VN

Niềng Răng Móm Có Phải Nhổ Răng Không?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Biểu hiện răng móm là gì?
2. Răng móm có thể gây ảnh hưởng gì?
3. Niềng răng móm có phải nhổ răng không?
4. Quy trình niềng răng móm chuẩn quốc tế
5. Niềng răng móm thường phải nhổ răng số mấy?
6. Niềng răng móm có đau không?


Mục đích của việc nhổ răng khi thực hiện chỉnh nha là tạo khoảng trống vừa đủ trên cung hàm giúp các răng có khoảng trống để di chuyển về vị trí như mong muốn theo lộ trình điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên, niềng răng móm có phải nhổ răng không phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nếu không nhổ răng thì bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.

1. Biểu hiện răng móm là gì?

bieu-hien-cua-rang-mom

Răng móm hay còn được biết đến là tình trạng khớp cắn ngược là dạng sai lệch khớp cắn tương quan giữa 2 hàm. Dù răng vẫn phát triển bình thường nhưng khi khép miệng lại thì răng hàm dưới sẽ phủ bên ngoài răng hàm trên. Lúc này, cằm cũng chìa ra phía trước khiến khuôn mặt thiếu đi sự hài hòa.

Theo các chuyên gia, răng bị móm có thể được chia thành 3 dạng:

   -   Bị móm do răng: Xương hàm phát triển ổn định, bình thường nhưng răng hàm trên bị thụt vào trong, răng hàm dưới bị chìa ra ngoài gây mất thẩm mỹ.

   -   Bị móm do xương hàm: Lúc này, răng mọc đúng vị trí tuy nhiên xương hàm trên bị ngắn, thụt vào bên trong còn xương hàm dưới thì lại phát triển quá mức.

2. Răng móm có thể gây ảnh hưởng gì?

anh-huong-cua-rang-mom

Những ảnh hưởng của răng móm

Tình trạng răng bị móm có thể gây ra một số ảnh hưởng sau:

  2.1. Biến dạng khuôn mặt

Khi 1 hàm bị mọc lệch, không đúng vị trí có thể khiến cho cấu tạo khuôn mặt bị ảnh hưởng, đối với trường hợp sai lệch khớp cắn thì khuôn mặt sẽ bị lệch càng nhiều, trở nên mất cân đối, thẩm mỹ.

  2.2. Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai

Móm là một dạng khớp cắn ngược nên khả năng ăn nhai chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng không ít. Việc sai lệch khớp cắn khiến khách hàng bị mỏi hàm khi nhai thức ăn và thức ăn cũng không được nhai nhuyễn. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài làm hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn bình thường, từ đó làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng như gây ra một số bệnh lý như đau bao tử, rối loạn tiêu hóa,...

  2.3. Tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khác

Việc răng mọc lệch lạc khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn. Từ đó mà vi khuẩn sẽ có điều kiện để sinh sôi, phát triển tấn công đến nướu, răng gây một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm cổ chân răng,...

3. Niềng răng móm có phải nhổ răng không?

nieng-rang-mom-co-phai-nho-rang-khong

Mục đích của việc nhổ răng khi niềng răng móm là tạo khoảng trống trên cung hàm giúp các răng còn lại có thể di chuyển được và niềng răng móm có phải nhổ răng không còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể:

3.1. Trường hợp cần nhổ răng

Các bác sĩ sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định nhổ răng khi niềng, các trường hợp cần phải nhổ răng khi niềng răng móm sẽ là:

   -   Sai lệch khớp cắn nặng.

   -   Răng móm nặng: Tình trạng răng bị thụt vào trong quá nhiều gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt và hầu hết các trường hợp răng móm phức tạp thì đều cần phải nhổ răng.

   -   Răng mọc khấp khểnh: Đối với các trường hợp răng mọc lệch lạc, khấp khểnh và xô lệch lẫn nhau trên cung hàm thì nhổ răng là rất cần thiết để mang đến hiệu quả chỉnh nha cao.

   -   Khi không còn nhiều không gian trên cung hàm: Khi cung hàm quá nhỏ và kích thước các răng quá lớn dẫn đến việc không còn đủ không gian cho việc dịch chuyển răng nên bác sĩ cũng sẽ chỉ định nhổ bớt răng.

3.2. Trường hợp không cần nhổ răng


Trên thực tế, vẫn có nhiều trường hợp niềng răng móm không cần nhổ răng nhưng vẫn có thể đạt được kết quả như mong muốn. Trong trường hợp đó, bác sĩ sẽ thực hiện một số biện pháp như nong hàm hoặc mài răng để các răng có thể dịch chuyển về đúng vị trí.

Các trường hợp niềng răng móm không cần nhổ răng có thể kể đến như sau:

   -   Răng thưa: Trường hợp các răng nằm cách xa nhau trên cung hàm thì vẫn có đủ khoảng trống để dịch chuyển nên không cần nhổ răng.

   -   Vòm hàm rộng: Vòm hàm rộng đồng nghĩa với việc các răng vẫn còn không gian để dịch chuyển theo lộ trình bác sĩ đưa ra.

4. Quy trình niềng răng móm chuẩn quốc tế

Quy trình niềng răng chuẩn quốc tế thường bao gồm các bước cơ bản sau:

4.1. Thăm khám và tư vấn

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng hiện tại của khách hàng bằng mắt thường. Sau đó sẽ bắt đầu chụp X-quang để biết chính xác về cấu trúc xương hàm cũng như xác định được cụ thể nguyên nhân gây móm răng. Từ đó, bác sĩ mới có thể tư vấn về phương pháp niềng phù hợp với mỗi người.

4.2. Lên kế hoạch điều trị

Sau khi bệnh nhân đã lựa chọn được phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ bắt đầu lên kế hoạch điều trị rõ ràng, cụ thể. Nếu khách hàng thực hiện niềng răng trong suốt Invisalign thì sẽ được xem một video 3D mô phỏng quá trình và kết quả niềng răng cuối cùng được dự đoán bởi phần mềm độc quyền Clincheck.

4.3. Lấy dấu răng

Sau đó, khách hàng sẽ được lấy dấu răng bằng vật liệu, dụng cụ chuyên dụng nhằm phục vụ cho việc thiết kế mắc cài hoặc máng niềng răng trong suốt Invisalign.


4.4. Gắn mắc cài

Sau khi khí cụ chỉnh nha đã hoàn thành chế tác, bác sĩ sẽ hẹn khách hàng đến nha khoa để gắn cố định mắc cài lên răng. Đối với khách hàng lựa chọn niềng răng trong suốt Invisalign thì sẽ được hướng dẫn cụ thể cách đeo khay trong suốt.

4.5. Thăm khám định kỳ

Trung bình từ 5 đến 6 tháng, bệnh nhân sẽ phải đến nha khoa một lần để bác sĩ thăm khám và điều chỉnh lực siết của mắc cài cũng như kiểm tra tiến độ niềng răng. 

4.6. Đeo hàm duy trì

Sau khi các răng dịch chuyển về đúng vị trí và tình trạng móm đã được khắc phục thì bệnh nhân sẽ được tháo mắc cài. Sau đó, khách hàng sẽ phải đeo hàm duy trì để đảm bảo các răng không bị lệch và lại trở về vị trí cũ.

5. Niềng răng móm thường phải nhổ răng số mấy?


Nếu trường hợp răng bị móm mà bác sĩ chỉ định nhổ răng để niềng răng thì răng bị nhổ thường là các răng sau đây:

  5.1. Nhổ răng số 4

Thông thường, đa số các trường hợp nhổ răng để niềng răng móm thì thường là nhổ răng số 4. Răng này nằm ở vị trí giữa cung hàm, có kích thước không quá lớn cũng không quá nhỏ. Bên cạnh đó, đây chỉ là răng tiền hàm, không đảm nhận chức năng ăn nhai chính nên khi nhổ bỏ sẽ không ảnh hưởng gì nhiều.

  5.2. Nhổ răng số 5

Giống như răng số 4, răng số 5 cũng là răng tiền không có vai trò quá đặc biệt trong quá trình ăn nhai. Ngoài ra, vị trí của răng số 5 không tiếp xúc nhiều đến dây thần kinh nên hạn chế được tình trạng hệ thống thần kinh mặt bị ảnh hưởng hay tổn thương khi nhổ bỏ. 

  5.3. Nhổ răng số 8

Răng số 8 hay còn biết đến là răng khôn, với kích thước khá lớn, loại răng này sẽ mọc chồi cưới cùng lên xương hàm. Căn cứ vào từng tình trạng nhất định mà bác sĩ sẽ chỉ định có nên  nhổ răng khôn để giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao.

6. Niềng răng móm có đau không?


Bản chất của niềng răng là sử dụng lực siết tác động lên răng để chúng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, khắc phục hiệu quả tình trạng móm răng cũng như một số vấn đề khác về răng và khớp cắn. Chính vì vậy mà cảm giác đau đớn khi niềng răng là không thể tránh khỏi nhưng đau nhiều hay đau ít sẽ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. 

Thông thường, người bệnh sẽ cảm giác đau đớn rõ ràng nhất khi vừa mới bắt đầu đeo khí cụ hoặc khi đến nha khoa để điều chỉnh lực siết định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. 

Bên cạnh đó, phương pháp niềng răng cũng ảnh hưởng đến mức độ đau đớn khi điều trị. Niềng răng mắc cài kim loại sẽ tạo lực siết mạnh mẽ giúp răng dịch chuyển về vị trí như mong muốn một cách nhanh chóng, còn niềng răng trong suốt sẽ tạo một lực nhẹ nhàng và liên tục hạn chế đau đớn cho người bệnh.

Ngoài ra, niềng răng ở độ tuổi lý tưởng thì cơn đau cũng sẽ được giảm thiểu khá nhiều vì không cần dùng lực quá mạnh để tác động lên răng.

Vậy niềng răng móm có nhổ răng không còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu không nhổ răng thì bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha. Để biết chính xác có cần phải nhổ răng không, khách hàng có thể đến Nha khoa Quốc tế BIK để được bác sĩ chuyên ngành thăm khám và tư vấn cụ thể.