Sâu răng là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm và răng khôn cũng không ngoại lệ. Thậm chí sâu răng khôn còn nguy hiểm hơn các răng còn lại vì đây là chiếc răng nằm ở trong cùng trên cung hàm nên sẽ rất khó để vệ sinh và điều trị. Trường hợp răng khôn bị sâu quá nặng, đã lan đến tủy thì bác sĩ thường sẽ chỉ định nhổ răng, hãy cùng Nha khoa Quốc tế BIK tìm hiểu rõ hơn về phương pháp nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Răng hàm trong cùng bị sâu khi nào thì nên nhổ bỏ?
Răng trong cùng hay còn gọi là răng khôn hay là răng số 8, đây là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm ở giai đoạn trưởng thành từ 18 – 25 tuổi. Ở giai đoạn này thì thường xương đã phát triển ổn định nên có thể gây rất nhiều khó khăn trong vệ sinh răng miệng hằng ngày khi bắt đầu mọc. Do đó, thức ăn thường xuyên bị mắc lại trong kẽ răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng.
Trường hợp răng trong cùng bị sâu và phát hiện ra những dấu hiệu sau đây, bạn nên đến nha khoa để được nhổ răng ngay lập tức để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau:
– Răng sâu nặng, các vết sâu đã lan rộng làm răng bị vỡ lớn.
– Vi khuẩn đã tấn công vào tuỷ răng, có nguy cơ gây viêm chóp răng, áp xe xương ổ răng.
– Răng mới chớm sâu hoặc sâu nặng và có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức kéo dài.
2. Tại sao cần nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu?
Trên thực tế, nguyên tắc quan trọng nhất khi điều trị sâu răng chính là bảo tồn tối đa răng thật nên không phải lúc nào răng trong cùng bị sâu thì cũng cần phải thực hiện nhổ răng. Chỉ trong một số trường hợp sâu răng quá nặng, không thể giữ lại răng được nữa thì bác sĩ mới chỉ định nhổ răng để tránh những ảnh hưởng khác về sau.
Sâu răng lâu dần thì cấu trúc răng sẽ bị phá vỡ nên nếu không được điều trị ngay thì sẽ dẫn đến đau răng, rụng răng, nhiễm trùng, nghiêm trọng hơn là viêm nha chu, viêm tuỷ. Đó chính là lý do vì sao khi răng trong cùng bị sâu nặng thì bạn nên nhổ răng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, không chỉ là răng khôn mà bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm khi bị sâu thì bạn cũng nên thăm khám nha khoa trước chứ không được tự ý nhổ răng.
3. Nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu có nguy hiểm không?
Bạn không cần lo lắng quá nhiều vì trước khi tiến hành nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu thì bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát kỹ lưỡng để đưa ra phương án phù hợp nhất. Bạn không nên quá lo lắng vì việc nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ và kỹ thuật áp dụng. Bản chất của răng hàm là có chân bám rất chắc, hình dáng răng phức tạp hơn những răng khác. Nếu được bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm thực hiện thì sẽ hạn chế được đau nhức và tình trạng nhổ sót chân răng.
Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân gặp phải các bệnh lý như: Rối loạn chức năng máu, cao huyết áp, bệnh tiểu đường,… thì cần thông báo về tình trạng sức khỏe cho bác sĩ trước khi tiến hành nhổ răng để bác sĩ có thể cân nhắc kỹ lưỡng về việc nên hay không nên nhổ răng sâu hàm trên.
4. Quy trình nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu
Quy trình nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu thường sẽ diễn ra theo trình tự các bước như sau:
4.1. Thăm khám tổng quát
Đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng của bạn bằng mắt thường và tiến hành chụp phim X-quang để xác định được vị trí răng bị sâu, xem xét liệu cấu trúc xương hàm có liên quan hay ảnh hưởng gì đến dây thần kinh hay không. Từ kết quả có được, bác sĩ sẽ phân tích kỹ lưỡng rồi mới tiến hành nhổ nên sẽ đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
4.2. Làm sạch khoang miệng
Trước khi thực hiện nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu, bạn sẽ được làm sạch khoang miệng qua các bước cạo vôi răng, loại bỏ thức ăn nơi kẽ răng, súc miệng sát khuẩn và điều trị các bệnh nha chu nếu có. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn khi nhổ răng mà còn tránh được tình trạng lây lan chéo các bệnh nha khoa.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ để bạn có thể cảm thấy thoải mái nhất trong suốt quá trình nhổ răng sâu.
4.3. Tiến hành nhổ răng sâu
Thông thường, bạn sẽ được thực hiện nhổ răng sâu trong phòng vô trùng đạt chuẩn, trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc hiện đại. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ, mở hộc xương lộ răng và dùng dụng cụ nhổ răng một cách an toàn, không gây đau đớn. Sau đó, bác sĩ sẽ may vết thương lại bằng chỉ khâu chuyên dụng.
Thời gian cho một lần tiểu phẫu nhổ răng trong cùng bị sâu phụ thuộc vào vị trí mọc của răng cần nhổ, nếu răng khôn mọc lệch thì thường mất khoảng 15 – 30 phút.
4.4. Kết thúc quá trình nhổ răng
Sau khi nhổ răng sâu xong, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng viêm, giảm sưng đau theo từng trường hợp cụ thể đồng thời hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc răng miệng hiệu quả tại nhà.
5. Vì sao nên nhổ răng trong cùng bị sâu tại Nha khoa Quốc tế BIK?
Nha khoa Quốc tế BIK tự hào là địa chỉ nha khoa uy tín, là sự lựa chọn của hàng ngàn khách hàng cả trong nước lẫn quốc tế khi có nhu cầu nhổ răng sâu nhờ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây:
5.1. Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao
Tất cả các y bác sĩ làm việc tại Nha khoa Quốc tế BIK đều tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng trong lẫn ngoài nước, được đào tạo từ bài bản đến nâng cao về các vấn đề về răng nói riêng và các bệnh lý răng miệng nói chung.
Ngoài ra, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, các bác sĩ luôn đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho mỗi ca nhổ răng sâu, đồng thời hạn chế tối đa sự đau đớn cho bệnh nhân.
5.2. Quy trình nhổ răng chuẩn quốc tế
Quy trình thực hiện nhổ răng trong cùng bị sâu tại Nha khoa Quốc tế BIK sẽ tuân theo đúng chuẩn quốc tế để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân từ khâu thăm khám tổng quát đến nhổ răng sâu. Ngoài ra, BIK luôn chú ý tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Bộ Y tế về khử khuẩn, vô trùng để tránh tình trạng lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân.
5.3. Máy móc, công nghệ hiện đại
Trên thực tế, nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu có đau nhiều hay không phụ thuộc khá nhiều vào công nghệ, máy móc mà bác sĩ sử dụng để nhổ răng. Hiện tại, tất cả các cơ sở của Nha khoa Quốc tế BIK đều được trang bị các máy móc, thiết bị tân tiến nhất hiện nay để hỗ trợ quá trình thăm khám, nhổ răng được diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn mà vẫn đảm bảo được hiệu quả điều trị tối đa.
Vậy nhổ răng hàm trong cùng bị sâu là kỹ thuật cần thiết đối với trường hợp răng bị sâu nặng, đã lan đến tuỷ và không thể nào bảo tồn được răng thật. Việc nhổ răng sâu lúc này là nhằm ngăn chặn vi khuẩn tấn công tiếp tục dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn khiến các răng bên cạnh bị tổn thương hoặc làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân về sau.