• Menu
  • Skip to right header navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

Before Header

08:00-20:00, CN: 08:00-17:00

Facebook Facebook TikTok YouTube

Logo Nha Khoa Quốc Tế BIK

Trao Nụ Cười Nhận Tương Lai

  • Giới thiệu
    • Đội ngũ bác sĩ
    • Tin tức – Sự kiện
    • Truyền thông đưa tin
    • Câu chuyện khách hàng
    • Thư viện ảnh
    • Dịch vụ nha khoa
  • Trồng răng implant
    • Trồng răng implant đơn lẻ
    • Trồng răng implant vài răng
    • Trồng răng implant toàn hàm All On 4, All On 6
  • Niềng răng
    • Niềng răng mắc cài kim loại
    • Niềng răng mắc cài sứ
    • Niềng răng trong suốt Invisalign
  • Nha khoa thẩm mỹ
    • Dán sứ Veneer
    • Bọc răng sứ
    • Điều trị cười hở
    • Tẩy trắng răng
    • Đính đá vào răng
  • Nha khoa tổng quát
    • Cạo vôi răng
    • Điều trị viêm nha chu
    • Trám răng sâu
    • Điều trị tủy răng
    • Nhổ răng khôn
    • Nha khoa trẻ em
  • Bảng Giá
    • Bảng giá trồng răng implant
    • Bảng giá niềng răng
    • Bảng giá dán sứ Veneer
    • Bảng giá bọc răng sứ
    • Bảng giá nhổ răng khôn
    • Bảng giá tẩy trắng răng
    • Bảng giá cạo vôi răng
    • Bảng giá trám răng sâu
    • Bảng giá điều trị tủy răng
    • Bảng giá điều trị viêm nha chu
    • Bảng giá điều trị cười hở lợi
    • Bảng giá đính đá răng
  • Kiến thức
    • Kiến thức trồng răng
    • Kiến thức niềng răng
    • Kiến thức bọc răng sứ
    • Kiến thức làm trắng răng
    • Kiến thức răng khôn
    • Kiến thức răng giả tháo lắp
    • Kiến thức cười hở lợi
    • Kiến thức nha khoa trẻ em
    • Các bệnh lý răng miệng
  • Liên hệ
  • Giới thiệu
    • Đội ngũ bác sĩ
    • Tin tức – Sự kiện
    • Truyền thông đưa tin
    • Câu chuyện khách hàng
    • Thư viện ảnh
    • Dịch vụ nha khoa
  • Trồng răng implant
    • Trồng răng implant đơn lẻ
    • Trồng răng implant vài răng
    • Trồng răng implant toàn hàm All On 4, All On 6
  • Niềng răng
    • Niềng răng mắc cài kim loại
    • Niềng răng mắc cài sứ
    • Niềng răng trong suốt Invisalign
  • Nha khoa thẩm mỹ
    • Dán sứ Veneer
    • Bọc răng sứ
    • Điều trị cười hở
    • Tẩy trắng răng
    • Đính đá vào răng
  • Nha khoa tổng quát
    • Cạo vôi răng
    • Điều trị viêm nha chu
    • Trám răng sâu
    • Điều trị tủy răng
    • Nhổ răng khôn
    • Nha khoa trẻ em
  • Bảng Giá
    • Bảng giá trồng răng implant
    • Bảng giá niềng răng
    • Bảng giá dán sứ Veneer
    • Bảng giá bọc răng sứ
    • Bảng giá nhổ răng khôn
    • Bảng giá tẩy trắng răng
    • Bảng giá cạo vôi răng
    • Bảng giá trám răng sâu
    • Bảng giá điều trị tủy răng
    • Bảng giá điều trị viêm nha chu
    • Bảng giá điều trị cười hở lợi
    • Bảng giá đính đá răng
  • Kiến thức
    • Kiến thức trồng răng
    • Kiến thức niềng răng
    • Kiến thức bọc răng sứ
    • Kiến thức làm trắng răng
    • Kiến thức răng khôn
    • Kiến thức răng giả tháo lắp
    • Kiến thức cười hở lợi
    • Kiến thức nha khoa trẻ em
    • Các bệnh lý răng miệng
  • Liên hệ
Trang chủ » Bệnh lý răng miệng » Bị Đau Răng Có Ăn Tôm Được Không?
dau rang co an duoc tom khong

Bị Đau Răng Có Ăn Tôm Được Không?

Cập nhật:09/06/2025 bởi Nha Khoa Quốc Tế BIK

Để biết được liệu bị đau răng ăn tôm được không cần phải tìm hiểu xem trong tôm có liệu có chứa thành phần nào gây kích thích và ảnh hưởng đến răng hay không. Trên thực tế, tôm chứa rất nhiều canxi và các chất cần thiết khác cho cơ thể mà không làm tổn thương đến răng nếu được chế biến đúng cách. Chính vì vậy mà người bị đau răng có thể thêm các món như cháo tôm, súp tôm vào chế độ ăn uống để bữa ăn thêm phong phú.

☰ MỤC LỤC
  • 1. Đau răng có ăn tôm được không?
  • 2. Các món ăn được chế biến từ tôm không lo đau răng
  •   2.1. Đậu hũ hấp tôm
  •   2.2. Súp tôm hầm rau củ
  •   2.3. Cháo tôm
  • 3. Lưu ý nếu ăn tôm khi bị đau răng
  • 4. Đau răng ăn thịt bò được không?
  • 5. Đau răng ăn thịt gà được không?
  • 6. Đau răng kiêng ăn gì?
  •   6.1. Đồ cay nóng
  •   6.2. Nước có ga
  •   6.3. Kẹo
  •   6.4. Cà chua
  •   6.5. Các loại trái cây có vị chua
  •   6.6. Kem

1. Đau răng có ăn tôm được không?

Khi bị đau răng thì cần bổ sung những khoáng chất như canxi, sắt, magie,.. Để bảo vệ răng không bị sâu thêm cũng như giúp tăng cường thêm lớp bảo vệ răng khỏi những tác động bên ngoài. Nguồn thực phẩm chứa nhiều canxi bao gồm: cá, trứng, sữa,… và đặc biệt là tôm.

Vậy khi bị đau răng thì vẫn có thể thêm tôm vào khẩu phần ăn để bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, để tránh răng bị ảnh hưởng và việc ăn nhai gặp khó khăn thì có thể chế biến tôm thành những món dễ ăn như cháo, súp, canh,… Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm giàu canxi như tôm thì cũng nên bổ sung một số chất khác như chất xơ, vitamin có trong các loại rau củ và hoa quả.

2. Các món ăn được chế biến từ tôm không lo đau răng

Dù tôm không có thành phần nào làm ảnh hưởng đến tình trạng đau nhức răng nhưng để cơn đau được xoa dịu, vẫn nên chế biến tôm theo các cách sau:

  2.1. Đậu hũ hấp tôm

Đậu hũ non mềm chắc chắn là nguyên liệu rất thích hợp đối với những ai đang bị đau răng vì không cần phải dùng lực ăn nhai quá nhiều. Đậu hũ và tôm hấp kết hợp cùng loại nước sốt đặc biệt sẽ khiến thực đơn dành cho người đang đau răng trở nên phong phú hơn rất nhiều.

  2.2. Súp tôm hầm rau củ

Món súp tôm hầm rau củ chính là gợi ý tuyệt vời cho thực đơn của người đang bị đau răng. Rau củ được hầm lên sẽ trở nên mềm, dễ ăn, kết hợp cùng tôm bóc vỏ tươi ngon chắc chắn sẽ làm siêu lòng tất cả mọi người, kể cả những người khó tính nhất. Tất cả các nguyên liệu trong quá trình nấu soup đã mềm hơn nên người bị đau nhức răng hoàn toàn có thể yên tâm khi ăn món này.

  2.3. Cháo tôm

Để tránh làm ảnh hưởng đến răng đang bị đau, có thể băm tôm thật nhỏ rồi mang đi nấu cháo. Ngoài ra, có thể kết hợp cùng hạt diêm mạch để bổ sung được đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đây là loại ngũ cốc đặc biệt có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, cải thiện chức năng cơ quan của cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch.

3. Lưu ý nếu ăn tôm khi bị đau răng

Vỏ tôm thường khá cứng nên trong quá trình ăn sẽ dễ bị mắc vào các khe răng, lâu ngày không được vệ sinh sẽ tạo thành mảng bám gây đau răng và các vấn đề răng miệng khác. Chính vì vậy mà người đau răng nên chú ý bóc vỏ tôm trước khi ăn để tránh cơn đau kéo dài.

Những ai có cơ địa bị dị ứng cần cẩn thận vì trong tôm chứa hàm lượng protein khá cao.

Đánh răng thật kỹ sau khi ăn tôm để tránh thức ăn thừa làm ảnh hưởng tới vùng nướu, lợi và chân răng vốn đã đau.

4. Đau răng ăn thịt bò được không?

Từ lâu, thịt bò được nhiều người yêu thích do có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy các chất có trong thịt bò còn tốt cho tình trạng răng miệng, cải thiện và cung cấp dưỡng chất nuôi răng chắc khỏe.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến lại cho rằng loại thịt này khá dai và cứng, nếu thường xuyên ăn có thể khiến tình trạng đau răng trở nên nặng nề hơn. Nhưng trên thực tế, thịt bò cũng có dạng thớ sợi như nhiều loại thịt khác, nếu chế biến không đúng cách thì món ăn nào cũng mang lại nguy cơ đau răng.

Người bị đau răng ăn thịt bò được không? thì câu trả lời là hoàn toàn có thể thêm thịt bò vào thực đơn mỗi ngày, nhưng nên tìm hiểu cách chế biến để thịt mềm không dai. Ngoài ra, có thể kết hợp thịt bò với các thực phẩm khác để bổ sung dinh dưỡng cân đối giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao đề kháng và miễn dịch.

=>>Xem thêm: Mới nhổ răng ăn thịt bò được không?

5. Đau răng ăn thịt gà được không?

Dân gian trước đây khuyên bị đau răng thì không nên ăn thịt gà nhưng hiện nay quan niệm này không còn đúng.

Thịt gà có chất dính, kết cấu dạng sợi nên rất dễ bám vào kẽ răng, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh và tấn công đến răng hay nướu khiến cơn đau càng trở nên trầm trọng. Chính vì vậy mà nguyên nhân chủ yếu gây nên đau nhức răng sau khi ăn thịt gà là do việc chăm sóc răng miệng không đúng cách khiến cho vi khuẩn xâm nhập.

Vậy nên người có răng bị đau có thể ăn thịt gà để bổ sung đầy đủ dưỡng chất, nhưng cần phải đảm bảo bước chăm sóc răng miệng sau khi ăn được thực hiện kỹ lưỡng, đầy đủ. Trường hợp thịt gà bị mắc vào kẽ răng thì có thể dùng chỉ nha khoa để loại bỏ sạch sẽ. Ngoài ra, nên chế biến thịt gà sao cho mềm hơn với kích thước vừa phải để tránh làm ảnh hưởng đến răng bị đau khi ăn nhai.

6. Đau răng kiêng ăn gì?

Người bị đau răng nên kiêng những thực phẩm sau đây:

  6.1. Đồ cay nóng

Những thức ăn cay nóng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến răng bị đau, chúng sẽ gây kích ứng đến nướu răng, khiến phần nướu răng đang nhạy cảm trở nên đau nhức.

  6.2. Nước có ga

Nước uống có ga thông thường chứa cả đường và acid, hai thành phần gây ảnh hưởng nhất đến các dây thần kinh ở răng. Chính vì vậy mà người bị đau răng nên hạn chế uống loại nước này để cơn đau ngừng kéo dài.

  6.3. Kẹo

Khi bị đau răng hay răng nhạy cảm, hãy tránh xa các loại kẹo cứng như kẹo mút, kẹo ngậm. Chúng không chỉ chứa đường khiến tình trạng đau răng trở nên tệ hơn mà còn có thể làm mẻ răng khi đòi hỏi một lực nhai mạnh.

Những loại kẹo dẻo như kẹo kéo, chip chip đều nên hạn chế vì chúng rất dễ bị mắc vào kẽ răng. Lượng đường chứa trong kẹo sẽ kích thích các dây thần kinh ở răng và làm ảnh hưởng đến men răng.

  6.4. Cà chua

Mặc dù cà chua chứa một lượng lớn vitamin có lợi cho cơ thể nhưng lại chứa khá nhiều axit làm ảnh hưởng đến những chiếc răng đang bị đau hoặc nhạy cảm. Dù cà chua nấu chín hay cà chua sống thì vẫn gây ảnh hưởng như nhau.

  6.5. Các loại trái cây có vị chua

Dứa, bưởi hay chanh đều là các loại trái cây chua và có hàm lượng axit cao. Axit là chất bào mòn men răng , làm vết thương xót hơn, khó lành và dễ lở loét nên cần tránh xa những loại hoa quả này khi bị đau răng.

  6.6. Kem

Không chỉ thực phẩm nóng, mà kem có nhiệt độ thấp cũng sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn.

Với những thông tin đã cung cấp phía trên, Nha khoa Quốc tế BIK hi vọng bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi đau răng ăn tôm được không. Người bị đau răng có thể bổ sung tôm vào thực đơn để có đầy đủ chất dinh dưỡng, nhưng bên cạnh đó vẫn nên hạn chế một số món ăn để tránh tình trạng đau răng trở nên tệ hơn.

Danh mục: Bệnh lý răng miệng


BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nguyên nhân gây đau nhức chân răng
Tổng Hợp Cách Chữa Nhức Chân Răng Tại Nhà Hiệu Quả
Viêm lợi trùm gây sưng nướu răng
Sưng Nướu Răng Trong Cùng Hàm Dưới Có Nguy Hiểm Không?
Biểu hiện của viêm nha chu mãn tính
Viêm Nha Chu Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không?
Tại sao nên dùng nước súc miệng
Top 10 Loại Nước Súc Miệng Trị Sâu Răng Hiệu Quả Nhất
Kem đánh răng ít chất mài mòn và tạo bọt
Top 10 Loại Kem Đánh Răng Trị Sâu Răng Tốt Nhất Hiện Nay
Hàn Răng Sâu Hết Bao Nhiêu Tiền?
Hàn Răng Sâu Hết Bao Nhiêu Tiền?

Phòng biên tập: Nha Khoa Quốc Tế BIK

Nội dung website được biên soạn bởi Phòng biên tập của Nha Khoa Quốc Tế BIK, gồm các bên tập viên chuyên nghiệp với hàng chục năm kinh nghiệm để truyền tải nội dung chính xác và dễ hiểu nhất đến với bạn đọc. Kiến thức về nha khoa được cố vấn chuyên môn bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa của phòng khám để đảm bảo thông tin chính xác và thực tế nhất. BIK vinh dự khi có Cố vấn chuyên môn cao cấp là Thầy thuốc Ưu tú - Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện (Nguyên Trưởng khoa Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương). Các bài viết đều được Giám đốc chuyên môn Mrs. Trần Ngọc Duy trực tiếp kiểm duyệt và cập nhật định kỳ.

Sidebar chính

Dịch vụ nổi bật

  • Cấy ghép Implant
  • Niềng răng
  • Dán sứ Veneer
  • Bọc răng sứ
  • Trám răng sâu
  • Tẩy trắng răng
  • Cạo vôi răng
  • Nhổ răng khôn
  • XEM TẤT CẢ DỊCH VỤ

Bài viết mới

Lấy Tủy Răng Là Gì? Quy Trình Thế Nào? Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Lấy Cao Răng Tại Nha Khoa Có Làm Trắng Răng Không?

Có Nên Lấy Cao Răng Hay Không?

Khi Nào Nên Lấy Tủy Răng Tốt Nhất?

Mới Nhổ Răng Ăn Thịt Bò Được Không?

Sự kiện mới

Hội doanh nghiệp TP. Thủ Đức ghé thăm Nha khoa quốc tế BIK và tặng quà cho người lao động

Chương Trình Nha Khoa Học Đường Tại Trường ĐH Giao Thông Vận Tải – Phân Hiệu TP.HCM (UTC2)

Nha khoa Quốc tế BIK thành công tài trợ chương trình “Duyên Dáng giao thông” và “Đại hội Công đoàn CSTV” tại ĐH GTVT

Chương trình “Quốc tế em bé – hạnh phúc cho bố mẹ”

Nha Khoa Quốc Tế BIK Thăm Khám Miễn Phí Cho Hơn 2000 Học Sinh Tại Trường THPT Linh Trung

Footer

NHA KHOA QUỐC TẾ BIK

Nha khoa Quốc tế BIK (tiền thân là Nha khoa Bảo Việt, thành lập từ  năm 2013) là đơn vị tiên phong  và đã khẳng định được vị thế trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ tại Việt Nam.

Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn quốc tế, chúng tôi đáp ứng đầy đủ tất cả dịch vụ nha khoa chuyên sâu.

Nha Khoa Quốc Tế BIK có 3 chi nhánh tại Quận 9, Thủ Đức và Bình Dương.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • CS1: 20 – 22 Lê Văn Việt, P. Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP.HCM (028 6275 8333)
  • CS2: 707 Kha Vạn Cân, P. Linh Tây, TP. Thủ Đức, TP.HCM (028 2246 8333)
  • CS3: 553 Đại Lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương (027 4651 8333)

Hotline: 1900 8015

Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 08:00 – 20:00, Chủ nhật: 08:00 – 17:00

HỖ TRỢ & CHÍNH SÁCH

  • Hỗ trợ & Chăm sóc khách hàng
  • Phản hồi của khách hàng
  • Tuyển dụng nhân sự
  • Chính sách & Pháp lý

 

BẢN QUYỀN ©2013 - 2025 · CÔNG TY CỔ PHẦN NHA KHOA QUỐC TẾ BIK

×
  • Icon for booking an appointmentĐặt lịch hẹn
  • Facebook Messenger chat iconFacebook
  • Zalo chat iconZalo
  • Call us at 1900 80151900 8015