Nên Làm Gì Để Điều Trị Tiêu Xương Hàm Hiệu Quả?
Nhiều người thường phớt lờ đi tình trạng mất răng của bản thân vì nghĩ sẽ không để lại hậu quả nghiêm trọng gì về sau. Trên thực tế, mất răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng bị tiêu xương hàm
và sẽ để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Và với công nghệ hiện đại thì trồng răng Implant được cho giải pháp duy nhất có thể ngăn chặn nguy cơ tiêu xương hàm do bị mất răng một cách hiệu quả và an toàn.
Xương hàm là bộ phận thuộc khối xương mặt và được chia thành xương hàm trên và xương hàm dưới. Trong đó, xương hàm trên là xương xốp và là xương chính giữa tầng mặt, tiếp xúc với các xương khác để tạo ra xoang hàm, vòm miệng, nền sọ và hốc mũi. Còn xương hàm dưới lại là xương thấp nhất, to nhất và khỏe nhất trong hệ xương mặt và cũng là xương duy nhất của hộp sọ có thể cử động được. Tiêu xương hàm là một thuật ngữ nha khoa chỉ tình trạng phần xương ổ răng và xương xung quanh răng bị suy giảm. Sự suy giảm biểu hiện rõ rệt qua sự thiếu hụt về chiều cao, mật độ, số lượng và thể tích xương. Ban đầu, tình trạng tiêu xương chỉ xuất hiện ở một vị trí trên khung hàm nhưng lâu dần nếu không được điều trị có thể sẽ tiến triển nặng hơn và lây lan sang các vùng xương kế cận gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cả hai xương hàm trên và xương hàm dưới đều có thể dễ dàng bị tiêu gây ảnh hưởng rất lớn đến khớp cắn và cấu trúc khuôn mặt.
Mất răng và viêm nha chu là 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm:
Mất răng do chấn thương hoặc do tuổi già là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc xương hàm bị tiêu. Khi một chiếc răng bị mất sẽ tạo ra khoảng trống tại vị trí chân răng đã mất trên xương hàm. Thông thường, xương hàm phát triển mạnh khỏe, ổn định nhờ các lực tác động khi ăn nhai. Khi một chiếc răng bị mất, phần lực tác động tại vị trí đó cũng không còn nên phần xương sẽ dần yếu đi và tiêu biến.
Viêm nha chu là tình trạng viêm, nhiễm trùng nặng các mô nha chu và phần nướu quanh chân răng. Biểu hiện của viêm nha chu là chảy máu chân răng, đau nhức kéo dài và phần nướu bị sưng đỏ. Về lâu dài nếu không được điều trị kịp thời phần nướu sẽ dần bị tổn thương nghiêm trọng và không còn có khả năng bám chặt vào chân răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Lúc này, vi khuẩn sẽ tấn công các mô mềm, làm tụt nướu, hở chân răng, chân răng bị suy yếu nặng nề và cuối cùng xương và dây chằng bọc quanh răng cũng sẽ bị tổn thương khiến răng không còn chỗ dựa.
Thông thường, sau khi mất răng khoảng 1 – 2 tháng thì vẫn không có biểu hiện nào của tiêu xương hàm, đây là thời điểm thích hợp để tiến hành thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tiêu xương hàm. Tùy vào cơ địa mỗi người mà tình trạng tiêu xương hàm sau khi mất răng sẽ diễn ra nhanh hay chậm. Sau khoảng 3 tháng, xương hàm bắt đầu có dấu hiệu bị suy giảm, lúc này nướu bắt đầu lõm xuống, các răng kề cạnh sẽ dần đổ về phía khoảng trống trên khung hàm. Xương hàm sẽ bị tiêu biến 25% sau khoảng 1 năm bị mất răng và khuôn mặt dần dần bị mất cân đối do không còn xương hàm nâng đỡ. Sau khoảng 3 năm, có thể dễ dàng nhận ra hai bên má bị hóp rõ rệt do xương hàm lúc này đã bị tiêu biến tới 45% – 60%. ->> Xem thêm: Cấy ghép implant: Giải pháp tối ưu cho răng mất
Tiêu xương hàm do mất răng có nhiều dạng:
Ở dạng này, độ rộng xương hàm ở vị trí chân răng bị mất sẽ thu hẹp lại còn phần xương quanh khu vực đó thì sẽ giãn ra để lấp đầy vào khoảng trống, chính vì vậy mà các răng kề cận sẽ có xu hướng đổ về phía mất răng do không có xương nâng đỡ. Với dạng tiêu xương hàm này, phần xương hàm tại vị trí mất răng sẽ bị tiêu hõm xuống phía dưới, trũng sâu so với phần xương hàm kề cận. Về lâu dài, vùng nướu ở vị trí tiêu xương cũng sẽ bị teo nhỏ lại.
Khi răng hàm trên bị mất trong thời gian quá lâu, các định xoang sẽ hạ xuống đồng thời thể tích xoang sẽ tăng dần theo thời gian.
Khi bị mất nhiều răng ở cả hàm trên và hàm dưới sẽ xảy ra tình trạng tiêu xương toàn bộ khuôn mặt. Các biểu hiện tiêu xương cũng dễ dàng phát hiện vì những thay đổi rõ rệt trên khuôn mặt như má hóp, khuôn miệng bị lõm vào, xuất hiện nhiều nếp nhăn,…
Nếu về lâu dài, tình trạng tiêu xương hàm không được điều trị kịp thời thì việc xương hàm bị tiêu biến dần dần sẽ làm tổn thương đến các ống thần kinh nằm sâu bên dưới, gây khó khăn trong việc thực hiện các giải pháp phục hình răng giả.
Dù tiêu xương hàm không xảy ra ngay sau khi mất răng nhưng khi đã xảy ra thì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như:
Tiêu xương hàm khiến xương hàm dưới bị ngắn hơn nên cấu trúc khuôn mặt lúc này sẽ bị mất cân đối, da chùng xuống và má hóp rõ vào bên trong. Khi xương hàm bị tiêu biến đến 60% thì biểu hiện lão hóa sẽ xuất hiện ngày càng rõ ràng hơn khiến khuôn mặt trở nên già trước tuổi.
Tình trạng tiêu xương hàm khiến xương hàm bị tụt thấp và răng có xu hướng đổ về phía chân răng bị mất nên sẽ dẫn tới tình trạng sai lệch khớp cắn gây nhiều khó khăn khi ăn nhai.
Do xương hàm sẽ bị tiêu biến ngày càng nhiều nếu không được điều trị kịp thời nên sẽ gây nhiều khó khăn hơn cho quá trình điều trị. Lúc này, chất lượng xương sẽ không đủ điều kiện để tiến hành trồng răng Implant. Nếu muốn cấy ghép Implant sẽ bắt buộc phải cấy ghép xương, tốn thêm nhiều thời gian và chi phí.
Xương hàm bị tiêu bớt khiến độ rộng và chiều cao của thành xương bị giảm đi đáng kể, không còn khả năng nâng đỡ được nướu làm nướu bị tụt, đồng thời cũng khiến bờ nướu bị mỏng dần. Điều này vô tình tạo cơ hội và môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển nhiều hơn, gây đau đầu, khiến sức khỏe bị suy giảm và thậm chí gây nhiễm trùng huyết.
Cần có chế độ chăm sóc răng miệng thật tốt bằng cách tiến hành lấy cao răng định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần và đến nha khoa điều trị sớm nếu có dấu hiệu viêm nướu. Tốt nhất, ngay sau khi mất răng nên tiến hành trồng răng Implant để ngăn chặn tiêu xương hàm hiệu quả nhất.
Trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng áp dụng được cả với trường hợp răng mới mất hoặc răng đã bị mất lâu năm. Khi tiến hành trồng răng Implant, trụ Implant bằng Titanium sẽ được cấy ghép vào vị trí răng đã mất và mão răng sứ sẽ được gắn lên trên như một chiếc răng hoàn chỉnh cả về mặt hình dáng lẫn chức năng. Trụ Implant lúc này sẽ có tác dụng thay thế cho chân răng thật đã mất, xương hàm sẽ phát triển bình thường và ổn định do vẫn chịu áp lực thường xuyên từ quá trình ăn nhai. ->> Xem thêm: Implant All-on-6: Giải pháp thay thế răng hiệu quả với chi phí hợp lý
Với trường hợp xương hàm đã bị tiêu bớt quá nhiều thì việc trồng răng Implant đơn thuần là không có hiệu quả vì trụ Implant chắc chắn sẽ không được giữ vững trong khuôn hàm và sẽ nhanh chóng bị đào thải. Tuy nhiên, giải pháp cho trường hợp này là cần phải tiến hành tiểu phẫu cấy ghép xương hàm trước khi đặt trụ Implant để đảm bảo hiệu quả trồng răng. Vì xương hàm của những người bị tiêu xương hàm không còn khỏe mạnh nên việc trồng răng chắc chắn sẽ phức tạp hơn, tùy theo tình trạng tiêu xương mà thời gian ghép xương có thể kéo dài từ 3-6 tháng và độ phức tạp cũng sẽ tăng dần. Có thể lựa chọn 2 phương pháp để ghép xương: – Ghép xương tự thân: Sử dụng xương của cơ thể như mào chậu, khung xương hàm dưới vằm cằm hoặc vùng góc hàm. ->> Xem thêm: Nâng xoang ghép xương là gì? Khi nào cần thực hiện?
Vậy tình trạng tiêu xương hàm không xảy ra ngay sau khi mất răng nhưng nếu càng để lâu, những ảnh hưởng có thể xảy ra là rất nghiêm trọng. Vì vậy, trong mọi trường hợp ngay sau khi mất răng, nên đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn rõ ràng nhất về giải pháp để ngăn chặn tiêu xương hàm. 1. Tiêu xương hàm là gì?
2. Nguyên nhân dẫn đến tiêu xương hàm
2.1. Mất răng
2.2. Viêm nha chu
3. Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?
4. Tiêu xương hàm gồm những dạng nào?
4.1. Tiêu xương hàm theo chiều ngang
4.2. Tiêu xương hàm theo chiều dọc
4.3. Tiêu xương khu vực xoang
4.4. Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt
4.5. Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng
5. Ảnh hưởng của tiêu xương hàm
5.1. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
5.2. Khó khăn khi ăn nhai
5.3. Cản trở điều trị
5.4. Sức khỏe giảm sút
6. Trồng răng Implant để ngăn chặn nguy cơ tiêu xương hàm
7. Bị tiêu xương hàm có trồng răng Implant được không?
– Ghép xương nhân tạo: Sử dụng các loại vật liệu ghép chuyên dụng.