VN

Trẻ Bị Đau Răng Sâu Phải Làm Sao? Khắc Phục Nhanh Chóng

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Sâu răng gây ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?
2. Trẻ bị đau răng sâu phải làm sao?
3. Điều trị dứt điểm sâu răng ở trẻ tại nha khoa
4. Phòng ngừa sâu răng cho trẻ như thế nào?

Sâu răng là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ do thói quen ăn nhiều đồ ngọt khiến vi khuẩn dễ dàng sinh sôi trong khoang miệng và tấn công đến men răng. Khi đã tiến triển đến một giai đoạn nhất định, răng sâu sẽ làm cho trẻ có cảm giác đau đớn, khó chịu dai dẳng và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy hãy cùng Nha khoa Quốc tế BIK tìm hiểu trẻ bị đau răng sâu phải làm sao trong bài viết dưới đây nhé!

1. Sâu răng gây ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Sâu răng có thể gây những ảnh hưởng cụ thể đối với sức khoẻ của trẻ nhỏ:

1.1. Đau nhức răng

Ở giai đoạn đầu khi trẻ bị sâu răng thì có thể chưa xuất hiện cảm giác đau nhức, ê buốt răng nhưng khi các lỗ sâu ngày càng lan to, thậm chí lan đến tuỷ thì trẻ sẽ phải đối mặt với những cơn đau dữ dội và cực kỳ khó chịu.

Điều này làm ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày cũng như tinh thần của trẻ. Từ đó, trẻ trở nên dễ bị cáu gắt, khó tính và lười giao tiếp với mọi người khi chiếc răng sâu vẫn mang lại cảm giác đau đớn mỗi ngày.

1.2. Cảm giác khó chịu

Vi khuẩn sẽ tấn công vào khiến bề mặt răng có một lỗ lõm xuống, điều này khiến cho các mảnh vụn thức ăn dễ dàng bị đọng lại gây cho trẻ cảm giác khó chịu. Lúc này, trẻ có xu hướng dùng tay để lấy vụn thức ăn ra ngoài nên có thể vô tình làm tổn thương nướu và lợi. Ngoài ra, việc thức ăn đọng lại lâu dần sẽ bị phân huỷ và khiến hơi thở có mùi khó chịu.

Trẻ bị khó chịu khi đau răng sâu

1.3. Hỏng tuỷ răng

Nếu răng sâu không được phát hiện và điều trị sớm thì vết sâu có thể lan rộng xuống tuỷ răng gây viêm tuỷ. Trường hợp viêm tuỷ có thể điều trị thì bác sĩ sẽ lấy tuỷ răng rồi hàn trám răng lại, tuy nhiên, nếu viêm tuỷ nặng thì bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng để đảm bảo các răng bên cạnh không bị ảnh hưởng. 

1.4. Ảnh hưởng đến tiêu hoá

Răng bị sâu tạo ra cảm giác đau đớn liên tục sẽ khiến quá trình ăn nhai gặp nhiều khó khăn. Răng sâu sẽ không còn đảm nhận được khả năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn khiến dạ dày phải làm việc quá tải để tiêu hoá thức ăn. Điều này có thể khiến hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng nếu diễn ra trong thời gian dài, dẫn đến các bệnh lý như đau bao tử, viêm dạ dày,...

2. Trẻ bị đau răng sâu phải làm sao?

Có nhiều cách để giảm đau răng sâu cho trẻ, cha mẹ có thể tham khảo các cách dưới đây:

2.1. Súc miệng với nước muối pha loãng

Nước muối không chỉ giúp làm sạch khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn sâu răng mà còn có tác dụng giảm đau răng sâu hiệu quả. Phụ huynh pha loãng hỗn hợp nước ấm và muối ăn theo tỷ lệ 5:1 rồi cho bé súc miệng với nước muối mỗi sáng sau khi đánh răng và tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, cũng nên tập cho trẻ thói quen súc miệng với nước muối sau mỗi bữa ăn để khoang miệng được làm sạch hoàn toàn.

Nước muối giúp giảm đau răng sâu

2.2. Chườm lạnh cho trẻ

Chườm đá lạnh là một trong những cách giúp giảm đau răng sâu đơn giản nhưng mang lại hiệu quả nhanh nhất. Đá lạnh sẽ làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác, từ đó làm giảm đau răng sâu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, lưu ý không nên chườm đá lạnh trực tiếp lên vùng răng sâu của trẻ để tránh cảm giác khó chịu.

Phụ huynh nên bọc đá trong khăn mềm rồi áp vào khu vực má tại vị trí răng bị đau của trẻ trong vòng khoảng 7 phút rồi di chuyển sang khu vực khác. Phương pháp này sẽ tạm thời chặn tín hiệu đau đi đến não do nhiệt độ từ đá.

2.3. Dùng tinh dầu đinh hương

Tinh dầu đinh hương từ lâu đã được mệnh danh là một loại dược liệu có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hoá mạnh. Do đó, để làm giảm đau răng sâu cho trẻ, mẹ chỉ cần lấy một miếng bông gòn chấm vào tinh dầu đinh hương và đặt vào chỗ sâu răng. Cho con ngậm một chút rồi nhổ ra và súc miệng lại với nước ấm.

Không chỉ vậy, tinh dầu đinh hương còn giúp loại bỏ mùi hôi của hơi thể và rất an toàn, nếu lỡ con nuốt phải thì cũng không có vấn đề gì.

Dùng tinh dầu đinh hương giảm đau răng sâu

2.4. Dùng nước chanh tươi

Chanh tươi được biết đến như là một loại nguyên liệu có tác dụng rất tốt trong việc sát khuẩn, kháng viêm. Đây cũng là nguyên liệu đơn giản và được nhiều người lựa chọn để chữa sâu răng cho trẻ hiệu quả. Mẹ chỉ cần rửa sạch một quả chanh, vắt lấy nước cốt rồi bôi lên chỗ răng sâu của trẻ.

Lưu ý chỉ nên áp dụng cách này khoảng 3 lần/ 1 tuần để tránh tình trạng mòn men răng.

Nước chanh tươi chữa sâu răng hiệu quả

2.5. Dùng gừng, tỏi

Gừng và tỏi cũng là những nguyên liệu dân gian được sử dụng để điều trị sâu răng cho trẻ hiệu quả. Tỏi có chứa hoạt chất allicin có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ nên mẹ chỉ cần giã nát tỏi và gừng cùng vài hạt muối rồi lấy hỗn hợp đắp vào vùng răng sâu bị đau nhức. Cho bé ngậm khoảng 15 - 20 phút thì cơn đau sẽ dịu lại và không còn cảm thấy khó chịu nữa. Tuy nhiên, mẹ nên pha loãng tỏi vì có thể khiến trẻ bị kích ứng hoặc phỏng nướu.

Gừng và tỏi hỗ trợ điều trị sâu răng

3. Điều trị dứt điểm sâu răng ở trẻ tại nha khoa

Để điều trị dứt điểm tình trạng sâu răng ở trẻ và chấm dứt hoàn toàn cơn đau nhức khó chịu, cha mẹ cần phải đưa trẻ đến nha khoa để được thăm khám và tư vấn thực hiện các phương pháp điều trị phù hợp nhất dựa theo từng tình trạng cụ thể:

3.1. Trường hợp sâu răng nhẹ

Thông thường, với trường hợp răng chỉ mới xuất hiện những vết đen li ti thì bác sĩ sẽ thực hiện biện pháp tái khoáng men răng. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bé sử dụng các loại thuốc trị sâu răng như phosphate, calcium, fluoride để trám vào bề mặt răng bị sâu, cách này tương đối nhẹ nhàng và đơn giản không gây đau đớn cho trẻ. Lúc này, răng của trẻ vẫn được bảo tồn một cách tối đa, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng của trẻ.

Tái khoáng men răng

3.2. Trường hợp răng sâu nặng

Khi vết sâu đã lan rộng và hình thành những lỗ sâu màu đen gây sứt mẻ răng và trẻ thường xuyên có cảm giác đau nhức dữ dội thì bác sĩ buộc phải can thiệp bằng các khí cụ nha khoa để kiểm tra xem sâu răng đã lan tới tuỷ chưa. Nếu tuỷ răng bị viêm nhiễm thì cần điều trị nội nha trước rồi mới tiến hành trám răng.

Có một số trường hợp sâu răng gây áp xe xương ổ răng, viêm tủy nặng mà không có biện pháp điều trị thì bác sĩ buộc phải tiến hành nhổ bỏ răng để tránh vết sâu lây lan gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh và tránh gây biến chứng đến răng vĩnh viễn mọc sau này. 

Nhổ răng sâu nặng

4. Phòng ngừa sâu răng cho trẻ như thế nào?

Để phòng ngừa sâu răng cho trẻ từ những ngày đầu, cha mẹ nên lưu ý một số điều sau đây:

4.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

- Cha mẹ nên bắt đầu vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay khi răng mới bắt đầu mọc để trẻ làm quen với khoang miệng lúc nào cũng được sạch sẽ.

- Tập cho trẻ thói quen chải răng vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, nên khuyến khích trẻ vệ sinh răng miệng trong vòng 30 phút sau mỗi bữa ăn.

- Với trẻ từ 18 tháng - 6 tuổi, cha mẹ nên cho bé dùng bàn chải đánh răng nhỏ phù hợp với khoang miệng và có thể là bàn chải mang hình thù mà bé yêu thích để khuyến khích trẻ vệ sinh răng miệng.

- Thay bàn chải đánh răng đình kỳ 3-4 tháng/ 1 lần để đảm bảo vi khuẩn không tích tụ tấn công gây sâu răng.

4.2. Hạn chế cho trẻ ăn vặt

Thực phẩm mà bé tiêu thụ mỗi ngày là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng, đặc biệt là các loại bánh kẹo, thức ăn nhanh,... là những thực phẩm gây ảnh hưởng rất xấu đến răng miệng. 

Do đó, cha mẹ nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh phù hợp dành cho trẻ:

- Với trẻ dưới 4 - 6 tháng tuổi: Chỉ càn dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức.

- Với trẻ trên 6 tháng và dưới 1 tuổi: Tránh cho trẻ uống sữa có đường hoặc nước ép trái cây.

- Với trẻ trên 1 tuổi: Cho trẻ ăn uống những thực phẩm ít đường và ít tinh bột.

Hạn chế cho trẻ ăn vặt

4.3. Thăm khám định kỳ

Cha mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để đảm bảo sức khoẻ răng miệng của bé được kiểm tra thường xuyên. Lúc này, bác sĩ sẽ có thể kịp thời khắc phục và điều trị các bệnh lý răng miệng kịp thời nếu có để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng về sau.

Vậy với những thông tin mà Nha khoa Quốc tế BIK đã tổng hợp phía trên, hy vọng cha mẹ đã tìm được phương pháp trẻ bị đau răng sâu phải làm sao. Tuy nhiên, trường hợp nếu răng sâu đã tiến triển nặng, trẻ thường xuyên có cảm giác mệt mỏi hoặc phát sốt thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể về cách điều trị, tránh vết sâu lan rộng và tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.