là tình trạng rất phổ biến xảy ra do bạn không thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách khi đeo mắc cài hoặc do chế độ ăn uống không hợp lý làm bám màu vào dây thun. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên thực hiện thay dây thun định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
1. Tác dụng của dây thun khi niềng răng
Dây thun là một phần quan trọng của bộ khí cụ chỉnh nha bên cạnh dây cung, mắc cài được khi bạn lựa chọn niềng răng mắc cài. Tùy theo từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn đeo các loại dây thun khác nhau có thể là dây thun cố định, thun tách kẽ
, thun liên hàm hoặc thun duỗi.
Các loại dây thun này có tác dụng hỗ trợ dây cung, mắc cài giúp lực kéo được ổn định và mang đến kết quả chỉnh nha tốt nhất trong thời gian ngắn. Nếu là dây thun cố định thì sẽ được sử dụng xuyên suốt thời gian điều trị nhưng nếu là dây thun liên hàm hay tách kẽ thì sẽ được sử dụng trong thời gian ngắn hơn, từ 7 – 14 ngày.
2. Nguyên nhân khiến dây thun niềng răng bị vàng
Bên cạnh tình trạng giãn, đứt do phải chịu tác động của lực ăn nhai mỗi ngày thì tình trạng dây thun niềng răng bị vàng cũng thường xuyên xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
2.1. Vệ sinh răng miệng sai cách
Thun thường được gắn cố định lên răng hoặc gắn ở những vị trí khó vệ sinh và chạm tới nên nếu bạn thực hiện vệ sinh không đúng cách thì sẽ dễ dàng khiến thun bị ố vàng, xỉn màu gây mất thẩm mỹ. Đó là do các mảng bám thức ăn tồn tại lâu ngày trong khoang miệng chịu ảnh hưởng bởi các tác nhân khác rồi chuyển thành màu vàng sậm.
2.2. Ăn uống thực phẩm sẫm màu
Dây thun niềng răng thường được làm từ cao su nên nếu bạn thường xuyên sử dụng một số thực phẩm có màu sẫm thì rất dễ bị bám dính. Chính vì vậy, thói quen sử dụng các loại thực phẩm như coca, cà phê, cà ri, nghệ,… là nguyên nhân khiến dây thun niềng răng bị vàng.
2.3. Hút thuốc lá thường xuyên
Việc thường xuyên hút thuốc là cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ố vàng dây thun chỉnh nha. Chất nicotin
có trong thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi, dạ dày,… mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về lâu dài. Chất này thường không có màu nhưng khi tiếp xúc với oxy sẽ chuyển mang màu vàng, làm đổi màu men răng và cả dây thun niềng răng chỉ trong thời gian ngắn.
2.4. Niềng răng ở địa chỉ nha khoa không uy tín
Ngoài các yếu tố trên, nếu bạn thực hiện niềng răng tại một số địa chỉ nha khoa không uy tín, sử dụng dây thun niềng răng kém chất lượng thì chúng cũng rất dễ bị đổi màu. Không chỉ vậy, dây thun không được kiểm định nghiêm ngặt có thể khiến quá trình niềng răng gặp thất bại, dây thun dễ bị giãn, đứt làm ảnh hưởng đến men răng.
3. Dây thun niềng răng bị vàng có ảnh hưởng gì không?
Dây thun niềng răng bị vàng là tình trạng không ai muốn gặp phải vì việc này có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ tổng thể khiến nhiều người không còn thực sự tự tin khi giao tiếp hằng ngày nữa. Ngoài ra, việc dây thun bị dính các mảng bám thức ăn về lâu dài sẽ gây ra các bệnh lý khác như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Bệnh lý răng miệng phát sinh trong quá trình chỉnh nha sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cũng như thời gian điều trị.
4. Cách xử lý dây thun niềng răng bị vàng
Bạn có thể khắc phục tình trạng dây thun niềng răng bị vàng bằng các cách sau:
4.1. Thay dây thun mới
Khác với mắc cài hay dây cung, dây thun niềng răng có thể dễ dàng thay thế bất kỳ lúc nào. Chúng được làm từ cao su nên không thể tránh khỏi tình trạng bị giãn sau một thời gian kéo, siết răng. Chính vì vậy, để đảm bảo quá trình chỉnh nha không bị gián đoạn thì bác sĩ sẽ tiến hành thay dây thun định kỳ. Thông thường, thun cố định sẽ được thay từ 3 – 4 tháng một lần còn thun liên hàm sẽ được thay mỗi ngày để đảm bảo không bị ố vàng.
4.2. Chọn thun màu tối
Thun niềng răng có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, xanh,… Trường hợp thun thường bị ố vàng nhanh chóng khi sử dụng thun màu trắng hoặc trong suốt thì bác sĩ có thể cho bạn sử dụng các loại thun tối màu như đen, xám, xanh,…
5. Ngăn ngừa dây thun niềng răng bị ố vàng
Để ngăn ngừa dây thun niềng răng bị ố vàng nhanh chóng, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
5.1. Chọn bàn chải thích hợp
Với người đang gắn mắc cài niềng răng, việc cân nhắc lựa chọn loại bàn chải thích hợp là điều rất cần thiết để khoang miệng luôn được sạch sẽ. Tiêu chí hàng đầu khi bạn lựa chọn bàn chải là lông bàn chải mềm và phải linh hoạt. Theo các chuyên gia, bàn chải kẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất dành cho người đang niềng răng.
Bàn chải này có sợi lông nhỏ nên có thể dễ dàng tiếp cận được tới những vị trí sâu bên trong, đặc biệt là tại vị trí gắn mắc cài hoặc các kẽ giữa mắc cài, dây thun và dây cung.
5.2. Chải răng đúng cách
Khi gắn mắc cài cố định lên răng, bạn cần chú ý về cách đánh răng đúng cách hơn lúc trước:
– Súc miệng từ 1 – 2 lần với nước sạch để loại bỏ vụn thức ăn tích tụ bên trong.
– Làm ướt bàn chải và cho một lượng kem đánh răng vừa đủ, đặt bàn chải nghiêng khoảng 45 độ rồi chải nhẹ nhàng cả mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai.
– Chải răng từ 2-3 lần/ 1 ngày đặc biệt là sau mỗi bữa ăn.
– Thay bàn chải định kỳ khoảng 3-4 tháng một lần để đảm bảo vi khuẩn không tích tụ.
5.3. Dùng chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa cũng là dụng cụ giúp bạn làm sạch sâu được các mảng bám thức ăn cứng đầu bên trong các kẽ răng mà bàn chải không thể chạm tới. Khi sử dụng, bạn nên chú ý dùng lực nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương đến nướu và răng.
5.4. Kết hợp máy tăm nước
Nếu có điều kiện, bạn có thể đầu tư một chiếc máy tăm nước để tăng khả năng làm sạch. Chiếc máy này sẽ sử dụng tia nước áp suất cao tác động vào sâu bên trong, những vị trí mà chỉ nha khoa không thể làm sạch được. Bên cạnh đó, một số máy còn có chức năng massage mô nướu, hạn chế đau nhức và ngăn chặn tình trạng ố vàng dây thun.
5.5. Sử dụng nước súc miệng
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng có chứa flour để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn trong khoang miệng, đồng thời ngăn ngừa được mùi hôi cũng như một số bệnh lý răng miệng khác.
5.6. Chế độ ăn uống hợp lý
Ngoài việc vệ sinh răng miệng thì chế độ ăn uống không hợp lý cũng có thể khiến dây thun niềng răng bị ố vàng nhanh chóng. bạn lưu ý không nên hoặc hạn chế tối đa các loại thực phẩm có màu sẫm như nước có ga, rượu vang đỏ, cà phê, socola,… để tránh bám màu vào men răng cũng như dây thun.
5.7. Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá là một trong những thói quen khiến dây thun niềng răng bị ố vàng một cách nhanh chóng. Không chỉ gây xỉn màu răng và dây thun, các chất độc hại trong khói thuốc có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.
5.8. Lấy cao răng định kỳ
Dù đang đeo khí cụ chỉnh nha nhưng việc lấy cao răng định kỳ là vô cùng cần thiết để ngăn chặn tình trạng dây thun niềng răng cũng như bề mặt răng bị ố vàng. Cao răng tích tụ càng nhiều, càng dày đặc thì vi khuẩn sẽ càng sinh sôi và tấn công gây sâu răng, viêm nướu,…
Vậy dây thun niềng răng bị vàng là tình trạng không ai mong muốn nhưng vẫn thường xuyên xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để ngăn chặn việc này thì bạn cần chú ý đến cách vệ sinh răng miệng mỗi ngày cũng như chế độ ăn uống phù hợp.