VN

Theo Thời Gian Răng Sứ Có Bị Xỉn Màu Không?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Răng sứ có bị xuống màu không?
2. Nguyên nhân khiến răng sứ bị xuống màu, ố vàng
3. Răng sứ bị xuống màu thì phải làm sao?
4. Cách chăm sóc răng sứ không bị xuống màu?

rang-su-co-bi-xuong-mau-khong

Việc phục hình thẩm mỹ cho răng bị sứt, mẻ, ố vàng,... bằng phương pháp bọc răng sứ là rất phổ biến hiện nay. Mang đến hàm răng trắng sáng, đều đẹp chỉ sau vài ngày, nhiều người thắc mắc liệu răng sứ có bị xuống màu không? Cùng Nha khoa quốc tế BIK tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!

1. Răng sứ có bị xuống màu không?

rang-su-co-bi-xuong-mau-khong

Sở dĩ răng thật bị xỉn màu, ố vàng là vì bề mặt men răng có nhiều lỗ nhỏ li ti khiến màu của thực phẩm dễ bị bám lại và khiến răng bị đổi màu. Nhưng bề mặt răng sứ được làm nhẵn và kín hoàn toàn, thậm chí còn được phủ một lớp men chống nhiễm màu và nhiễm khuẩn công nghệ cao.

Do đó, theo lý thuyết thì răng sứ sẽ không thể bị xuống màu theo thời gian. Tuy nhiên, trên thực tế thì không ít khách hàng gặp phải trường hợp răng sứ bị đổi màu sau một thời gian sử dụng, thậm chí còn mất thẩm mỹ hơn cả răng thật. 

2. Nguyên nhân khiến răng sứ bị xuống màu, ố vàng

Trong quá trình sử dụng, tình trạng răng sứ bị xỉn màu xuất hiện có thể là do các nguyên nhân sau:

  2.1. Do loại răng sứ

Răng sứ bị xuống màu sau một thời gian sử dụng có thể là do vật liệu chế tạo mão sứ kém chất lượng. Việc sử dụng phải các loại răng sứ này thì màu sắc của răng sứ rất dễ bị xuống cấp sau khi phục hình vì độ bền và độ tinh khiến không được đảm bảo. Ngoài ra, răng sứ kém chất lượng còn làm tăng nguy cơ bị bể, vỡ trong quá trình ăn nhai thông thường.

Chính vì vậy, khách hàng nên lựa chọn bọc răng sứ ở những cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng, sử dụng vật liệu chính hãng và có thẻ bảo hành rõ ràng.

  2.2. Do cách chăm sóc răng sứ

nguyen-nhan-khien-rang-su-bi-xuong-mau

Về mặt lý thuyết, răng sứ có thể không bị nhiễm màu thực phẩm là vì lớp men bề mặt được chế tác rất nhẵn và mịn. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc tốt trong quá trình sử dụng thì lớp men bên ngoài vẫn có thể bị bào mòn. Lúc này, các rãnh, lỗ nhỏ li ti sẽ bắt đầu xuất hiện như răng thật, từ đó sẽ dần xuống màu theo thời gian.

  2.3. Do răng sứ bị lộ keo

Răng sứ sẽ được gắn sát khít với nướu và cùi răng thật bằng một loại keo dán chuyên dụng. Theo thời gian, nướu có thể bị tụt xuống do quá trình lão hóa tự nhiên, lúc này, lớp keo có thể bị tụt ra ngoài. Vậy nên có những trường hợp răng sứ vẫn sở hữu độ trắng sáng hoàn hảo nhưng phần keo bị lộ ra ngoài khiến màu thực phẩm dễ dàng bám dính và gây ố vàng.

  2.4. Do chấn thương

Không ai có thể lường trước những tai nạn gây chấn thương không mong muốn trong cuộc sống hằng ngày. Khi gặp chấn thương, va đập mạnh thì phần cùi răng thật bên trong có thể bị tác động dẫn đến chảy máu. Lúc này, có thể sẽ nhìn thấy được máu từ bên ngoài thông qua lớp răng giả.

  2.5. Do sử dụng quá lâu

Răng sứ thông thường cũng có tuổi thọ khá cao nhưng trên thực tế sử dụng được bao lâu còn phụ thuộc nhiều vào chế độ chăm sóc răng miệng cũng như thói quen hằng ngày. Đặc biệt việc hút thuốc lá thường xuyên gây ảnh hưởng rất lớn đến thời gian sử dụng răng sứ. Bởi chất Nicotin sẽ gây ố vàng và làm răng không còn được trắng sáng như ban đầu chỉ sau một thời gian ngắn.

3. Răng sứ bị xuống màu thì phải làm sao?

rang-su-bi-xuong-mau-phai-lam-sao

Theo các chuyên gia, không thể áp dụng phương pháp tẩy trắng răng cho trường hợp răng sứ bị xuống màu nên sau đây là cách để cải thiện tình trạng trên hiệu quả nhất:

  3.1. Chú ý vệ sinh răng miệng

Chải răng bằng bàn chải lông mềm ít nhất 3 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn.

Sử dụng bàn chải lông mềm cùng lực chải vừa đủ để tránh làm nướu bị tổn thương.

Kết hợp dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng giúp loại bỏ các vụn thức ăn nằm sâu trong kẽ răng, hay ở các răng trong cùng để đảm bảo làm sạch khoang miệng.

  3.2. Thay răng sứ mới

Vệ sinh răng miệng chỉ là biện pháp giúp kéo dài thời gian răng sứ bị chuyển màu nặng hơn. Tuy nhiên, đối với các răng sứ bị hư tổn nặng, lộ keo làm đổi màu răng thì biện pháp duy nhất là thay răng sứ mới. Đây là cách duy nhất và hiệu quả nhất giúp khách hàng nhanh chóng sở hữu lại một hàm răng trắng sáng. 

4. Cách chăm sóc răng sứ không bị xuống màu

cach-cham-soc-rang-su

Để răng sứ giữ nguyên được màu sắc trắng sáng trong thời gian lâu nhất có thể, khách hàng nên lưu ý một số điều sau đây:

  4.1. Chăm sóc răng đúng cách

Chải răng với bàn chải lông mềm có kích thước phù hợp với khuôn miệng và sử dụng lực chải vừa đủ nhằm tránh làm răng sứ bị trầy xước.

Không sử dụng kem đánh răng có tính mài mòn cao cũng như loại kem đánh răng chuyên tẩy trắng răng. Các sản phẩm này sẽ ăn mòn lớp nhẵn bóng bên ngoài của răng sứ, từ đó sẽ dễ bị bám màu và ố vàng.

Các loại nước súc miệng có cồn có thể làm mềm và làm lỏng keo gắn cố định mão răng sứ. Từ đó mà vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào thân răng, gây tổn thương khiến răng đổi màu.

Tái khám định kỳ 4 - 6 tháng một lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng sứ.

  4.2. Hạn chế một số thực phẩm nhất định

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến màu sắc răng sứ khá nhiều. Theo đó, để đảm bảo răng sứ không bị xuống màu thì khách hàng nên hạn chế một số thức ăn dẻo, dai và có màu như socola, kẹo dẻo,... Ngoài ra, các loại thức uống có ga, có màu sẫm cũng có thể khiến răng sứ bị đổi màu.

Vậy răng sứ có bị xuống màu không phụ thuộc khá nhiều vào chế độ vệ sinh và chăm sóc răng miệng của mỗi người. Để đảm bảo răng sứ được sử dụng là chính hãng và có chất lượng cao, khách hàng nên lựa chọn thực hiện bọc răng sứ tại các cơ sở nha khoa uy tín, có giấy phép hoạt động rõ ràng.