Trám răng thưa dường như là giải pháp phục hình thẩm mỹ tối ưu và tiết kiệm nhất đối với những trường hợp các răng bị thưa với một khoảng cách nhất định. Trường hợp không cần phải điều trị những bệnh lý răng miệng khác trước khi trám răng, khách hàng sẽ chỉ mất khoảng 15 phút tại nha khoa để khắc phục khuyết điểm của hàm răng, giúp răng đều đẹp, khít sát hơn.
1. Trám răng thưa là gì?
Răng cửa thưa là tình trạng khoảng cách giữa các răng khá lớn do răng mọc lệch, mọc ngầm, do ảnh hưởng từ các bệnh lý răng miệng, do đánh răng không đúng cách,… Để khắc phục tình trạng này và mang lại sự tự tin khi nở nụ cười, trám răng thẩm mỹ được cho là giải pháp tối ưu nhất.
Trám răng thưa là một kỹ thuật khá đơn giản và phổ biến, khi áp dụng kỹ thuật này, khoảng trống giữa các răng sẽ được lấp đầy bằng vật liệu chuyên dụng. Răng sau khi được trám sẽ mang lại tính thẩm mỹ cao hơn nhưng vẫn không gây đau đớn, khó chịu hay ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai bình thường.
2. Có nên trám răng thưa?
Trám răng thưa không chỉ nâng cao tính thẩm mỹ cho hàm răng mà còn mang đến nhiều lợi ích khác:
– Cải thiện thẩm mỹ một cách nhanh chóng và hiệu quả
– Bảo tồn răng thật
– Chi phí hợp lí
– Cải thiện khả năng ăn nhai hiệu quả
– Giảm thiểu tình trạng thức ăn bám vào kẽ răng
– Ngăn chặn được nguy cơ mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,…
Vậy trám răng thưa là giải pháp tối ưu nhất khi muốn khắc phục tình trạng răng thưa kẽ hở. Tuy nhiên, đối với những trường hợp khoảng cách giữa các răng là quá lớn thì trám răng sẽ không còn mang lại hiệu quả như mong muốn, lúc này, khách hàng sẽ được tư vấn phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ. Do nếu khoảng cách giữa các răng quá lớn sẽ gây mất cân đối thẩm mỹ và miếng trám cũng sẽ dễ dàng bị bong ra nên phương pháp trám răng thưa thường được chỉ định đối với trường hợp khoảng hở giữa các răng nhỏ hơn 2mm.
->> Xem thêm: Trám răng có đau không?
3. Vật liệu trám răng thưa
Do hầu hết các trường hợp cần trám răng thưa là để nâng cao thẩm mỹ ở vị trí răng cửa nên một số vật liệu sau đây thường được sử dụng để mang lại kết quả như mong muốn:
3.1. Trám răng thưa bằng composite
Composite (Nhựa tổng hợp nha khoa) là hỗn hợp gồm các hạt nhựa và thủy tinh mịn và là loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Sở dĩ được sử dụng để trám răng thưa ở những vị trí có thể nhìn thấy được là vì Composite có màu trắng ngà như răng thật nên sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, vật liệu này có khả năng tương thích sinh học cao với cơ thể nên hoàn toàn an toàn, lành tính. Tuy nhiên, Composite có đặc điểm sẽ dần co lại sau khi trám nên dần dần sẽ xuất hiện những lỗ hổng nhỏ và chỗ trám chỉ duy trì được khoảng 5 năm. Composite cũng không có khả năng chịu được lực ăn nhai quá lớn.
3.2. Vật liệu Sứ
Trám răng bằng sứ Inlay – Onlay cũng là một kỹ thuật khá phổ biến hiện nay, phù hợp với trường hợp răng bị sứt mẻ lớn. Răng trám sứ có tuổi thọ trung bình lên đến 10 năm và có màu sắc giống như răng thật nên mang lại tính thẩm mỹ rất cao. Bên cạnh đó, vật liệu sứ cũng có khả năng chống bám bẩn và ăn mòn rất tốt.
->> Xem thêm: Trám Răng Bao Nhiêu Tiền Hiện Nay?
Trám răng sâu bao nhiêu tiền?
4. Trám răng thưa giữ được bao lâu?
Độ bền của miếng trám răng bao lâu còn phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:
4.1. Vật liệu trám răng
Vật liệu trám răng được cho là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tuổi thọ của miếng trám. Thông thường, mỗi loại vật liệu sẽ có độ bền khác nhau. Cụ thể, Composite thường có tuổi thọ khoảng 2-3 năm do dễ bị đổi màu và ngấm nước bọt tạo mùi khó chịu cho hơi thở. Vật liệu sứ có tuổi thọ cao hơn, khoảng 15-20 năm và giá thành cũng cao hơn.
4.2. Tay nghề bác sĩ
Trám răng thưa tuy là kỹ thuật khá đơn giản nhưng nếu được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn kém, chưa có nhiều kinh nghiệm, thao tác không đúng kỹ thuật cũng sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của miếng trám. Bên cạnh đó, nếu cơ sở nha khoa không đầu tư công nghệ hiện đại để hỗ trợ thì chất lượng miếng trám cũng sẽ không được đảm bảo.
4.3. Tình trạng răng cần trám
Trường hợp răng nếu phải điều trị tủy thì tuổi thọ miếng trám cũng sẽ không giữ được lâu như răng chỉ bị tổn thương nhẹ, không ảnh hưởng đến tủy.
4.4. Cách chăm sóc răng miệng sau khi trám
Cách chăm sóc răng miệng sau khi trám cũng góp phần duy trì tuổi thọ của miếng trám. Nếu biết sử dụng bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa đúng cách để không ảnh hưởng đến miếng trám nhưng vẫn đạt được hiệu quả vệ sinh răng miệng tối đa thì miếng trám răng sẽ đạt được tuổi thọ tối đa.
5. Quy trình trám răng thưa
Quy trình trám răng thưa khá đơn giản và chỉ cần đến nha khoa một lần để hoàn thành quy trình. Chỉ sau khoảng 15 phút, khách hàng đã có thể sở hữu một nụ cười tự tin với hàm răng đều đẹp.
5.1. Thăm khám và tư vấn
Đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng răng bị thưa, xác định cũng như tư vấn một số loại vật liệu dùng để trám răng.
5.2. Gây tê
Khoang miệng sẽ được vệ sinh kỹ lưỡng trước khi được gây tê cục bộ tại vị trí cần trám để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Đối với trường hợp răng sâu, mô răng sâu sẽ được cạo sạch triệt để trước khi trám răng.
5.3. Trám răng
Vật liệu dùng để trám răng sẽ được đổ vào lỗ cần trám. Ban đầu vật liệu sẽ ở dạng lỏng, sau khoảng 40 giây chiếu laser sẽ đông cứng lại do có phản ứng quang trùng hợp.
5.4. Đánh bóng răng
Bác sĩ sẽ loại bỏ phần vật liệu trám dư thừa và đánh bóng lại bề mặt để vết trám không gây cộm cấn, khó chịu và đảm bảo tính thẩm mỹ tối đa.
6. Cách chăm sóc răng sau khi trám răng thưa
Quá trình chăm sóc răng sau khi trám đóng vai trò khá quan trọng nhằm kéo dài tuổi thọ của miếng trám:
6.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Nên sử dụng bàn chải lông mềm để vệ sinh răng miệng mỗi ngày ít nhất 2 lần, có thể kết hợp với chỉ nha khoa để loại bỏ triệt để vụn thức ăn có trong kẽ răng. Lưu ý cần chải răng nhẹ nhàng và không được chải mạnh ở chỗ mới trám để tránh miếng trám bị bong tróc.
6.2. Chế độ ăn uống hợp lý
– Cần đợi khoảng 2 tiếng sau khi trám mới có thể ăn uống bình thường vì dù đã được chiếu Laser nhưng miếng trám vẫn cần thời gian để cứng lại hoàn toàn
– Không ăn các loại thức ăn cứng, dai để tránh miếng trám bị biến dạng, bong tróc do dùng lực nhai quá lớn. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế sử dụng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh ngay sau khi trám vì có thể sẽ khiến răng ê buốt
– Hạn chế các loại thực phẩm có màu sẫm như cà phê, trà để tránh làm đổi màu miếng trám
Vậy trám răng là giải pháp đơn giản và phổ biến nhất đối với tình trạng răng bị thưa gây mất thẩm mỹ cho nụ cười mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải trường hợp răng thưa nào cũng có thể thực hiện trám răng nên bạn vẫn cần sự tư vấn của bác sĩ tại nha khoa để lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất đối với mỗi tình trạng răng miệng.