VN

Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Răng Bị Lung Lay

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Răng bị lung lay có nguy hiểm không?
2. Nguyên nhân khiến răng bị lung lay
3. Răng hàm bị lung lay phải làm sao?
4. Cách ngăn ngừa răng lung lay

Hiện tượng răng bị lung lay ở người trưởng thành là một điều đáng lo ngại, nếu không điều trị kịp thời thì răng có thể bị gãy rụng không thể mọc lại. Vậy nguyên nhân của tình trạng răng bị lung lay là gì và khi đó phải làm sao? Cùng Nha khoa Quốc tế BIK tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Răng bị lung lay có nguy hiểm không?

Nếu răng bị lung lay ở trẻ em thì không cần thiết phải lo lắng vì đây là hiện tượng trẻ sắp thay răng mới. Nhưng lung lay răng ở người trưởng thành lại là một vấn đề vô cùng đáng lo vì tình trạng này chỉ diễn ra khi răng bị mất đi lực hỗ trợ và khả năng bám vào nướu một cách chắc chắn theo cấu tạo sinh học. 

Tình trạng răng bị lung lay thường dễ dàng được phát hiện khi tác động một lực vừa phải vào răng. Răng lung lay sẽ có xu hướng ngày càng lỏng lẻo hơn và gây cản trở quá trình ăn uống. Nếu khách hàng đang mắc các triệu chứng khác bên cạnh việc lung lay răng thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý có từ trước. Các triệu chứng khác thường đi kèm với lung lay răng như: Nướu bị chảy máu, lợi sưng tấy, thoái hoá nướu và răng,...

Các triệu chứng kể trên có thể là dấu hiệu của những bệnh lý đã có từ trước nên điều cần thiết là khách hàng phải đến các cơ sở nha khoa để được hỗ trợ và thăm khám kịp thời về tình trạng răng bị lung lay.

Răng bị lung lay có nguy hiểm không?

2. Nguyên nhân khiến răng bị lung lay

Ở người trưởng thành, răng bị lung lay là một vấn đề đáng lo ngại. Sau đây là một vài nguyên nhân thường gặp khiến răng lung lay:

2.1. Răng lung lay do viêm nha chu

Viêm nha chu là một bệnh lý phổ biến nhất gây ra hiện tượng răng lung lay. Khi bệnh nhân bị viêm nha chu, lợi có thể bị kéo ra khỏi răng và hình thành các túi mủ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra nhiễm trùng.

Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, nhiễm trùng có thể làm mất mô liên kết và xương nên răng bị lung lay. Bệnh lý viêm nha chu có một vài dấu hiệu như: lợi bị sưng đau và tấy đỏ, tụt nướu, chảy máu lợi, tiêu xương ổ,...

Răng lung lay do viêm nha chu

2.2. Do tác động từ bên ngoài

Một số tình huống không mong muốn do tác động từ bên ngoài cũng sẽ gây nên tình trạng lung lay răng. Chẳng hạn như không may bị tai nạn, bị va đập, trượt ngã,... làm hệ thống dây chằng nha chu bị tổn thương rất lớn dẫn đến lung lay răng hay thậm chí có thể làm gãy rụng răng.

2.3. Tiêu xương răng

Tiêu xương là một bệnh về răng khiến cho lợi bị tụt và kết quả là chiều cao và chiều rộng của thành xương giảm xuống nên không thể nâng đỡ nướu được nữa. Lúc này, lợi sẽ bị tụt xuống rồi dần dần tách khỏi chân răng gây nên tình trạng răng bị lung lay.

Răng lung lay do tiêu xương răng

2.4. Bị sâu răng

Sâu răng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên lung lay răng, khi bị sâu răng tổn thương có thể lan xuống tuỷ răng gây nên viêm nhiễm mô tủy và áp xe chân răng. 

Răng lung lay do sâu răng

2.5. Phụ nữ đang mang thai

Trong giai đoạn mang thai, phụ nữ sẽ trải qua quá trình thay đổi về nội tiết. Đặc biệt, hormone progesterone và estrogen sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Đây là lý do tại sao xương răng của phụ nữ đang có thai bị ảnh hưởng. Trong đó, thay đổi hormone ảnh hưởng đến hệ thống dây chằng nha chu gây lung lay răng. Tuy vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng khi răng bị lung lay do nguyên nhân này.

2.6. Bị loãng xương

Bệnh loãng xương nghĩa là xương có nhiều lỗ và xốp hơn dẫn đến xương dễ dàng bị gãy. Loãng xương có thể làm ảnh hưởng xấu đến xương hàm - nơi có nhiệm vụ giữ răng vào vị trí qua ổ răng. Khi xương hàm không còn được khoẻ, giòn, xốp thì sẽ làm cho phần nâng đỡ răng bị lỏng, răng bị lung lay hay thậm chí còn có thể bị rụng. 

2.7. Do thói quen xấu

Nhiều người có một vài thói quen xấu ví dụ như mở nắp chai nước bằng răng, xé băng bính bằng răng hoặc nghiến răng khi ngủ,... cũng có thể dẫn đến hiện tượng lung lay răng. Trong đó, việc nghiến răng thường xuyên làm cho hai hàm răng siết chặt vào nhau, khiến cho men răng bị hư hại. Ngoài ra, việc này còn vô tình tạo một áp lực lên răng, lâu dần có thể khiến cho răng bị lung lay và các mô răng đỡ bên cạnh bị hỏng. 

3. Răng hàm bị lung lay phải làm sao?

Sau khi xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng răng lung lay, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng các phương pháp phù hợp:

3.1. Điều trị viêm nha chu

Viêm nha chu là một trong những vấn đề về răng miệng phổ biến và nghiêm trọng. Đối với bệnh này, các bác sĩ sẽ loại bỏ vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp lấy cao răng, vệ sinh và làm sạch răng. Nếu trường hợp chỉ bị viêm nhẹ, bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, việc thường xuyên vệ sinh răng miệng sẽ hạn chế vi khuẩn gây bệnh.

Lấy cao răng điều trị viêm nha chu

3.2. Phẫu thuật hỗ trợ

Đối với các trường hợp tình trạng viêm nhiễm đã chuyển biến nặng hơn, bác sĩ có thể đưa ra phương án phẫu thuật để loại bỏ phần mô lợi bị viêm hay phần xương bị hỏng. Tiếp đó, để làm giảm nguy cơ mất răng, bác sĩ sẽ tiến hành ghép mô nướu. Đây là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật cao nên bệnh nhân cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để được điều trị đúng cách.

3.3. Điều chỉnh khớp cắn

Điều chỉnh khớp cắn là phương pháp định hình lại bề mặt cắn của răng bằng các loại bỏ một lượng nhỏ men răng. Biện pháp này nằm giúp giảm áp lực mà răng phải chịu, giúp răng nhanh chóng lành hơn.

3.4. Ghép xương

Nếu gặp trường hợp xương bị thoái hoá, bác sĩ có thể lấy một mảnh xương khác trên cơ thể hoặc dùng các vật liệu ghép xương đặc biệt để sửa chữa xương bị thoái hoá trong khoang miệng. Phương pháp này giúp hỗ trợ răng và hàm trở nên vững chắc hơn.

Ghép xương hàm điều trị răng lung lay

3.5. Sử dụng hàm chống nghiến và hàm bảo vệ răng

Một biện pháp khác để phòng ngừa chứng nghiến răng và bảo vệ răng khỏi va đập là sử dụng hàm chống nghiến khi ngủ. Điều này giúp tạo ra một hàng rào bảo vệ giữa răng trên và răng dưới. Ngoài ra, cũng cần lưu ý không nên dùng răng để cắn, xé những vật dụng, đồ ăn quá cứng gây lung lay răng.

4. Cách ngăn ngừa răng lung lay

Để phòng tránh lung lay răng, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày đặc biệt là sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám thức ăn.

- Sử dụng bàn chải lông mềm với lực chải vừa phải tránh làm nướu răng bị tổn thương.

- Thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng một lần để tránh vi khuẩn tích tụ gây sâu răng khiến răng lung lay.

- Dùng kem đánh răng phù hợp hỗ trợ răng được chắc khỏe, ưu tiên lựa chọn loại có chứa flour.

- Kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn có trong kẽ răng, tránh làm tổn thương nướu răng.

- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết hỗ trợ tăng đề kháng giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn gây hại.

- Thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng được kiểm tra thường xuyên.

Vậy răng bị lung lay có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau như viêm nha chu, bị loãng xương, bị sâu răng, do tác động bên ngoài,... Nếu không được điều trị kịp thời, răng lung lay không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân mà còn có thể gây mất răng hay những biến chứng khác. Vì vậy, khi gặp tình trạng này bạn có thể lựa chọn Nha khoa Quốc tế BIK làm nơi điều trị đáng tin cậy với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao.