Răng lung lay khi niềng là việc không ai mong muốn nhưng vẫn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do bác sĩ thiếu kinh nghiệm điều trị. Để ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng, khách hàng cần phải đến cơ sở nha khoa uy tín được trang bị máy móc, công nghệ hiện đại đồng thời sở hữu đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao thì mới có thể đảm bảo điều trị hiệu quả, an toàn.
1. Nguyên nhân khiến răng lung lay khi niềng
Trên thực tế, cơ chế niềng răng hoạt động dựa trên lực kéo của các khí cụ chỉnh nha như dây cung, mắc cài để giúp các răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Vì vậy nên việc khách hàng cảm thấy răng hơi lung lay khi niềng răng không phải là chuyện quá bất thường và cần lo lắng. Vì khi lực tác động thì việc răng bị lệch hoặc khấp khểnh di chuyển về vị trí mới là tất nhiên. Từ đó, một bên xương ổ răng sẽ bị tiêu tạm thời trong khi bên còn lại dày để làm răng chạy.
Ngược lại, nếu tình trạng ê ẩm, răng lung lay khi niềng diễn ra lâu kèm theo những cơn đau, hoàn toàn không còn cảm giác nữa thì khách hàng cần đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và khắc phục kịp thời. Một vài nguyên nhân cho tình trạng này có thể kể đến như sau:
1.1. Kế hoạch chỉnh nha sai lệch
Kết quả chỉnh nha cuối cùng sẽ bị ảnh hưởng bởi kế hoạch niềng răng mà bác sĩ đưa ra ngay từ đầu. Vì vậy, trình độ của bác sĩ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra phác đồ đồng thời kiểm soát được quá trình niềng răng diễn ra theo đúng kế hoạch.
Nếu bác sĩ chẩn đoán sai tình trạng răng, lên phác đồ điều trị không chính xác thì sẽ rất khó để đạt được kết quả như mong muốn, thậm chí còn khiến răng bị sai lệch nhiều hơn hoặc lung lay, ê đau khi gắn khí cụ niềng răng.
1.2. Bác sĩ niềng răng không đúng kỹ thuật
Khi bác sĩ thực hiện gắn mắc cài, dây cung cần đảm bảo đúng quy trình và kỹ thuật để đảm bảo lực kéo của các khí cụ được điều chỉnh phù hợp với tình trạng răng. Lực kéo quá ít sẽ không mang lại hiệu quả cao nhưng nếu quá mạnh sẽ khiến răng bị lung lay khi niềng và làm răng yếu đi. Thậm chí nhiều trường hợp còn bị bật chân răng hoặc các răng bị chèn ép, xô đẩy, lung lay.
1.3. Chưa điều trị bệnh lý răng miệng
Bước đầu tiên của mỗi quy trình niềng răng là thăm khám và tư vấn. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện các bước kiểm tra tổng quát cần thiết để xác định tình trạng sức khỏe răng miệng. Nếu có bất kỳ bệnh lý răng miệng nào như sâu răng
, viêm nướu, viêm nha chu,… thì cần phải điều trị dứt điểm trước khi niềng.
Nếu không được điều trị dứt điểm, vi khuẩn có thể phát triển mạnh hơn tấn công đến răng, nướu gây gián đoạn và ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha. Đây cũng là nguyên nhân khiến răng bị yếu đi và có thể bị lung lay.
1.4. Tháo mắc cài niềng răng quá sớm
Trường hợp nếu răng chưa được cố định vững chắc ở vị trí mới mà bác sĩ đã chỉ định tháo mắc cài thì có thể dẫn đến tình trạng răng bị lung lay. Lúc này, chân răng chưa thật sự chắc khỏe và còn có xu hướng chạy về vị trí cũ làm ảnh hưởng đến kết quả của quá trình chỉnh nha.
1.5. Do thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt và chăm sóc răng miệng sau khi gắn mắc cài cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc răng bị lung lay khi niềng. Theo đó, nếu khách hàng không có chế độ ăn uống hợp lý cũng như thực hiện việc vệ sinh răng miệng đúng cách thì có thể làm bật mắc cài, dây cung khiến răng bị yếu đi và lung lay.
1.6. Do nền răng yếu
Đối với những người có răng bị yếu sẵn thì việc thực hiện niềng răng sẽ khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn vì răng phải chịu tác động của lực lớn trong thời gian dài. Nếu bác sĩ không cẩn thận, dây cung, mắc cài có thể khiến răng trở nên nhạy cảm hơn và bị lung lay.
2. Răng lung lay khi niềng có nguy hiểm không?
Tình trạng răng bị lung lay khi niềng mà không được khắc phục kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Trường hợp bác sĩ thực hiện niềng răng sai kỹ thuật có thể khiến xương hàm bị đau trong thời gian dài hoặc tủy bị tổn thương. Điều này làm răng trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị ê buốt khi ăn uống.
– Nếu bác sĩ sử dụng lực siết quá mạnh có thể khiến xương răng bị tiêu biến, tụt lợi khi niềng răng dẫn đến sai lệch khớp cắn nếu không được khắc phục kịp thời.
– Răng bị lung lay làm ảnh hưởng đến việc nghiền nát thức ăn nên dạ dày và hệ tiêu hóa có thể trở nên nhạy cảm hơn.
– Răng lung lay khi niềng khiến người bệnh dễ bị mắc các bệnh lý răng miệng khác hơn vì quá trình vệ sinh răng miệng gặp khó khăn.
– Răng lung lay có thể dẫn đến răng bị gãy rụng sớm, đồng thời cũng dễ bị gãy vỡ hơn vì phải chịu lực lớn từ dây cung, mắc cài.
3. Khắc phục tình trạng răng lung lay khi niềng
Răng bị lung lay khi niềng là việc không ai mong muốn nhưng nếu chẳng may gặp phải tình trạng này thì khách hàng có thể xử lý bằng những cách sau:
– Trường hợp răng bị lung lay do các bệnh lý răng miệng chưa được điều trị dứt điểm dẫn đến mức độ nặng hơn trong quá trình chỉnh nha thì bác sĩ sẽ đưa ra phương án thích hợp đồng thời điều chỉnh lực kéo phù hợp hơn.
– Nếu răng bị lung lay quá nặng thì buộc phải nhổ bỏ, trồng lại răng mới và bắt đầu niềng răng lần 2.
Nhìn chung, cách duy nhất để khắc phục tình trạng răng bị lung lay khi niềng là gặp bác sĩ. Khách hàng nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao cùng nhiều năm kinh nghiệm để việc điều trị trở nên hiệu quả và an toàn hơn.
4. Chăm sóc răng miệng đúng cách khi niềng răng
Để hạn chế tất cả những vấn đề có thể xảy ra khi niềng răng, khách hàng nên lưu ý thực hiện việc chăm sóc răng miệng đúng cách:
4.1. Chọn bàn chải và kem đánh răng
Khách hàng nên sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm, kích thước vừa với miệng để đầu bàn chải có thể thuận lợi len lõi sâu vào răng hàm bên trong. Khi đang trong quá trình niềng răng, bàn chải kẽ hay bàn chải điện là sự lựa chọn tối ưu nhất.
Ngoài ra, khách hàng nên lựa chọn kem đánh răng có tính mài mòn thấp và chứa fluoride để hỗ trợ răng chắc khỏe. Các loại kem đánh răng làm trắng có tính mài mòn cao không phù hợp khi niềng răng.
4.2. Đánh răng đúng cách
Khách hàng nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn. Nguyên tắc khi chải răng là đánh tất cả mặt răng, mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. Lưu ý nghiêng bàn chải tạo thành góc 45 độ giúp lông bàn chải làm sạch được các rãnh lợi.
Hãy nhớ vệ sinh cả lưỡi vì đó là nơi tập trung đến 70% vi khuẩn, chải lưỡi sạch sẽ giúp loại bỏ được mùi hôi khó chịu trong hơi thở.
4.3. Dùng chỉ nha khoa và máy tăm nước
Ngoài sử dụng bàn chải đánh răng, khách hàng có thể kết hợp dùng chỉ nha khoa và máy tăm nước để tăng hiệu quả làm sạch. Các vụn thức ăn dù nhỏ nhất bên trong các kẽ răng mà bàn chải không thể nào chạm tới được sẽ được loại bỏ hoàn toàn bởi 2 dụng cụ này.
Vậy răng lung lay khi niềng là tình trạng không ai mong muốn và xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do bác sĩ thiếu kinh nghiệm khiến lực tác động vào răng quá nhiều. Muốn khắc phục thì biện pháp duy nhất là khách hàng nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, đồng thời được hỗ trợ bởi thiết bị, máy móc hiện đại để được kiểm tra và điều trị kịp thời.