Để đạt được hiệu quả bọc sứ tốt nhất, bạn nên tìm hiểu một cách tổng quát về phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ, chi phí cũng như quy trình làm răng sứ sẽ được diễn ra như thế nào. Bài viết này, Nha khoa Quốc tế BIK sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm làm răng sứ cần thiết để giúp bạn không quá bỡ ngỡ khi làm răng sứ.
1. Nên tìm hiểu về phương pháp làm răng sứ thẩm mỹ
Trước khi quyết định thực hiện phương án cải thiện thẩm mỹ nào thì vẫn nên tìm hiểu thật kỹ phương pháp đó. Do nhu cầu và tình trạng của mỗi người khác nhau nên việc tự trang bị những kiến thức cơ bản cực kì cần thiết để quyết định có nên thực hiện hay không?
Hiện nay, bọc răng sứ thẩm mỹ là phương pháp rất quen thuộc đối với nhiều người có nhu cầu cải thiện các khuyết điểm răng miệng như: răng ố vàng, xỉn màu, răng mọc lộn xộn, răng hô móm,…
2. Cần nắm bắt được tình trạng răng miệng khi bọc sứ
Bọc răng sứ tuy là phương pháp phục hình thẩm mỹ khá phổ biến nhưng chỉ thật sự hiệu quả đối với một số trường hợp nhất định. Những trường hợp có thể kể đến như: răng bị sâu ở mức độ nhẹ, răng sau khi lấy tủy, răng thưa với khoảng cách dưới 2mm, răng bị ố vàng, nhiễm màu,… Không chỉ vậy, bọc răng sứ còn giúp khôi phục hiệu quả chức năng ăn nhai.
->> Xem thêm: Cách lựa chọn và sử dụng răng sứ Zirocnia
3. Nên lựa chọn cơ sở nha khoa bọc răng sứ uy tín
Tuy là một kỹ thuật không quá phức tạp nhưng không phải bác sĩ nào cũng có thể thực hiện bọc răng sứ. Bên cạnh đó, không phải cơ sở nha khoa nào cũng sử dụng các loại vật liệu nhập khẩu chính hãng và trang bị những máy móc, công nghệ hiện đại. Vì vậy, tìm hiểu và lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín sẽ giúp tránh được những biến chứng về sau do bác sĩ có tay nghề kém gây ra những sai sót trong quá trình bọc sứ hay do sử dụng phải những loại răng sứ kém chất lượng.
4. Nên lựa chọn loại răng sứ phù hợp
Trên thị trường hiện nay có 3 loại răng sứ phổ biến như sau:
4.1. Răng sứ kim loại
Răng sứ kim loại có 2 loại gồm răng sứ kim loại thường và răng sứ kim loại Titan. Loại răng sứ này có phần lõi bên trong được làm từ hợp kim Crom-Coban, Crom-Niken hoặc hợp kim chứa khoảng 4-6% Titanium và được phủ một lớp sứ sáng bên ngoài. Loại răng sứ này có màu sắc tương đối giống răng thật và chịu lực tốt nhưng sau 1 thời gian sẽ xuất hiện hiện tượng đen viền nướu do quá trình oxy hóa kim loại trong khoang miệng.
4.2. Răng sứ toàn sứ
Có cấu trúc tương tự như răng sứ kim loại nhưng răng sứ toàn sứ được chế tạo hoàn toàn từ vật liệu sứ nguyên chất. Chính vì vậy mà loại răng sứ này có thể đáp ứng được nhu cầu cao về mặt thẩm mỹ do có thể được điều chỉnh về màu sắc sao cho trùng khớp với răng thật, mang lại vẻ đẹp tự nhiên. Bên cạnh đó, nhờ đặc tính cứng chắc, răng toàn sứ còn có thể giúp bạn thoải mái ăn những thực phẩm yêu thích mà không lo răng bị nứt, mẻ.
4.3. Dán sứ Veneer
Dán sứ Veneer là kỹ thuật dán một lớp sứ mỏng với độ dày chỉ từ 0.1mm đến 0.5mm lên răng. Nhờ vậy mà bác sĩ chỉ cần mài nhám một lớp men răng để tạo ra sự bám dính cho mão sứ mà không cần mài nhỏ như phương pháp bọc răng sứ thông thường. Đây là công nghệ giúp bảo tồn tối đa răng thật cũng như không gây ảnh hưởng tiêu cực đến mô răng và tủy răng bên trong. Do cấu trúc răng không bị tác động quá lớn nên bạn sẽ không cảm thấy đau đớn trong quá trình dán mặt sứ. Dù vậy nhưng phương pháp này vẫn đảm bảo mang lại hàm răng đều đẹp, trắng sáng và không gây khó khăn trong quá trình ăn nhai sau khi dán sứ.
5. Lưu ý công nghệ làm răng sứ hiện đại
Một nha khoa uy tín sẽ phải đảm bảo được yếu tố về máy móc và công nghệ hỗ trợ bác sĩ xuyên suốt cả quy trình bọc sứ nhằm nâng cao được hiệu quả bọc sứ cũng như tiết kiệm thời gian cho bạn. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ mà tỉ lệ giữa cùi răng thật và mão răng sứ được xác định chuẩn xác, từ đó mão răng sứ đảm bảo khít sát với răng thật, không bị kênh cộm, hở chân răng hay gây cảm giác khó chịu cho bạn.
6. Chuẩn bị chi phí và kinh nghiệm giải quyết tâm lý lo sợ
Để quy trình bọc răng sứ được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi thì tâm lý thoải mái ở bạn là yếu tố rất quan trọng. Càng căng thẳng, lo lắng thì quá trình bọc sứ có thể bị ngắt quãng và khiến cho thời gian phục hình bị kéo dài hơn. Thông thường, sợ đau luôn là lo lắng của đa số bạn khi bọc răng sứ. Sau đây là một vài kinh nghiệm có thể khắc phục nỗi sợ trước khi bọc răng sứ:
– Hạn chế xem các video về bọc răng sứ
– Đến nha khoa cùng bạn bè, gia đình
– Nhớ rằng bác sĩ sẽ tiến hành gây tê trước khi bọc sứ
Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu kỹ giá thành cũng như các chính sách thanh toán của các nha khoa để chuẩn bị thực hiện bọc răng sứ. Ngoài ra, nếu có dự định thanh toán trả góp thì nên chuẩn bị các giấy tờ và thủ tục cần thiết.
7. Quy trình làm răng sứ diễn ra như thế nào?
Quy trình bọc răng sứ thường bao gồm các bước cơ bản sau:
7.1. Thăm khám tổng quát
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng răng miệng tổng quát của bạn và tiến hành chụp X-quang nếu có răng sâu và viêm tủy. Từ kết quả có được, bạn sẽ được tư vấn những loại răng sứ phù hợp với tình trạng răng và điều kiện kinh tế của bản thân.
7.2. Vệ sinh răng miệng
Sau khi thăm khám và lựa chọn được loại răng sứ phù hợp, bạn sẽ được thực hiện vệ sinh răng bao gồm cạo vôi răng, vệ sinh khoang miệng, loại bỏ tình trạng viêm nướu để tránh bị nhiễm trùng trong quá trình bọc sứ.
7.3. Mài cùi răng
Lúc này, vùng cần bọc sứ sẽ được gây tê cục bộ, nếu răng cần bọc đã lấy tủy thì không cần tiến hành gây tê nữa, Sau đó, răng thật sẽ được mài cùi theo một tỉ lệ xác định để làm trụ gắn mão sứ bên ngoài. Hoàn thành quá trình này, bạn sẽ được lấy dấu cùi răng để chế tác răng sứ.
7.4. Gắn tạm răng sứ
Trong khoảng thời gian chờ đợi hoàn thành chế tác răng sứ, bạn sẽ được gắn răng tạm thời làm từ nhựa cứng để đảm bảo thẩm mỹ, không bị trống răng và bảo vệ cùi răng.
7.5. Gắn cố định răng sứ
Bạn sẽ được hẹn đến nha khoa sau khi răng sứ đã chế tác xong để kiểm tra về độ khít sát, hình dáng và màu sắc của răng sứ. Ngoài ra, cảm giác ăn nhai của bạn cũng rất quan trọng, nếu gặp cảm giác khó chịu khi ăn nhai thì sẽ được điều chỉnh lại. Răng sứ được gắn cố định khi bạn cảm thấy hài lòng và không có bất kì cảm giác khó chịu nào.
8. Kinh nghiệm chăm sóc răng miệng sau khi làm răng sứ
Tất cả những kinh nghiệm làm răng sứ trên là vô ích nếu bạn không chú ý đến việc chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ:
8.1. Vệ sinh răng miệng
– Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm và kết hợp cùng kem đánh răng chứa flour để hỗ trợ răng chắc khỏe.
– Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng nhằm loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn còn sót lại ở kẽ răng cũng như vi khuẩn có trong khoang miệng.
– Thay bàn chải đánh răng định kỳ 3-4 tháng/ lần để vi khuẩn không thể tích tụ.
8.2. Các thực phẩm nên tránh
– Các loại thức ăn quá cứng hoặc quá dai cần nhiều dùng nhiều lực để cắn xé
– Nước có ga hoặc các loại nước sẫm màu khác
– Thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng có thể khiến răng ê buốt
– Tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác
Hy vọng với những kinh nghiệm làm răng sứ mà Nha khoa Quốc tế BIK chia sẻ bên trên, bạn đã có thể chuẩn bị được những điều cần thiết cũng như tâm lý thoải mái trước khi thực hiện làm răng sứ. Đặc biệt, để an tâm hơn về hiệu quả bọc sứ, bạn nên lưu ý lựa chọn nha khoa uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm.