Trám Răng Có Đau Không? Lưu Ý Gì Sau Khi Trám Răng?
Trám răng là giải pháp hoàn toàn tối ưu khi có nhu cầu phục hình những chiếc răng bị thưa hay sứt mẻ do chấn thương không mong muốn. Đặc biệt trám răng còn là một trong những phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả và nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chần chừ chưa tiến hành trám răng vì lo lắng liệu trám răng có đau không?
Thực tế, quá trình trám răng được diễn ra hết sức nhẹ nhàng và không gây đau đớn nếu được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao cùng với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại tại cơ sở nha khoa uy tín.
Việc vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng và không đúng cách sẽ để lại những mảng bám thức ăn trên bề mặt răng hay trong các kẽ răng. Lâu dần, vi khuẩn từ các mảng bám sẽ phát triển và tấn công mạnh mẽ đến men răng và hình thành những vệt sâu răng có màu đen. Tình trạng nghiêm trọng nhất là vi khuẩn sẽ tấn công sâu vào tủy răng gây viêm tủy răng
.
Với tình trạng sâu răng nhẹ được phát hiện kịp thời, bác sĩ sẽ chỉ định trám lại răng sâu để ngăn chặn sự lây lan và tấn công của vi khuẩn. Không chỉ vậy, việc trám răng sâu sẽ mang lại những lợi ích như:
– Tái tạo lại hình dáng răng, giúp khôi phục thẩm mỹ ->> Xem thêm: Trám Răng Là Gì
? Nên Trám Răng Khi Nào?
Trám răng
tuy là kỹ thuật khá đơn giản và phổ biến nhưng không phải trường hợp răng miệng nào cũng có thể thực hiện trám răng. Thông thường, trám răng thường được áp dụng với các trường hợp sau:
Sâu răng
là bệnh răng miệng phổ biến do hấp thụ quá nhiều đường và tinh bột mà khi vệ sinh răng không thể làm sạch triệt để. Biểu hiện của sâu răng là xuất hiện các vệt đen nhỏ li ti trên bề mặt răng, vi khuẩn trong các vệt đen sẽ tấn công cấu trúc của răng đến khi răng bị hư và không giữ lại được.
Phương pháp trám răng sâu thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp răng chỉ mới bị sâu và lỗ sâu nhỏ. Trám răng bị sâu cần phải có thêm bước nạo sạch phần mô răng bị sâu, sau đó lỗ hở sẽ được lấp đầy bằng vật liệu trám răng chuyên dụng.
Răng thường bị gãy vỡ, sứt mẻ do một vài tai nạn không mong muốn, việc này ảnh hưởng khá lớn đến khả năng ăn nhai. Trường hợp răng cửa bị sứt mẻ còn gây mất thẩm mỹ của khuôn mặt. Tuy nhiên, với trường hợp răng bị sứt mẻ quá 1/3 thì rất khó có thể phục hình bằng phương pháp trám răng.
Răng thưa là tình trạng các răng nằm tại các vị trí cách xa nhau trên cung hàm làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của toàn thể khuôn mặt và đặc biệt tại vùng răng cửa. Vì vậy, trám răng cửa thưa là phương pháp thẩm mỹ giúp hàm răng trở nên khít sát, thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, nếu khoảng thưa răng quá lớn, vết trám răng sẽ trở nên to và mất cân đối nên phương pháp trám răng thưa thường được chỉ định đối với trường hợp khoảng hở giữa các răng nhỏ hơn 2mm.
Cần phải tiến hành trám lại răng để đảm bảo vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập và tấn công lại vào lỗ hở của răng do miếng trám thông thường chỉ có tuổi thọ khoảng vài năm.
Dấu hiệu nhận biết khi bị mòn cổ chân răng là xuất hiện vết khuyết hình chêm ngay vị trí tiếp xúc giữa răng và nướu. Lý do là vì sử dụng bàn chải lông cứng và thao tác chải răng không đúng cách trong quá trình vệ sinh răng miệng hằng ngày. Phương pháp trám răng thường được chỉ định với tình trạng vết khuyết còn nông, trường hợp vết khuyết đã ăn sâu vào răng ảnh hưởng đến tủy thì trám răng là không hiệu quả. ->> Xem thêm: Trám răng thưa
giữ được bao lâu? Trám răng có đau không? Thực tế trám răng là một kỹ thuật rất đơn giản và nhanh chóng. Bác sĩ sẽ tiến hành đổ các vật liệu trám vào những lỗ hở trên răng, sau một thời gian chúng sẽ đông cứng lại và hoàn toàn không gây bất kì cảm giác khó chịu nào. Vì vậy nếu thực hiện trám răng mẻ, răng thưa thì chắc chắn sẽ không gây đau đớn.
Đối với trường hợp răng sâu, trước khi trám răng cần phải nạo bỏ phần mô răng bị sâu nên sẽ có cảm giác hơi đau nhức. Tuy nhiên, trong quá trình này sẽ có sự hỗ trợ của thuốc tê cùng với công nghệ máy móc hiện đại nên ca trám răng sẽ được diễn ra hết sức nhẹ nhàng đồng thời mang lại cảm giác thoải mái nhất có thể cho khách hàng. Do đó, nên trám răng ngay khi phát hiện có những vết sâu răng, càng để lâu thì vết sâu sẽ càng lan rộng khiến cho việc điều trị gặp khó khăn nhiều hơn.
Dù vậy nhưng trám răng có đau không còn phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
Trường hợp răng càng bị phá hủy nặng, tủy đã bị tổn thương thì việc trám răng có thể sẽ càng gây đau đớn. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ gây tê trước khi trám răng để giảm đau và cơn đau cũng sẽ không kéo dài quá lâu.
Đối với những người không có cơ địa quá nhạy cảm thì sự khó chịu khi trám răng là bình thường. Ngược lại, những người có cơ địa nhạy cảm thì có thể dễ dàng cảm thấy đau nhức dù chỉ tác động nhẹ
Nếu lựa chọn vật liệu trám răng kém chất lượng thì không chỉ tạo cảm giác khó chịu trong quá trình trám răng mà sau khi trám răng, khoang miệng có thể bị kích ứng dẫn đến đau nhức.
Tay nghề của bác sĩ là yếu tố quyết định phần lớn hiệu quả của ca trám răng. Nếu bác sĩ có uy tín tốt, trình độ cao thì sẽ mang lại cảm giác thoải mái, yên tâm hơn cho bệnh nhân. ->> Xem thêm: Trám Răng Bao Nhiêu Tiền
Hiện Nay?
Các bước trám răng sẽ được diễn ra một cách nhẹ nhàng và chỉ mất từ 15-30 phút để miếng trám cố định tại vùng răng bị tổn thương.
Đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng sâu răng, xác định kích thước và mức độ của lỗ sâu cũng như tư vấn một số loại vật liệu dùng để trám răng. Đồng thời, khách hàng cũng sẽ được lựa chọn màu sắc của miếng trám.
Mảng bám hay cao răng sẽ được loại bỏ sạch sẽ trước khi gây tê, đồng thời bác sĩ sẽ cách ly răng chuẩn bị trám với môi, nướu và khoang miệng để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng. Đối với trường hợp răng sâu, mô răng sâu sẽ được cạo sạch triệt để trước khi trám răng.
Vật liệu dùng để trám răng sẽ được đổ vào lỗ cần trám. Ban đầu vật liệu sẽ ở dạng lỏng, sau khoảng 40 giây chiếu laser sẽ đông cứng lại do có phản ứng quang trùng hợp.
Bác sĩ sẽ loại bỏ phần vật liệu trám dư thừa và đánh bóng lại bề mặt để vết trám không gây cộm cấn, khó chịu.
Tình trạng trám răng rồi bị sâu lại là hoàn toàn có thể xảy ra và đây là biến chứng sau khi trám răng. Lý do khiến tình trạng này xảy ra là quy trình thực hiện trám răng không đúng hoặc sai kỹ thuật. Các mô răng sâu không được làm sạch triệt để khiến các mô răng khỏe mạnh còn lại tiếp tục bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng lại. Ngoài ra, kỹ thuật trám răng không được đảm bảo thì miếng trám rất dễ bị bong tróc và vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công phá hủy răng một lần nữa. Tình trạng trám răng rồi bị sâu lại là hoàn toàn có thể xảy ra và đây là biến chứng sau khi trám răng.
Việc thực hiện trám răng tại nha khoa kém chất lượng thì sẽ có các rủi ro như bác sĩ thiếu kinh nghiệm, thực hiện sai kỹ thuật,.. từ đó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về sau. Chính vì vậy, lưu ý lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, có đủ các điều kiện sau đây để đảm bảo quy trình trám răng sâu được diễn ra an toàn, không gây đau nhức:
Bác sĩ là người quyết định kết quả của mỗi ca trám răng sâu. Vậy nên bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ có những thao tác nhanh nhẹn nhưng vẫn chính xác, giúp bệnh nhân tiết kiệm được thời gian nhưng vẫn mang lại sự an toàn và hiệu quả về lâu dài.
Quá trình trám răng sẽ có sự hỗ trợ của công nghệ, máy móc hiện đại để giúp việc trám răng diễn ra nhanh chóng và mang lại hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất tiện nghi sang trọng tại nha khoa còn giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng cũng như mang lại cảm giác thoải mái trong suốt quá trình thăm khám và điều trị.
Nếu nhận được sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình của các bác sĩ, phụ tá thì bạn sẽ có cảm giác tin tưởng, an tâm hơn trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ trám răng sâu
Giá cả của các dịch vụ tại nha khoa phải được công khai một cách minh bạch, rõ ràng để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn dịch vụ với mức chi phí mong muốn.
Để nâng cao tuổi thọ của miếng trám răng, cần lưu ý tuân theo những điều dưới đây:
Dù trong quá trình trám răng sẽ không có bất kỳ cảm giác đau đớn gì nhưng sau khi hết thuốc tê răng sẽ bị ê buốt đôi chút. Lúc này, nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau để khách hàng cảm thấy dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, trong khoảng 2 giờ đầu không nên ăn uống gì để vật liệu trám có thể đông cứng lại. Sau thời gian đó, quá trình ăn nhai có thể diễn ra bình thường mà không mang lại cảm giác khó chịu nào.
Nên tránh các thực phẩm dai, cứng ít nhất trong vòng 2 ngày và hạn chế sử dụng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh tình trạng ê buốt răng. Đồng thời, nên tránh các loại đồ uống sẫm màu như cà phê, trà,.. để vết trám không bị ố vàng, đổi màu.
Nên chải răng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm với lực vừa phải để tránh miếng trám bị mài mòn. Lưu ý sử dụng kem đánh răng chứa Flour để hỗ trợ răng chắc khỏe hơn. Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ vụn thức ăn thừa trong kẽ răng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Vậy với tất cả những thông tin đã cung cấp phía trên, Nha khoa Quốc tế BIK hi vọng khách hàng đã có được câu trả lời cho câu hỏi Trám răng có đau không. Nhìn chung, sẽ không có bất kỳ cảm giác đau đớn nào trong suốt quá trình trám răng nếu kỹ thuật được thực hiện tại nha khoa chuyên nghiệp, uy tín. 1. Tại sao nên trám răng?
– Mang đến hiệu quả ăn nhai tốt hơn
– Khắc phục nhanh chóng tình trạng đau nhức răng
– Ngăn ngừa nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm
2.1. Răng sâu
2.2. Răng mẻ
2.3. Trám răng thưa
2.4. Trám răng thay thế vết trám cũ
2.5. Mòn cổ chân răng
3. Trám răng có đau không?
3.1. Tình trạng răng
3.2. Cơ địa mỗi người
3.3. Vật liệu trám răng
3.4. Tay nghề bác sĩ
4.1. Thăm khám tổng quát
4.2. Gây tê
4.3. Tiến hành trám răng
4.4. Đánh bóng
5. Trám răng rồi có bị sâu lại không?
6. Chọn nha khoa uy tín trám răng không đau
6.1. Bác sĩ có chuyên môn cao
6.2. Trang bị máy móc hiện đại
6.3. Dịch vụ chăm sóc khách hàng
6.4. Chi phí phù hợp
7. Lưu ý sau khi trám răng
7.1. Làm theo chỉ định của bác sĩ
7.2. Ăn uống
7.3. Vệ sinh răng miệng