VN

Nâng Khớp Cắn Trong Niềng Răng Có Tác Dụng Gì?

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Nâng khớp cắn là gì?
2. Trường hợp nào cần nâng khớp cắn khi niềng răng?
3. Các phương pháp nâng khớp cắn trong niềng răng
4. Tác dụng của nâng khớp cắn trong niềng răng
5. Thời gian nâng khớp cắn khi niềng răng mất bao lâu?
6. Nâng khớp cắn trong niềng răng có đau không?
7. Lưu ý khi thực hiện nâng khớp cắn

nang-khop-can-trong-nieng-rang

Không ít trường hợp khách hàng có nhu cầu thực hiện chỉnh nha khi gặp phải tình trạng sai lệch khớp cắn như khớp cắn sâu, khớp cắn chéo,... Lúc này, nâng khớp cắn trong niềng răng có tác dụng hỗ trợ hệ thống dây cung, mắc cài để giúp hai hàm đạt được sự tương quan như mong muốn, đồng thời, liệu pháp này cũng hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị đáng kể.

1. Nâng khớp cắn là gì?

nang-khop-can-la-gi

Khi các răng ở hàm trên hoặc hàm dưới có sự phát triển quá mức sẽ khiến cho khớp cắn ở 2 hàm trở nên mất cân đối và không sát khít với nhau. Tình trạng lệch khớp cắn này không chỉ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn gây nhiều trở ngại trong hoạt động ăn nhai và phát âm. Lúc này, bệnh nhân cần tiến hành niềng răng chỉnh nha kết hợp với kỹ thuật nâng khớp cắn để sắp xếp các răng về đúng vị trí chuẩn và cân đối khớp cắn hơn.

Nâng khớp cắn là liệu pháp được thực hiện song song với việc đeo niềng răng mắc cài. Khi nâng khớp cắn thì các vật liệu tổng hợp sẽ được đặt lên các răng hàm hoặc mặt sau răng cửa. Các vật thể này được chèn vào bề mặt tiếp xúc của khớp cắn với mục đích ngăn hai hàm cắn lại hoàn toàn.

Nâng khớp cắn được chỉ định đối với một số trường hợp nhất định nhằm giảm áp lực mà hàm dưới phải chịu, tránh tình trạng làm lệch tương quan giữa hai hàm. Ngoài ra, nâng khớp cắn cũng là một trong những cách rút ngắn thời gian niềng răng.

2. Trường hợp nào cần nâng khớp cắn khi niềng răng?

Không phải mọi ca niềng răng đều cần thực hiện nâng khớp cắn. Thông thường, nâng khớp cắn sẽ được áp dụng trong các trường hợp bệnh nhân gặp phải các vấn đề như:

  -  Khớp cắn sâu
  -  Khớp cắn chéo
  -  Có thói quen nghiến răng

Do đó, để biết được bản thân có cần thực hiện nâng khớp cắn hay không thì khách hàng nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

3. Các phương pháp nâng khớp cắn trong niềng răng

nang-khop-can-trong-nieng-rang

Hiện nay, có 3 kỹ thuật nâng khớp cắn khi niềng răng được áp dụng phổ biến tại các nha khoa là:

  3.1. Hàm nâng khớp cắn 

Sử dụng hàm nâng khớp cắn là kỹ thuật được chỉ định đối với tình trạng khớp cắn hở. Theo các chuyên gia, khớp cắn hở thường do răng trên trồi xuống sâu làm cho người bệnh không thể khép chặt hai hàm. Các nha sĩ sẽ gắn một máng hình chữ nhật vào vị trí răng hàm dưới, đồng thời bổ sung một lớp bảo vệ cho răng hàm trên. Máng nâng khớp cắn thường được chế tác từ nhựa.

  3.2. Máng nâng khớp cắn

Phương pháp dùng máng chuyên dụng thường được chỉ định cho trường hợp khớp cắn chéo. Máng nâng khớp cắn có tác dụng chặn hai hàm không chạm vào nhau từ vị trí răng hàm, đồng thời răng cửa phía trên cũng không thể tiếp tục chạm vào răng cửa dưới như trước. Ưu điểm của phương pháp này là có thể hạn chế tình trạng bị tuột hoặc bung mắc cài.

Các bác sĩ thường sử dụng một dung dịch chuyên dụng trong nha khoa để phủ lên bề mặt hai hàm răng để tạo ra máng nâng khớp cắn. Sau đó, bệnh nhân sẽ được yêu cầu cắn tạo hình trong khoảng vài giây, đồng thời bác sĩ sẽ chiếu tia laser giúp định hình dung dịch và hình thành lên một lớp ngăn cách giữa hai hàm răng của người bệnh. 

  3.3. Cục nâng khớp cắn

Đối với trường hợp bệnh nhân bị khớp cắn sâu thì sẽ được chỉ định áp dụng kỹ thuật nâng khớp cắn này. Khớp cắn sâu là hiện tượng răng hàm trên che phủ một phần hoặc toàn bộ răng cửa hàm dưới.

Cục nâng khớp cắn cho răng cửa được làm bằng nhựa, cao su hoặc kim loại nhỏ. Dụng cụ này sẽ được gắn vào mặt sau của răng cửa giúp răng hàm dưới không bị đẩy lên quá cao khi thực hiện chức năng ăn nhai.

Cục nâng khớp cắn thường sẽ được gắn vào mặt sau của răng để tránh được những va chạm mạnh dẫn đến hỏng khí cụ. Trường hợp người bệnh lựa chọn niềng răng trong suốt thì cục nâng khớp cắn sẽ được gắn ngay vào máng niềng răng.

4. Tác dụng của nâng khớp cắn trong niềng răng

nang-khop-can-trong-nieng-rang

Tác dụng của việc nâng khớp cắn sẽ khác nhau đối với mỗi trường hợp:

  4.1. Khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu thường được biểu hiện bằng việc hàm trên bao trùm và che khuất hàm dưới khi cắn lại bình thường. Trong một số trường hợp, phần rìa của răng hàm dưới gần như không chạm vào răng hàm trên.

Nếu tình trạng này tiếp diễn mà không được can thiệp bằng bất kì biện pháp nào thì chức năng ăn nhai của người bệnh sẽ bị suy giảm ngày một nghiêm trọng, làm mất thẩm mỹ và tự tin khi giao tiếp, đặc biệt là khi niềng răng.

Trường hợp bệnh nhân lựa chọn chỉnh nha bằng mắc cài niềng răng, nếu không thực hiện nâng khớp cắn thì gọng niềng của hàm dưới sẽ cọ sát với mặt trong của hàm trên gây ra các tổn thương cho nướu răng và giảm hiệu quả trong điều trị.

  4.2. Khớp cắn chéo

Dấu hiệu rõ ràng nhất của khớp cắn chéo là việc các nhóm răng hàm trên dưới bị xô lệch, không đối xứng. Bên cạnh đó, nếu từ chóp mũi xuống khe giữa 2 răng cửa không tạo thành một đường thẳng, bị gấp khúc cũng là biểu hiện của tình trạng này.

Việc nâng khớp cắn chéo sẽ giúp quá trình tạo lực khi ăn nhai không bị ảnh hưởng, đồng thời tránh tình trạng bung, tuột mắc cài trong khi sử dụng.

  4.3. Người hay nghiến răng

Nâng khớp cắn là biện pháp cực kỳ cần thiết đối với những người có thói quen nghiến răng, đặc biệt là khi ngủ để làm giảm áp lực cho răng, tạo điều kiện thuận lợi hơn để kéo chỉnh răng cũng như nắn chỉnh khớp cắn. Ngoài nâng khớp cắn, người bệnh cũng có thể thực hiện một số biện pháp khác để can thiệp khắc phục tình trạng này.

5. Thời gian nâng khớp cắn khi niềng răng mất bao lâu?

nang-khop-can-trong-nieng-rang

Tùy vào từng mức độ sai lệch răng mà thời gian nâng khớp cắn ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Theo thống kê thì thời gian này sẽ dao động trung bình từ 3 - 12 tháng, với trường hợp chỉ bị sai khớp cắn nhẹ thì thời gian này có thể ngắn hơn. Ngược lại, nếu mức độ sai khớp cắn nặng thì phải mất thời gian lâu hơn để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Quá trình nâng khớp cắn sẽ được thực hiện cùng lúc với việc đeo mắc cài, khay niềng nên khách hàng sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian và công sức để thực hiện từng kỹ thuật riêng lẻ. 

Khi nhận thấy khớp cắn đã cải thiện, 2 hàm có sự tương quan tương đối thì bác sĩ sẽ tháo các khí cụ nâng khớp. Quá trình niềng răng chỉnh nha vẫn sẽ tiếp tục theo đúng phác đồ mà không gặp bất kỳ cản trở nào.

6. Nâng khớp cắn trong niềng răng có đau không?

nang-khop-can-trong-nieng-rang

Trên thực tế, các khí cụ nâng khớp cắn sẽ không gây bất kỳ cảm giác đau hay khó chịu gì cho bệnh nhân xuyên suốt quá trình điều trị. Tuy nhiên, việc đeo khí cụ trong thời gian đầu có thể làm khách hàng cảm thấy cộm cấn, vướng víu trong các hoạt động ăn uống, giao tiếp và chăm sóc răng miệng hằng ngày.

Hệ thống khớp thái dương hàm, cơ nhai cần có sự thay đổi để thích nghi dần với khí cụ nên trong thời gian đầu khi ăn nhai sẽ khó tránh khỏi tình trạng đau khớp thái dương hàm, mỏi cơ miệng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện chỉ sau vài ngày và khách hàng có thể dần cảm thấy thoải mái, dễ dàng hơn khi ăn uống, nói chuyện.

7. Lưu ý khi thực hiện nâng khớp cắn

nang-khop-can-trong-nieng-rang

Để rút ngắn được thời gian cần thực hiện nâng khớp cắn, khách hàng nên lưu ý một số điều như sau:

  7.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

  -  Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm hoặc bài kẽ để loại bỏ toàn bộ mảng bám thức ăn trên bề mặt răng cũng như trên mắc cài, dây cung.

  -  Sử dụng dung dịch muối pha loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng kết hợp chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng.

  -  Nên dùng kem đánh răng chứa flour để hỗ trợ răng chắc khỏe trong suốt quá trình niềng răng.

  7.2. Chế độ ăn uống hợp lý

  -  Không hút thuốc, hạn chế các đồ uống có cồn hoặc thực phẩm có màu.
  -  Không ăn đồ quá nóng, quá lạnh đặc biệt đối với khách hàng lựa chọn niềng răng mắc cài kim loại.
  -  Ăn nhiều rau xanh và thực phẩm nhiều vitamin C có lợi cho nướu, răng.

  7.3. Thăm khám thường xuyên

Khách hàng nên thường xuyên thăm khám nha khoa theo lời dặn của bác sĩ để được kiểm tra khí cụ nâng hàm. Trong quá trình mang khí cụ, nếu thấy các dấu hiệu sai lệch hoặc tách rời của bệ nong hàm, cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời khắc phục.

Vậy nâng khớp cắn trong niềng răng là liệu pháp cần thiết để giúp khớp cắn trở nên cân đối hơn đồng thời rút ngắn được thời gian điều trị. Không phải trường hợp nào cũng cần nâng khớp cắn nên khách hàng nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn dựa trên tình trạng răng miệng cụ thể.