Không phải tất cả trường hợp mọc răng khôn đều cần nhổ bỏ, nhưng bạn sẽ phải nhổ nếu răng khôn bị mọc lệch hoặc mọc ngầm. Vậy nhổ răng khôn có đau không ? Bí quyết để giảm đau là gì? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Nhổ răng khôn có đau không?
1. Nguyên nhân đau răng khôn và triệu chứng
Răng khôn thuộc nhóm răng hàm, còn được gọi là răng số 8, độ tuổi mọc răng khôn thường trong khoảng 17 – 25 tuổi, đôi khi cũng có trường hợp mọc răng khôn trễ hơn.
Nguyên nhân đau răng khôn
Nguyên nhân khiến bạn bị đau răng khôn là do răng khôn mọc sau cùng, chen chúc vào khoảng nướu của các răng đã mọc trước đó, có xu hướng đâm vào phần thân hoặc chân răng của răng hàm bên cạnh làm tổn thương các răng và mô mềm xung quanh gây ra đau nhức.
Ngoài ra, khi răng khôn mọc lệch bên ngoài, sẽ gây tổn thương các vị trí răng khôn đâm trúng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công, gây sâu răng, viêm tủy răng. Còn tình trạng răng khôn mọc ngầm có thể phá hủy chân răng kế bên, thậm chí gây tổn thương cho xương hàm. Cả 2 tình huống trên đều có thể gây đau răng khôn.
Mặt khác, răng khôn mắc kẹt ngay nướu sẽ làm cơ quan này dễ chịu thương tổn hơn. Lúc này, thực phẩm còn sót lại trong khoang miệng hoặc vi sinh vật gây bệnh quanh răng khôn sẽ dẫn đến sâu răng và viêm nhiễm.
Răng khôn mọc lệch là nguyên nhân gây đau nhức
Triệu chứng đau răng khôn
Đau nhức
Đầu tiên bạn sẽ thấy đau nhức quanh vùng lợi chỗ răng khôn nhú lên. Đặc biệt, răng khôn mọc lệch thường đau dữ dội hơn rất nhiều so với răng khôn mọc thẳng.
Sưng nướu
Vùng nướu ở vị trí răng khôn có thể bị sưng, phồng lên cao gây cảm giác đau đớn, đồng thời đau hơn nếu chải răng hoặc ăn nhai chạm vào vị trí này.
Cứng khớp và đau hàm
Khi răng khôn mọc lên và chạm vào răng số 7 bên cạnh sẽ làm cho bạn khó mở miệng hơn, đồng thời cơn đau hàm cũng nặng hơn.
Hành sốt
Một số trường hợp mọc răng khôn không những đau nhức mà còn hành sốt, khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi.
2. Khi nào răng khôn cần được nhổ
Ngay khi các cảm giác đau nhức, khó chịu xuất hiện do mọc răng, phần lớn mọi người đều muốn đi nhổ răng ngay. Tuy nhiên, có nên nhổ răng khôn hay không lại tùy vào từng trường hợp.
Bạn nên nhổ răng khôn nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Răng khôn bị sâu vỡ hoặc mắc phải các bệnh lý như viêm nướu răng khôn, viêm nha chu,…
– Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây đau răng khôn, khiến hàm răng bị xô lệch, hoặc đâm sang răng bên cạnh và khiến răng này bị tổn thương.
– Răng khôn mọc thẳng nhưng bị dị dạng (quá to, quá nhỏ hoặc quá dài) gây chèn ép các răng khác, nhồi nhét thức ăn, cộm vướng khi ăn nhai,…
– Răng khôn mọc thẳng nhưng không đảm bảo tương quan khớp cắn ở hàm đối diện. Tình trạng này nếu không nhổ bỏ thì sẽ gây loét nướu, sâu răng và ảnh hưởng đến mô nha chu của răng bên cạnh.
Khi nào răng khôn cần được nhổ?
3. Nhổ răng khôn có đau không? Thời gian phục hồi
Răng khôn nằm ở vị trí cuối trong hàm, gần với nhiều dây thần kinh nhất và chân răng khôn cứng chắc nên quá trình nhổ răng khôn phức tạp hơn so với nhổ các răng khác. Tuy nhiên, khoa học kĩ thuật ngày nay đã phát triển nên việc nhổ răng khôn đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Nhổ răng khôn có đau không
Nhổ răng khôn có đau không còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng mọc răng khôn, tay nghề của bác sĩ cũng như các thiết bị hỗ trợ. Nếu răng khôn đã mọc lên hoàn toàn và mọc thẳng thì quá trình nhổ răng sẽ diễn ra khá đơn giản, tương tự như phương pháp nhổ răng thông thường. Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì việc nhổ răng khôn sẽ đòi hỏi nhiều kỹ thuật và tay nghề từ bác sĩ hơn.
Trước khi tiến hành nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ gây tê tại vị trí cần nhổ, vì vậy bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau nhức trong suốt thời gian nhổ răng.
Theo các bác sĩ, bình thường sau khi nhổ răng khôn xong bạn chỉ có cảm giác đau vào khoảng thời gian từ 1 – 2 ngày đầu tiên.
Giải đáp: Nhổ răng khôn có đau không?
Cảm giác đau nhức sau khi nhổ răng khôn nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố chính sau đây:
Mức độ can thiệp vào nướu và tỷ lệ vết thương
Nếu phải tách nướu ra nhiều, đồng nghĩa vết thương sẽ to thì thời gian đau nhức sẽ kéo dài đến 4 – 5 ngày.
Do cơ địa mỗi người khác nhau
Nhổ răng khôn bao lâu thì hết đau còn tùy thuộc vào khả năng cơ địa liền thương của mỗi người. Do đó, thời gian từng cá nhân hết đau nhanh hay chậm sẽ khác nhau
Mức độ viêm nhiễm
Nếu vết thương của bạn bị nhiễm trùng làm sưng tấy, mưng mủ thì sẽ bị đau đớn dồn dập và kéo dài. Lúc này bạn cần đến cơ sở nha khoa để được các bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.
Răng khôn bị viêm nhiễm nặng nhổ sẽ đau hơn
Thời gian phục hồi sau khi nhổ răng khôn
Thông thường, cảm giác đau khi nhổ răng khôn diễn ra trong thời gian ngắn, vì vậy bạn không cần quá lo lắng. Chỉ cần ăn uống, chăm sóc theo lời dặn bác sĩ là ổn. Quá trình phục hồi cụ thể như sau:
– Một giờ đầu sau nhổ răng, bệnh nhân cần cắn chặt bông gòn tại vị trí vừa nhổ để cầm máu. Uống thuốc giảm đau theo lời dặn của bác sĩ để giảm đau và chống viêm.
– 24 giờ sau nhổ răng, thuốc tê đã tan hết, lúc này người bệnh sẽ có cảm giác đau buốt, cục máu đông được hình thành.
– 2 đến 3 ngày sau, bệnh nhân hoàn toàn không còn cảm giác đau do nhổ răng.
– Sau 30 ngày, huyệt ổ răng liền hoàn toàn.
– Sau 2 đến 4 tháng, lỗ hổng do nhổ răng liền lại trên bề mặt nướu.
– Sau 6 đến 8 tháng, cấu trúc xương liền hoàn toàn.
Thời gian phục hồi sau khi nhổ răng khôn
4. Bí quyết giảm đau khi nhổ răng khôn
Trước khi nhổ răng khôn
– Thông báo các bệnh lý nền cho bác sĩ.
– Đảm bảo sức khỏe trước khi nhổ răng và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
– Nên nhổ răng vào đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều để có nhiều thời gian theo dõi và kiểm soát sự cầm máu sau nhổ răng.
– Nên ăn no trước khi nhổ răng.
– Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo quá trình nhổ răng an toàn và hiệu quả nhất.
Cách giảm đau khi nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng khôn
– Dùng thuốc giảm đau theo đơn kê và tuân thủ chặt chẽ theo các chỉ dẫn của bác sĩ.
– Chườm lạnh – ấm: Trong ngày đầu, bệnh nhân có thể dùng đá để chườm lạnh ở má, khu vực gần chỗ nhổ răng khôn để giảm đau và sưng. Vào các ngày kế tiếp có thể dùng khăn ấm chườm lên để giảm máu tụ ở vị trí nhổ răng.
– Bạn nên nghỉ ngơi một vài tuần sau khi nhổ răng
– Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng bằng bàn chải lông mềm và sử dụng chỉ nha khoa đều đặn 2 lần/ngày.
– Không dùng nước muối súc miệng trong những tuần đầu.
– Duy trì chế độ ăn uống với các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ ăn dễ nuốt trong khoảng 2 – 3 ngày đầu tiên sau khi nhổ răng.
– Không sử dụng rượu bia, thuốc lá,…
– Nằm gối cao: Việc nằm gối thấp sẽ làm thời gian răng chảy máu lâu hơn. Do đó, nên nằm trên 1 chiếc gối cao hoặc xếp chồng 2 gối lên nhau khi ngủ.
– Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi nhổ răng, bạn cần đến nha khoa để kiểm tra và khắc phục kịp thời.
Chăm sóc răng miệng tốt sẽ giảm đau sau khi nhổ răng khôn
5. Nhổ răng khôn không đau bằng máy Piezotome
Nhổ răng khôn bằng máy Piezotome là công nghệ nhổ răng không không đau. Thay vì tác dụng lực ma sát theo chuyển động xoay lên răng, công nghệ hiện đại này sẽ sử lực rung siêu âm với tần số cao để tác động lên răng.
Ưu điểm khi nhổ răng khôn bằng máy Piezotome
Thời gian nhổ nhanh chóng: Nhổ răng khôn bằng máy Piezotome thường rút ngắn thời gian chỉ còn 30 phút. Vì vậy thời gian đóng nướu sẽ nhanh hơn thông thường, bạn có thể ăn uống bình thường sau khi nhổ răng.
Không để lại biến chứng: Nhổ răng bằng công nghệ này chỉ tác dụng lên phần mô cứng là thân răng chứ không tác động đến phần mô mền và xương hàm. Nên hoàn toàn không gây ra các biến chứng sau khi điều trị.
Giảm sưng má: Do dùng sống siêu âm tác động lên răng nên những trường hợp nhổ răng khôn khó vết thương để lại cũng nhỏ hơn. Vì vậy nhổ răng khôn bằng máy Piezotome giúp vết thương nhanh lành hơn.
Nhổ răng khôn không đau bằng máy Piezotome
Tóm lại: Nhổ răng khôn có đau không
còn phục thuộc vào nhiều yếu tố như trong bài viết trên đã đề cặp. Quan trọng nhất bạn vẫn phải chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín để nhổ răng không an toàn và không đau. Hiện nay BIK Dental đã áp dụng các công nghệ hiện đại nhất khi nhổ răng khôn, Nha khoa Quốc tế BIk sẽ là mốt trong những địa chỉa nha khoa tin cậy của bạn.