VN

Niềng Răng Bị Hóp Má Phải Làm Sao?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Niềng răng có bị hóp má không?
2. Tại sao niềng răng lại bị hóp má?
3. Niềng răng bị hóp má kéo dài bao lâu?
4. Làm sao để không bị hóp má khi niềng răng

nieng-rang-bi-hop-ma

Giai đoạn đầu của niềng răng khiến quá trình ăn nhai gặp nhiều khó khăn, cơ thể không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết khiến hai má bị hóp lại và không còn phúng phính như trước.  Vậy niềng răng bị hóp má và thái dương phải làm sao? Cùng Nha khoa quốc tế BIK tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!

1. Niềng răng có bị hóp má không?

nieng-rang-co-bi-hop-ma-khong

Niềng răng là phương pháp phổ biến mang lại hiệu quả cao đối với các vấn đề về răng miệng như: Răng khấp khểnh, răng hô, móm, răng lệch lạc, sai khớp cắn,... Với phương pháp này, răng sẽ dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm nhờ lực siết của hệ thống dây cung, mắc cài truyền thống hoặc khay chỉnh nha trong suốt (niềng răng trong suốt Invisalign). 

Trong thời gian chỉnh nha, nhiều người cảm thấy khuôn mặt bị gầy đi, phần má và thái dương hóp lại mà không còn phúng phính như trước. Tuy nhiên, bản chất niềng răng không khiến má bị hóp lại mà chỉ giúp điều chỉnh khớp cắn đạt chuẩn đồng thời cải thiện ngũ quan cân đối, nên có thể đó chỉ là khuôn mặt bạn trở nên gầy và thon gọn hơn trước.

Tuy nhiên, không phải lúc nào niềng răng cũng dẫn đến tình trạng hóp má. Nếu bạn cảm thấy má bị lõm vào rõ rệt, gương mặt không còn cân đối thì bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách chữa trị kịp thời.

2. Tại sao niềng răng lại bị hóp má?

tai-sao-nieng-rang-lai-bi-hop-ma

Niềng răng bị hóp má có thể là do các nguyên nhân sau đây:

  2.1. Do mất răng lâu ngày

Tình trạng mất răng lâu ngày, đặc biệt là mất các răng hàm lớn nằm ở bên trong có thể dẫn đến tiêu xương ổ răng nếu không được ngăn chặn kịp thời. Đây là một trong những nguyên nhân gây hóp má gương mặt, lõm xuống, gầy gò do lúc này không còn được răng và xương hàm nâng đỡ. 

  2.2. Do chế độ ăn uống

Chế độ răng uống, nghỉ ngơi tác động không nhỏ đến tình trạng hóp má khi niềng răng. Việc ăn uống kiêng khem quá mức có thể giảm lượng mỡ tích trữ ở vùng má, làm gương mặt trông gầy gò. Trong giai đoạn đầu khi bắt đầu niềng răng, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa.

Đây là giai đoạn khá nhạy cảm nên bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống mỗi ngày nhưng đồng thời cũng cần chú ý đến chất dinh dưỡng để tránh tình trạng má bị hóp lại. Sau khi đã quen với việc niềng răng, bạn có thể thoải mái ăn uống lại bình thường.”

  2.3. Do chất lượng mắc cài không đảm bảo

Đối với niềng răng chỉnh nha thì chất lượng mắc cài là yếu tố khá quan trọng quyết định đến sự thành công của ca điều trị. Nếu mắc cài không được đảm bảo thì việc điều chỉnh lực siết định kỳ sẽ gây ảnh hưởng đến chân răng, răng sẽ trở nên yếu dần và gây nên hiện tượng sụt ổ chân răng. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm răng bị lung lay và gãy rụng, tại vị trí đó má sẽ bị hóp lại theo thời gian.

3. Niềng răng bị hóp má kéo dài bao lâu?

nieng-rang-bi-hop-ma-keo-dai-bao-lau

Mặc dù có thể dẫn đến tình trạng niềng răng bị hóp má nhưng ưu điểm của phương pháp này có thể cải thiện khớp cắn và thói quen ăn nhai cũ, giúp hình thành nên sự cân bằng lực nhai. Chính vì vậy, đối với hầu hết các trường hợp thì niềng răng sẽ giúp khuôn mặt trở nên cân xứng hơn so với lúc chưa điều trị.

Trên thực tế, trong giai đoạn đầu của quá trình niềng răng thì tình trạng bị hóp má là hoàn toàn bình thường và sau khi các răng đã thích nghi được với lực siết từ khí cụ chỉnh nha thì má cũng sẽ không bị hóp nữa. Vì lúc này bạn đã bắt đầu ăn uống lại bình thường, cơ thể được bổ sung đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết. 

4. Làm sao để không bị hóp má khi niềng răng

Để ngăn chặn tình trạng má bị hóp khi niềng răng, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  4.1. Ăn uống đầy đủ

Bạn nên chú ý chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh bình thường. Không chỉ vậy, cân nặng cũng cần được theo dõi thường xuyên và cân nhắc điều chỉnh bữa ăn hằng ngày để không phải lo lắng về tình trạng hóp má khi niềng răng nữa.

lam-sao-de-khong-bi-hop-ma-khi-nieng-rang

  4.2. Giữ tinh thần thoải mái

Việc bạn cảm thấy căng thẳng quá mức cũng sẽ làm giảm lượng tích trữ mỡ ở vùng má, làm cho gương mặt trở nên gầy gò, hốc hác. Để ngăn chặn điều này, bạn nên kiểm soát tâm trạng, luôn giữ cho tinh thần được thoải mái trong suốt quá trình niềng răng. Một số biện pháp hiệu quả có thể kể đến như: đọc sách, nghe nhạc, tập yoga, ngồi thiền, hoặc đi du lịch cùng gia đình, bạn bè,...

  4.3. Tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Để tránh tình trạng hóp má khi niềng răng, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ của mình về vấn đề chăm sóc răng miệng hay tái khám thường xuyên. Việc tái khám định kỳ giúp bác sĩ theo dõi được tình trạng dịch chuyển của các răng khi niềng, đồng thời phát hiện và khắc phục kịp thời các vấn đề không mong muốn xảy ra.

  4.4. Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín

Niềng răng dù được cung cấp ở hầu hết các cơ sở nha khoa trên thị trường hiện nay nhưng đây là một kỹ thuật tương đối khó và đòi hỏi tay nghề, trình độ cao của bác sĩ trực tiếp điều trị. Do đó, để tránh tình trạng hóp má thì bạn nên cân nhắc lựa chọn niềng răng ở những cơ sở nha khoa uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. 

Vậy niềng răng bị hóp má xảy ra khá phổ biến và nguyên nhân chính chủ yếu là do răng chưa kịp thích nghi với việc đeo niềng răng dẫn đến cảm giác khó chịu cho người bệnh làm ảnh hưởng đến chế độ ăn uống. Khi nhận thấy tình trạng này bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể dựa trên tình trạng răng miệng của mỗi người.