Phục hình răng bằng hàm tháo lắp trên Implant là sự kết hợp giữa phương pháp truyền thống và công nghệ cấy ghép Implant hiện đại. Đây là giải pháp tối ưu giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều chi phí mà vẫn sở hữu được hàm răng đều, đẹp và khôi phục được khả năng ăn nhai tối đa.
1. Hàm tháo lắp trên Implant là gì?
Hàm tháo lắp trên Implant là một dạng hàm giả tháo lắp được nâng đỡ và cố định bằng các khóa cài liên kết với trụ Implant.
Nếu phương pháp gắn hàm giả tháo lắp truyền thống có nhiều nhược điểm như tính lỏng lẻo, dễ rơi rớt khiến khả năng ăn nhai không được đảm bảo thì hàm tháo lắp trên Implant sẽ chắc chắn hơn.
Lý do là vì bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép ít nhất 2 trụ Implant vào sâu trong xương hàm để tạo điểm tựa nâng đỡ hàm tháo lắp. Hàm và Implant sẽ được kết nối với nhau thông qua các khóa cài bằng bi hoặc thanh bar.
Trụ Implant được làm hoàn toàn từ vật liệu Titanium đã được kiểm định là hoàn toàn an toàn, lành tính và không gây bất kì kích ứng nào làm ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể trong quá trình sử dụng.
2. Hàm tháo lắp trên Implant có mấy loại?
Hàm tháo lắp trên Implant có 2 loại được sử dụng phổ biến như sau:
2.1. Hàm tháo lắp trên Implant không có thanh bar
Hàm tháo lắp trên Implant không có thanh bar hay còn được gọi là khóa cài bằng bi. Với loại này, mỗi trụ Implant được đặt trong xương hàm sẽ được gắn với 1 khóa cài hình viên bi và ăn khớp với một ổ chứa trên hàm giả.
2.2. Hàm tháo lắp trên Implant dạng có thanh bar
Hàm tháo lắp trên Implant dạng có thanh bar được sử dụng ít phổ biến hơn và áp dụng cho trường hợp trồng răng Implant All On 4 hoặc All On 6. Loại này được thực hiện bằng cách đặt hơn 2 trụ Implant vào xương hàm, sau đó, một thanh nối với nhau bằng thanh cố định bằng kim loại. Hàm phủ sẽ được gắn khít sát lên trên thanh nối và được giữ chặt tại chỗ bằng các khóa cài.
3. Quy trình làm hàm tháo lắp trên Implant
Quy trình làm hàm tháo lắp trên Implant bao gồm 3 bước cơ bản như sau:
3.1. Thăm khám tổng quát
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát để xác định tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể của khách hàng. Sau đó, khách hàng sẽ được chụp phim CT toàn hàm để bác sĩ nắm rõ được tình trạng mất răng, từ đó mới có thể đưa ra kế hoạch điều trị chính xác.
3.2. Đặt trụ Implant
Dựa trên phác đồ điều trị trước đó, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật khoan xương hàm và đặt ít nhất 2 trụ Implant vào xương hàm. Bác sĩ cần đặt trụ đảm bảo đúng hướng, độ nghiêng, độ sâu để trụ có thể tích hợp được với xương hàm.
Trong khi chờ đợi làm hàm giả tháo lắp trên Implant dựa vào mẫu răng được lấy sẵn trước đó thì bác sĩ sẽ gắn hàm tạm. Điều này giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai của khách hàng trong vài ngày.
3.3. Thử và gắn hàm phủ
Sau khoảng 3 – 6 tháng, khi trụ Implant đã tích hợp ổn định vào xương hàm thì bác sĩ sẽ thực hiện lấy dầu các Implant để chế tác trước các thanh bar nếu bệnh nhân lựa chọn hàm phủ trên thanh bar.
Trước khi gắn hàm thật, bác sĩ sẽ gắn thử một hàm giả bằng sáp trước, nếu mọi thứ đều thoải mái, ổn định thì hàm giả thử sẽ được chuyển thành hàm nhựa. Bi hoặc thanh kết nối sau đó sẽ được gắn trên đầu các Implant để giữ cố định hàm phủ tại đúng vị trí như mong muốn.
4. Ưu điểm khi làm hàm tháo lắp trên Implant
Là sự kết hợp giữa hàm tháo lắp truyền thống và công nghệ cắm trụ Implant hiện đại, hàm phủ trên Implant sử hữu nhiều ưu điểm nổi bật:
– Chắc chắn và ổn định vì trụ Implant được cắm sâu vào xương hàm. Nhờ đó, khách hàng có thể thoải mái ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào mà không lo răng bị rơi, bể, vỡ.
– Tính thẩm mỹ tương tự như răng thật, tự nhiên hơn so với hàm giả tháo lắp truyền thống vì sử dụng ít nướu giả hơn.
– Tuổi thọ hàm giả tháo lắp trên Implant là khá cao, có thể lên đến 20 năm nếu được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao và được chăm sóc cẩn thận.
– Ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm do mất răng lâu năm gây ra.
5. Hạn chế khi dùng hàm tháo lắp trên Implant
Tuy nhiên, hàm phủ trên Implant cũng tồn tại một số mặt hạn chế nhất định:
– Chi phí cao hơn hàm tháo lắp truyền thống.
– Các phụ kiện cần được thay thế định kỳ mới có thể đảm bảo được sự ổn định.
– Giảm cảm giác khi ăn nhai vì thức ăn không tiếp xúc được với niêm mạc do bị cản trở bởi nền hàm.
6. Lưu ý khi sử dụng hàm tháo lắp trên Implant
Để thực hiện làm hàm giả tháo lắp trên Implant thì điều kiện tiên quyết là xương hàm của bệnh nhân phải đảm bảo đủ mật độ và sự chắc chắn. Đối với trường hợp bị tiêu xương thì bác sĩ sẽ chỉ định nâng xoang, ghép xương để đảm bảo kết quả tốt nhất sau khi phục hình răng.
Cắm ghép Implant là kỹ thuật nha khoa phức tạp nên khách hàng nên lựa chọn thực hiện tại địa chỉ nha khoa uy tín, sở hữu đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
Sau khi cắm trụ Implant, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống khoa học và thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để quá trình tích hợp xương diễn ra nhanh chóng hơn, tránh tình trạng trụ Implant bị đào thải khỏi xương hàm.
Lưu ý nên thăm khám răng định kỳ để bác sĩ theo dõi được tình trạng răng sau khi lắp hàm giả, từ đó có thể kịp thời khắc phục một số vấn đề không mong muốn.
Vậy làm hàm tháo lắp trên Implant là phương pháp kết hợp giữa truyền thống và công nghệ hiện đại giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều chi phí nhưng vẫn có được hàm răng đều, đẹp và khôi phục khả năng ăn nhai hiệu quả. Để biết bản thân có đủ điều kiện để thực hiện làm hàm giả trên Implant không thì khách hàng nên đến nha khoa uy tín để được thăm khám và tự vấn cụ thể.