nhánh tại Quận 9, Thủ Đức và Bình Dương.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • CS1: 20 – 22 Lê Văn Việt, P. Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP.HCM (028 6275 8333)
  • CS2: 707 Kha Vạn Cân, P. Linh Tây, TP. Thủ Đức, TP.HCM (028 2246 8333)
  • CS3: 553 Đại Lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương (027 4651 8333)

Hotline: 1900 8015

Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 08:00 – 20:00, Chủ nhật: 08:00 – 17:00

HỖ TRỢ & CHÍNH SÁCH

  • Hỗ trợ & Chăm sóc khách hàng
  • Phản hồi của khách hàng
  • Tuyển dụng nhân sự
  • Chính sách & Pháp lý

 

BẢN QUYỀN ©2013 - 2025 · CÔNG TY CỔ PHẦN NHA KHOA QUỐC TẾ BIK

×
  • Icon for booking an appointmentĐặt lịch hẹn
  • Facebook Messenger chat iconFacebook
  • Zalo chat iconZalo
  • Call us at 1900 80151900 8015