VN

Band Niềng Răng Là Gì? Có Công Dụng Gì?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Band niềng răng là gì?
2. Công dụng của band niềng răng
3. Trường hợp nào cần gắn band niềng răng?
4. Răng hàm thay đổi như thế nào khi gắn band niềng răng?
5. Có thể không gắn band niềng răng không?
6. Thời gian gắn band niềng răng là bao lâu?
7. Quy trình gắn band niềng răng tại Nha khoa Quốc tế BIK
8. Gắn band niềng răng có đau không?

gan-band-nieng-rang

Việc gắn band niềng răng là một phần không thể thiếu để hỗ trợ quá trình chỉnh nha được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn và chúng sẽ được gắn cùng với các khí cụ như mắc cài, dây cung. Tuy nhiên, band niềng răng chỉ được chỉ định trong một số trường hợp nhất định mà không phải là tất cả. Hãy cùng Nha khoa Quốc tế BIK tìm hiểu xem band niềng răng được gắn ở vị trí nào và có công dụng gì nhé!

1. Band niềng răng là gì?

band-nieng-rang
Hình ảnh gắn band niềng răng

Band niềng răng (còn được gọi là khâu niềng răng) là một loại khí cụ cần thiết trong quá trình chỉnh nha bằng phương pháp mắc cài truyền thống. Ưu điểm khi gắn band niềng răng là rút ngắn được thời gian điều trị nhờ lực kéo mạnh. Tuy nhiên, bác sĩ cần tính toán cẩn thận không làm tổn thương đến cấu trúc răng.

Các loại band niềng răng:

Các loại band niềng răng thường được đặt ở vị trí răng số 6 hoặc số 7 với chất liệu kim loại, dạng hình tròn hoặc hơi vuông với cấu tạo gồm 3 phần như sau:

  -  Móc (hook) phía ngoài để gắn dây thun, lò xo.
  -  Các ống (tube) phía má để luồn dây cung.
  -  Ống nhỏ (tube) dưới lưỡi để gắn các khí cụ khác theo chỉ định của bác sĩ.

2. Công dụng của band niềng răng

Việc sử dụng band niềng răng sẽ giúp cho quá trình chỉnh nha đạt kết quả tối ưu nhờ những công dụng như sau:

  -  Tạo điểm tựa vững chắc cho hệ thống mắc cài, hạn chế tối đa trường hợp mắc cài bị cong, tuột trong quá trình ăn nhai.
  -  Tác động lực để răng di chuyển về đúng vị trí như mong muốn, rút ngắn thời gian chỉnh nha.
  -  Góp phần điều chỉnh khớp cắn chuẩn trên cung hàm, cải thiện khả năng ăn nhai cũng như ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.

3. Trường hợp nào cần gắn band niềng răng?

gan-band-nieng-rang

Không phải tất cả các trường hợp đều phải gắn band niềng răng mà chỉ được sử dụng trong trường hợp chỉnh nha phức tạp cần tới các khí cụ như nong hàm, cung lưỡi. Hoặc trong trường hợp thân răng lâm sàng ngắn, gắn mắc cài có thể bị bong thì bác sĩ sẽ chỉ định gắn band chỉnh nha.

Trong trường hợp chỉnh nha đơn giản, không cần sử dụng các khí cụ phức tạp hoặc thân răng lâm sàng vừa đủ thì bác sĩ sẽ chỉ gắn mắc cài để hạn chế sự khó chịu cho bệnh nhân.

4. Răng hàm thay đổi như thế nào khi gắn band niềng răng?

Quá trình niềng răng rất dài, phải mất đến 2 năm để hoàn tất quá trình chỉnh nha nên thời gian ít nhất để thấy rõ được sự khác biệt của răng là 2 tháng trở lên.

Sau khi gắn khâu, sự thay đổi vị trí răng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, có trường hợp rất nhanh chỉ trong vài tháng nhưng cũng có trường hợp phải mất đến vài năm thì sự co kéo của band mới đưa toàn bộ răng về vị trí như mong muốn. Do đó, người niềng răng không cần phải quan sát hằng ngày và trông chờ vào sự thay đổi của răng mà nên tập trung vào quá trình chăm sóc răng miệng để có được kết quả điều trị tốt nhất.

5. Có thể không gắn band niềng răng không?

Nhiều bệnh nhân sợ trải qua cảm giác khó chịu khi gắn band trong quá trình niềng răng. Tuy nhiên, dù không được sử dụng cho mọi trường hợp chỉnh nha nhưng band là một phần rất quan trọng và không thể thiếu trong một số trường hợp nhất định nếu muốn có được kết quả điều trị cao. 

Do đó, khi khách hàng đến nha khoa thì sẽ được thăm khám một cách tỉ mỉ, cẩn thận nhất rồi bác sĩ mới đưa ra quyết định có cần sử dụng band hay không. Nếu bác sĩ chỉ định đeo band thì khách hàng hàng cũng không cần quá lo lắng mà nên phối hợp với bác sĩ để quá trình chỉnh nha được diễn ra thuận lợi, an toàn và mang đến kết quả cao nhất.

6. Thời gian gắn band niềng răng là bao lâu?

Band niềng răng là dụng cụ quan trọng làm điểm tựa cho hệ thống mắc cài và dây thun nên chúng sẽ gắn liền với bệnh nhân trong suốt quá trình niềng răng. 

Chỉ khi liệu trình chỉnh nha hoàn thành tốt, khách hàng sở hữu hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn thì band sẽ được tháo ra cùng với dây cung, mắc cài. Do đó, bệnh nhân nên lưu ý thực hiện việc chăm sóc răng theo hướng dẫn của bác sĩ để thời gian niềng răng được rút ngắn.

7. Quy trình gắn band niềng răng tại Nha khoa Quốc tế BIK

dat-band-nieng-rang
Quy trình đặt band niềng răng

Quy trình gắn band niềng răng tại Nha khoa Quốc tế BIK bao gồm các bước cơ bản như sau:

  7.1. Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng của khách hàng để điều trị dứt điểm các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,... nếu có. Sau đó, khách hàng sẽ được chụp X-quang răng để bác sĩ có thể xác định cụ thể tình trạng răng cần niềng và tư vấn về liệu trình điều trị cụ thể.

  7.2. Vệ sinh răng miệng

Trước khi gắn band niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng qua các bước như cạo vôi răng và làm sạch khoang miệng để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, không gây nhiễm trùng trong quá trình gắn band.

  7.3. Đặt thun tách kẽ răng (nếu cần)

Trường hợp khoảng trống giữa các răng không đủ thì bác sĩ cần đặt thun tách kẽ mới có thẻ gắn band niềng răng. Việc này thường diễn ra trong khoảng 7 - 10 ngày và có tác dụng kéo dãn khoảng cách giữa các răng, giúp việc gắn band niềng răng được dễ dàng hơn và không gây đau đớn hay khó chịu cho bệnh nhân.

  7.4. Gắn khâu niềng răng

Khi đã chọn được band có kích thước vừa vặn với cung răng, bác sĩ sẽ tiến hành đặt band vào vị trí răng số 6 hoặc số 7 như đã được chỉ định trước đó.

  7.5. Gắn các khí cụ khác vào răng

Sau khi đã gắn band, bác sĩ sẽ hoàn thiện hệ thống các khí cụ chỉnh nha còn lại như dây cung, mắc cài vào bên trong khoang miệng.

8. Gắn band niềng răng có đau không?

gan-band-nieng-rang-co-dau-khong
Gắn band niềng răng có đau không?

Gắn band niềng răng có đau không phụ thuộc vào tình trạng hàm răng, mức độ răng cần niềng là bao nhiêu. Nếu khoảng cách giữa các răng lớn, răng thưa sẵn thì việc gắn band răng là khá dễ dàng, không gây cảm giác khó chịu vì khoảng trống đã đủ để gắn khâu sát khít vào răng hàm.

Trường hợp nếu răng mọc đúng chuẩn, khoảng cách giữa các răng nhỏ, khít nhau thì bác sĩ muốn đặt band cần trải qua một bước trung gian là đặt thun tách kẽ.

Thun tách kẽ bao gồm miếng cao su hình tròn hoặc thanh kim loại được gắn với kẽ răng số 5, 6 hoặc 7. Thun tách kẽ cao su được làm từ cao su nguyên chất nên không gây hại cho sức khỏe răng miệng, khi nhét vào kẽ răng thì các răng sẽ được tách ra bằng lực đàn hồi tự nhiên. Đến khi đạt được kết quả mong muốn thì răng sẽ tự rơi ra ngoài. 

Còn thun tách kẽ kim loại được làm từ kim loại, hình chữ L với vài lớp lò xo bên trong. Thời gian đặt thun tách kẽ có thể kéo dài 1 - 2 tuần hoặc lâu hơn tùy vào cơ địa của mỗi người. Điều này giúp việc gắn band niềng răng sau đó trở nên dễ dàng hơn.

Vậy band niềng răng là một khí cụ cần thiết hỗ trợ quá trình chỉnh nha được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Để biết bản thân có cần phải gắn band niềng răng hay không, khách hàng nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ chuyên môn thăm khám và tư vấn cụ thể vì không phải trường hợp nào cũng cần gắn band.